Hơn 7.000 người đi bộ từ thiện hướng đến người nghèo
Ngày 10.2, Techcombank tăng lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn từ 0,2 - 0,3%/năm. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 - 2 tháng lên 3,7%/năm, 3 - 5 tháng lên 4%/năm, 6 - 11 tháng lên 4,9%/năm, từ 12 tháng trở lên là 5,1%/năm. Tương tự, Eximbank cuối tuần qua tăng lãi suất ở những kỳ hạn ngắn 0,1%/năm nhưng lại giảm lãi huy động ở kỳ hạn dài. Đối với lãi suất tiền gửi online các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, lãi suất cuối kỳ 1 tháng lên 4,1%/năm, 2 tháng lên 4,3%/năm, 3 tháng lên 4,4%/năm, 4 tháng lên 4,7%/năm (gần đạt mức trần lãi suất cho phép ở 4,75%/năm), 6 tháng lên 5,4%/năm, 12 tháng lên 5,6%/năm. Ở kỳ hạn 15 tháng, lãi suất giảm xuống 6,2%/năm, 18 tháng còn 6,5%/năm, 24 tháng còn 6,6%/năm…Ngoài ra, một số ngân hàng có mức lãi suất huy động vượt mức 6%/năm trên thị trường hiện nay có IVB ở mức 6,05%/năm ở kỳ hạn 12 tháng; 6,15%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; 48 tháng ở 6,25%... Cake by VPBank áp dụng lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12 - 18 tháng và 6,3%/năm cho kỳ hạn 24 - 36 tháng. GPBank áp dụng mức lãi suất 6,05%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và 6,15%/năm đối với các kỳ hạn từ 13 - 36 tháng.Từ sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ đến nay, lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng từ 0,05 - 0,65%/năm so với cách đây một tuần. Lãi suất tiền đồng gần đây nhất lên 5,21 - 5,51%/năm ở các kỳ hạn, tiến gần mức cao nhất trong vòng 1 năm qua. Thêm vào đó, doanh số giao dịch trên thị trường cũng ở mức cao. Hoạt động trên thị trường mở từ sau Tết Nguyên đán đến nay cũng khá nhộn nhịp. Ngân hàng Nhà nước đã liên tục bơm ròng, chẳng hạn, ngày 10.2 đã bơm ròng gần 30.000 tỉ đồng, trong đó bơm ra 31.365,01 tỉ đồng và hút về 1.600 tỉ đồng. Trong tuần này có khoảng 150.000 ti đồng đáo hạn.Các diễn biến trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở cho thấy các nhà băng tăng cường thanh khoản cũng như hút vốn trên thị trường cho vay. Hiện các ngân hàng đang tung nhiều gói tín dụng ra thị trường, đẩy mạnh cho vay vào những ngày đầu năm. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm nay là 16%.Trong hệ thống, dù các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có mức lãi suất huy động thấp nhưng số dư tiền gửi vẫn ở mức cao. Agribank có số huy động vốn vượt 2 triệu tỉ đồng, BIDV đạt 1,95 triệu tỉ đồng tính đến cuối năm 2024. Sau đó là VietinBank với 1,6 triệu tỉ đồng và Vietcombank với 1,5 triệu tỉ đồng. Có thể thấy, chỉ Big4 đã chiếm gần một nửa số huy động vốn trên thị trường, các ngân hàng khác chia nhau "miếng bánh" còn lại. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 25.12.2024, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 9,06%, tương ứng giá trị tăng 1,2 triệu tỉ đồng, lên gần 14,7 triệu tỉ đồng. Điều này cho thấy sức cạnh tranh huy động vốn trên thị trường ở mức cao.Lãi suất huy động vốn tăng đang gây áp lực đối với lãi vay. Theo Công ty chứng khoán VCBS trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất điều hành, trong khi lãi suất cho vay bình quân giảm tiếp 0,96% so với cuối năm 2023 (sau khi đã giảm khoảng 2,5% trong năm 2023). Việc lãi suất huy động đã điều chỉnh tăng trở lại từ quý 2/2024 sẽ có độ trễ 3 - 6 tháng để phản ánh vào lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường tăng thêm 0,5 - 0,7% trong năm 2025 trong bối cảnh kinh tế hồi phục và nhu cầu tín dụng mạnh mẽ hơn. Chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Lãi suất tiết kiệm tăng lên khi các ngân hàng cần vốn thúc đẩy cho vay và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên. Nghĩa là khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng cần tăng cường huy động vốn để trả lại cho người gửi tiền. Nhu cầu vốn trên thị trường tăng cao nên khả năng lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo cho vay nhích lên.Trong phần nhận định mới đây, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế cấp cao Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered nói: "Chính phủ đang tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, điều này có thể giúp duy trì lãi suất thấp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lãi suất sẽ dần trở lại mức bình thường vào quý 2. Lạm phát, chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và diễn biến của VND sẽ đóng vai trò quan trọng, trong đó các quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ là yếu tố then chốt để duy trì ổn định kinh tế và tăng trưởng trong năm 2025. Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần đa dạng hóa nền kinh tế và tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai".U.23 Việt Nam cần một diện mạo mới
Giải thể thao điện tử sinh viên toàn quốc có tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 tỉ đồng, tranh tài ở hai game nổi tiếng nhất hiện nay, đó là Valorant và Liên minh huyền thoại. Với sự tham gia của 127 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc (298 đội, 1.490 VĐV), NSOC 2023 hứa hẹn là sự kiện eSports tầm cỡ, bùng nổ và đáng mong đợi nhất trong năm 2023 đối với cộng đồng sinh viên Việt Nam nói riêng và cộng đồng hâm mộ eSports nói chung.
Cấm xuất cảnh bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế AISVN
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Kết quả kinh doanh năm 2024 của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, như định hướng đưa ra từ đầu năm dựa trên phân tích bối cảnh chung của nền kinh tế. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất đạt 14.218 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng hơn 11,5% so với năm trước, đạt trên 10.200 tỷ đồng. Kết quả này được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng vượt trội so với trung bình ngành ngân hàng. Cụ thể, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt hơn 178.280 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 18,25%, cao hơn mức trung bình 15,08% toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với đó, thu nhập ngoài lãi chiếm gần 28% TOI, cao hơn mức 25% của năm trước, giữ vững tỷ lệ cấu phần trong tổng thu nhập hoạt động, đảm bảo tính cân bằng và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cũng là động lực thúc đẩy chính trong tăng trưởng tổng tài sản MSB khi chỉ số này ghi nhận giá trị gần 320.200 tỷ đồng tại 31/12/2024, tăng xấp xỉ 20% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng của MSB cũng tăng trưởng phù hợp và đảm bảo hiệu quả nguồn vốn với mức giải ngân tín dụng. Tiền gửi của khách hàng cán mốc 154.600 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ CASA đạt 26,42%, tăng khoảng 2% so với thời điểm kết thúc quý 3. Kết quả này phản ánh MSB đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn, đồng thời cho thấy sự hấp dẫn và phù hợp nhu cầu của sản phẩm dịch vụ, tính hiệu quả của công tác tiếp thị trên kênh truyền thống và kênh số. Tỷ lệ đóng góp CASA tương đối đồng đều giữa các phân khúc cá nhân, SME và doanh nghiệp lớn trong tổng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Trong đó, phân khúc chiến lược đóng góp khoảng 27.000 tỷ CASA.Kết quả chung, MSB đạt hơn 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế lũy kế, tăng hơn 18% so với năm 2023, vượt kế hoạch đề ra ở mức 6.800 tỷ đồng đã được Đại hội Đồng cổ đông thông qua hồi tháng 4. Về chỉ số an toàn hoạt động, vị thế vốn của Ngân hàng vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 72,24% tại 31/12/2024, tuân thủ mức trần 80% theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (MTLT) ở mức 28,27%, thấp hơn mức 29,38% hồi cuối quý 3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng ở mức 12,25%, mức khá cao so với yêu cầu tối thiểu 8% theo Basel II, đảm bảo bộ đệm vốn được duy trì tốt. Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu của MSB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 1,83% (số riêng lẻ). Ngân hàng cũng kiên định với khẩu vị rủi ro chặt chẽ khi ưu tiên cấp tín dụng cho các khoản vay có tài sản bảo đảm. Những năm gần đây, dư nợ cho vay tại ngân hàng thường tập trung vào các lĩnh vực có mức độ biến động thấp hơn như xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại…Kết quả kinh doanh 2024 của MSB đã thể hiện khả năng thích nghi, nắm bắt tình hình và dự báo sát diễn biến thị trường, cùng năng lực triển khai đúng kế hoạch đề ra. Từ thực tế, MSB đưa ra định hướng không chỉ đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, mà sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát chi phí hoạt động, thông qua số hóa các khâu vận hành, đẩy nhanh phát triển hành trình khách hàng số cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong phê duyệt tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro và chăm sóc khách hàng trên đa kênh, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đáp ứng vượt kì vọng của người dùng bằng nền tảng công nghệ. Đại diện MSB cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng, kết quả khả quan trong một năm 2024 tương đối thách thức một lần nữa khẳng định sức mạnh nội tại và tính ổn định của Ngân hàng, đồng thời tạo bước đệm vững chắc cho tăng trưởng hiệu quả trong những năm tới. MSB ưu tiên tăng trưởng bền vững, dựa trên chiến lược số hóa, xanh hóa, phát triển và tối ưu sản phẩm trên đa kênh phù hợp với các xu thế mới của thị trường, khai thác hệ sinh thái và luôn hướng về mục tiêu tối ưu giá trị cho khách hàng và các bên liên quan, đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế."
Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Những mốc thời gian thí sinh cần chú ý
Theo ông Cường, ngoài các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp hỗ trợ cho các cơ quan quản lý, người dân trong chỉ đạo và sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa các tác động của thời tiết, tăng năng suất và hiệu quả.