Tuyên dương thanh niên tiêu biểu trong phong trào tình nguyện tại Thừa Thiên - Huế
Theo Cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ, Nguyễn Trần Khánh Huy (25 tuổi, ngụ xã Giai Xuân, H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015. Nguyễn Trần Khánh Huy là chủ tài khoản Facebook "Chu Nguyên Chương".Trước đó, qua xác minh, Phòng CSHS phối hợp Phòng An ninh mạng Công an TP.Cần Thơ phát hiện Nguyễn Trần Khánh Huy sử dụng tài khoản Facebook "Chu Nguyên Chương" đăng tải nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật, vu khống, xúc phạm đến uy tín, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP.Cần Thơ.Khi biết cảnh sát truy tìm, Huy trốn khỏi địa phương nhưng vẫn liên tục đăng các thông tin xuyên tạc, thách thức... Đến ngày 31.12.2024, cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ đã bắt được Huy khi Huy đang lẩn trốn tại Quảng Trị.Theo bước chân cha: Quân y sĩ của Hải đội 2
Vào năm 2015, một năm sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, ông Valeriy Kondratyuk, khi đó là Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Ukraine, mong muốn được Mỹ hỗ trợ để củng cố kế hoạch đối phó Nga, song tình báo Mỹ vẫn còn dè dặt. Thế rồi “món quà” của ông Kondratyuk - những tài liệu quân sự tuyệt mật về Nga - được gửi cho các quan chức tình báo Mỹ có thể được xem như một trong những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự hợp tác sâu rộng giữa cơ quan tình báo Mỹ và Ukraine, vốn trước đây ở 2 đầu chiến tuyến trong Chiến tranh Lạnh.Theo lời kể của các cựu quan chức tình báo 2 nước dành cho ABC News, sự hợp tác mang đến cho Kyiv thông tin để có thể tự vệ trước Moscow, trong khi Washington sẽ có cái nhìn về quá trình ra quyết định của Nga, dựa trên việc Ukraine và Nga từng thuộc Liên Xô và ít nhiều có sự gần gũi.“Họ (Ukraine) đi từ con số không đến một trong những đối tác quan trọng nhất của chúng tôi, đâu đó ngang hàng với quan hệ giữa tình báo Mỹ và Anh. Khả năng tiếp cận thông tin của họ rất quan trọng, do từng là đồng minh lâu năm với Nga. Họ biết những điều mà chúng tôi gần như không có manh mối gì”, một cựu quan chức tình báo Mỹ trả lời ABC News.Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) được cho là đã hỗ trợ Kyiv tái xây dựng Tổng cục tình báo Quốc phòng Ukraine (HUR), chi hàng triệu USD đào tạo sĩ quan tình báo Ukraine, xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm hàng chục căn cứ hoạt động bí mật gần biên giới Nga. Cơ quan tình báo 2 nước cũng thực hiện những chiến dịch chung ở phạm vi toàn cầu, điều được xem là thể hiện mức độ tin cậy cao nhất trong lĩnh vực tình báo.Hơn 10 năm trước, vào năm 2014 nổ ra làn sóng biểu tình “Euromaidan” tại Ukraine, với đỉnh điểm là cuộc lật đổ chính phủ thân Nga của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. Chính phủ mới thân phương Tây khi đó đã bổ nhiệm ông Valentyn Nalyvaichenko làm Giám đốc Cơ quan an ninh Ukraine (SBU). Tuy nhiên, điều khiến ông “sốc” là hầu hết lãnh đạo cơ quan này đã chạy sang Nga và Crimea. Ông Nalyvaichenko nói rằng SBU đã bị chi phối từ bên trong và thậm chí một số thành viên của Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) làm việc trong bộ phận an ninh mạng của SBU. Sau đó, ông đã gọi đến đại sứ quán Mỹ và Anh để nhờ 2 nước hỗ trợ xây dựng lại các chương trình đào tạo SBU.Chính những bất ổn trong giới tình báo Ukraine ban đầu khiến tình báo phương Tây lo ngại khi muốn hợp tác với Kyiv, đặc biệt là cơ quan tình báo quân sự HUR. Việc ông Valeriy Kondratyuk trở thành lãnh đạo HUR và quyết định táo bạo tìm đến Mỹ đề nghị hợp tác đã bắt đầu giai đoạn phối hợp mạnh mẽ giữa Kyiv và Washington trong lĩnh vực vốn kín tiếng trước công chúng.“Không dễ gì để thuyết phục Mỹ rằng chúng tôi xứng đáng. Do đó tôi quyết định sẽ cho đi mà không cần nhận lại thứ gì”, ông Kondratyuk đề cập việc tiết lộ tài liệu quân sự tuyệt mật cho Mỹ. Các thẩm định viên CIA ban đầu vẫn để ngỏ khả năng tài liệu ông Kondratyuk cung cấp là những thông tin Moscow cố tình để lộ nhằm “tung hỏa mù”. Song, càng về sau họ nhận thấy đây là những thông tin đáng giá.Kể từ sau vụ sáp nhập Crimea, Ukraine đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến Nga, bao gồm quá trình ra quyết định, mẫu thiết kế hệ thống vũ khí, công nghệ tác chiến điện tử. “Chúng tôi cần Ukraine nhiều như cách họ cần chúng tôi về vấn đề Nga”, một cựu quan chức Mỹ nói.Hợp tác tình báo giữa Ukraine với Mỹ và Anh diễn ra chặt chẽ hơn từ năm 2016, với nhiều chương trình đào tạo sĩ quan Ukraine hoạt động tại Nga, thu thập tin tình báo, giám sát hoạt động và thực hiện chiến dịch bí mật. Nói đến việc Ukraine và Nga có sự gần gũi về địa lý và chính trị, đây có thể là con dao 2 lưỡi với Ukraine. Một mặt, Kyiv có thể thuận tiện hơn khi khai thác thông tin mật về Nga so với các đối tác phương Tây, nhưng mặt khác, có nhiều nguy cơ thông tin bí mật của Ukraine bị tiết lộ cho tình báo Moscow. Do đó, HUR đã lập một nhóm mới và chỉ tuyển mộ những nhân viên dưới 30 tuổi, không dính dáng đến quá khứ của Nga và Ukraine khi thuộc Liên Xô.Tuy sự hợp tác phát triển sâu rộng, 3 chính quyền tổng thống Mỹ, lần lượt của ông Barack Obama, ông Donald Trump và ông Joe Biden, ít nhiều thận trọng rằng quan hệ tình báo giữa Mỹ và Ukraine có thể khiêu khích Nga. Lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia Mỹ nhiều lần nhấn mạnh chỉ nên tập trung vào thu thập thông tin và ngăn CIA hỗ trợ Kyiv trong các hoạt động gây chết người hoặc phá hoại nhằm vào Nga. Đây được xem là những “lằn ranh đỏ” của Washington và Kyiv nhiều lần bất mãn vì Mỹ đặt ra quá nhiều hạn chế.Mâu thuẫn từng xảy ra khi ông Kondratyuk cử đơn vị tình báo đến Crimea thực hiện hoạt động cài chất nổ tại căn cứ Nga, song kế hoạch bại lộ dẫn đến cuộc đấu súng với lực lượng đặc nhiệm Nga và một số người thiệt mạng, khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai cảnh báo đáp trả. Nhiệm vụ trên đã khiến cựu Tổng thống Mỹ Obama phẫn nộ và ông Valeriy Kondratyuk, người góp công xây dựng quan hệ tình báo 2 nước, đã phải mất chức giám đốc HUR sau đó.Một số hạn chế đã được Mỹ nới lỏng khi Nga phát động chiến dịch tấn công Ukraine năm 2022. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép đặc vụ CIA ở lại lãnh thổ Ukraine. Dù họ không được phép trực tiếp sát hại người Nga, CIA vẫn có thể cung cấp thông tin về các mục tiêu cho Ukraine.
Cư xá nằm giữa lòng TP.HCM rất an yên, nhiều cây xanh, hoa tươi khoe sắc...
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".
Cũng trong sáng nay đã diễn ra tọa đàm với chủ đề "Thực trạng các KCN hiện nay và các giải pháp tài chính" do VFCA và FAIP tổ chức.
Highlights VBA 2023: Sao Việt kiều giúp Nha Trang Dolphin đứng trước cơ hội lịch sử
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.