Thầy trò HLV Park Hang-seo hội đủ 'thiên thời địa lợi nhân hòa'
Ngày 13.3, PV Thanh Niên trở lại KDL thác Prenn (P.3,TP.Đà Lạt), điều dễ nhận thấy là cổng chính vào thác ngay dưới chân đèo Prenn không còn tên "Khu du lịch thác Prenn" như trước đây mà được thay bằng tên "Tea Resort Prenn", rất xa lạ.
Cấm vẫn đổ
Theo BGR, một nguồn tin rò rỉ uy tín cho biết Apple đang phát triển một mẫu iPhone mới với thiết kế siêu mỏng, dự kiến sẽ được ra mắt với tên gọi iPhone 17 Air và ra mắt vào mùa thu năm nay. Đây được xem là bước đi tiếp theo của Apple trong việc đa dạng hóa dòng sản phẩm iPhone, hướng đến người dùng ưa chuộng thiết kế mỏng nhẹ.Việc sử dụng tên gọi Air gợi nhắc đến dòng sản phẩm MacBook Air và iPad Air, vốn nổi tiếng với thiết kế mỏng nhẹ. Cây bút công nghệ uy tín Mark Gurman của Bloomberg cho biết iPhone 17 Air được kỳ vọng sẽ là chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay, với độ dày chỉ khoảng 5,8 mm, mỏng hơn đáng kể so với các mẫu iPhone hiện tại.Ông Gurman cũng tiết lộ iPhone 17 Air sẽ là 'sân chơi thử nghiệm cho các công nghệ tương lai', gồm cả những công nghệ sẽ được ứng dụng trên chiếc iPhone màn hình gập đầu tiên của Apple.Ngoài ra, chiếc điện thoại siêu mỏng này còn mang đến một số điểm nhấn đáng chú ý khác như:Không chỉ Apple, Samsung cũng được cho là đang phát triển một mẫu smartphone siêu mỏng để cạnh tranh với iPhone 17 Air. Galaxy S25 Slim dự kiến sẽ là đối thủ trực tiếp của iPhone 17 Air trong phân khúc smartphone siêu mỏng.Mặc dù Apple chưa chính thức xác nhận bất kỳ thông tin nào về iPhone 17 Air, nhưng với những tin đồn ngày càng rõ nét, người dùng hoàn toàn có thể mong đợi một chiếc iPhone mỏng nhẹ, thời trang và tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến trong tương lai gần.
Nga - Ukraine: Một năm chiến sự thay đổi thế giới
Nồi luộc bánh chưng được đơn vị tài trợ cho lắp đặt từ các tấm tôn cứng rồi hàn lại, bánh được gói trực tiếp trong nồi. Bánh chưng, bánh giầy được luộc trong 5 ngày liên tiếp, từ ngày 7 - 11.4 (tức 29.2 - 3.3 âm lịch).
Bác sĩ Lê Nhất Duy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) cho biết, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, thậm chí nguy cơ sốc nhiệt. Nhiều người có thói quen uống nước chỉ khi cảm thấy khát, nhưng đây không phải là cách bổ sung nước hợp lý. Vậy mỗi ngày chúng ta cần uống bao nhiêu nước để đảm bảo sức khỏe?Theo bác sĩ Duy, tùy vào độ tuổi, thể trạng và mức độ vận động, lượng nước cần thiết sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành trung bình cần khoảng 1,5 - 2,5 lít nước/ngày để duy trì hoạt động bình thường. Trẻ em cần khoảng 1 - 1,5 lít nước/ngày, trong khi những người thường xuyên vận động, làm việc ngoài trời có thể cần từ 2,5 - 3 lít nước/ngày. Ngoài ra, nhu cầu nước còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Nếu thời tiết quá nóng hoặc độ ẩm cao, cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi nhiều hơn, đòi hỏi phải bổ sung nước thường xuyên.Không chỉ cần uống đủ lượng nước, mà cách uống cũng rất quan trọng. Để cơ thể hấp thụ nước hiệu quả, chúng ta nên uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày, tránh uống quá nhiều một lúc vì có thể gây quá tải cho thận.Bên cạnh đó, nước uống cũng cần được lựa chọn đúng. Nước lọc, nước ấm hoặc nước mát là lựa chọn tốt nhất. Việc uống nước đá quá lạnh có thể gây sốc nhiệt hoặc viêm họng. Ngoài ra, bổ sung nước qua thực phẩm như trái cây (cam, dưa hấu, dứa), rau xanh (dưa leo, cần tây) cũng là cách giúp cơ thể cấp nước tự nhiên. Đặc biệt, nên hạn chế các loại nước ngọt có gas, nước có đường vì chúng có thể làm cơ thể mất nước nhiều hơn. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ có những tín hiệu cảnh báo. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, môi khô, da khô, nước tiểu màu vàng đậm. Khi thiếu nước nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, mất tập trung và suy nhược cơ thể. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, hãy uống nước ngay và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất nước không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. Vì vậy, hãy tập thói quen uống nước thường xuyên, bổ sung rau quả giàu nước, tránh các loại đồ uống không lành mạnh, quan sát các dấu hiệu của cơ thể để điều chỉnh kịp thời.Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) chia sẻ, chúng ta nên uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đều đến các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi. Không nên uống nước quá lạnh, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... Lúc cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Không nên uống nhiều thức uống chứa caffeine vì nó có thể gây gia tăng nhiệt của cơ thể, lợi tiểu dẫn đến các tình trạng mất nước. Nên hạn chế các loại nước có cồn trong thời tiết nắng nóng vì các loại đồ uống này càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Người có bệnh tiểu đường hạn chế dùng đồ uống có đường, người có rối loạn điện giải cần dùng nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Highlight CLB Đà Nẵng 0-2 CLB Hà Nội | Vòng 10 V-League 2024-2025
Chia sẻ với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hoa, Phó chủ tịch UBND TX.Mộc Châu (tỉnh Sơn La), cho biết trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 25.1 - 2.2, TX.Mộc Châu đã đón 105.000 lượt khách đến tham quan, du lịch. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch ước đạt hơn 136 tỉ đồng.Một trong những điểm nhấn đặc biệt khiến ngành du lịch Mộc Châu bội thu ngay trong những ngày đầu năm mới chính là mùa hoa mận nở rộ, đang tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút du khách từ khắp mọi nơi đổ về.Bên cạnh đó, mùa hoa mận nở đúng kỳ nghỉ tết nên khách du lịch có nhiều thời gian đến Mộc Châu vui chơi, du xuân. "Mùa hoa mận năm nay nở rộ và được đánh giá là mùa hoa đẹp nhất, hiếm có trong nhiều năm trở lại đây ở Mộc Châu", bà Hoa nói.Cũng theo đại diện lãnh đạo UBND TX.Mộc Châu, dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, địa phương đã chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động tham quan du lịch tại các điểm di tích, danh thắng. Đặc biệt là tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Happy land, hồ Rừng Thông, hang Dơi, c hùa Vặt Hồng, thác Dải Yếm, phố đi bộ, đồi chè của Công ty Chè Mộc Châu, Công ty Chè Đài Loan, thung lũng mận Nà Ka. Trong đó, ngày mùng 1 tết, khách du lịch chủ yếu tập trung tại các điểm Hang Dơi, chùa Vặt Hồng và từ ngày mùng 2 đến mùng 5 tết tất cả các điểm tham quan, du lịch đều đông khách. Ngoài hoa mận, các vườn hoa anh đào, hoa cả, vườn hồng... trên địa bàn TX.Mộc Châu đang là những điểm thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh.Anh Vũ Trọng Hải, Chủ nhà vườn du lịch Bích Hạnh, ở Tiểu khu 34 Tân Tập (TX.Mộc Châu), cho biết gia đình có 1,5 ha trồng mận, hồng làm điểm check-in đón khách tham quan, chụp ảnh xuyên tết. Từ mùng 1 tết đến nay, mỗi ngày nhà vườn này đón 500 - 1.000 khách, giá vé vào cổng 30.000 đồng/người. Khu homestay của gia đình với 15 phòng lưu trú cũng luôn trong tình trạng "cháy phòng" do khách đặt quá nhiều.Theo anh Hải, những năm trước, hoa mận thường nở rải rác, mỗi cây có từ 2 - 3 đợt hoa nở. Nhưng năm nay gần như toàn bộ nụ hoa dồn lại, nở đồng loạt một đợt nên đây là mùa hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất trong nhiều năm trở lại đây."Mận trồng ở Mộc Châu có hai loại mận cơm và mận hậu. Giống mận cơm thì hoa nở dày hơn, cánh to hơn nên có những cành nở rộ dài như đuôi chồn. Còn giống mận hậu thì hoa thưa hơn. Năm nay, trong thời gian cây mận ủ mầm hoa, trời mưa nhiều cây đủ nước, đủ chất dinh dưỡng đã nảy nụ đồng loạt, nở rộ luôn trong một đợt. Có những cây đã bung hết hoa, nhìn rất đẹp", anh Hải nói.

Tuyển chọn ứng viên ngành điều dưỡng sang Đức làm việc theo tiêu chuẩn nào?
Bí mật cách siêu du thuyền lớn nhất thế giới lo ăn mỗi ngày cho 10.000 người
Ngày 1.1 đoàn công tác của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, đã đến ghi nhận hiện trường vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1. Theo ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, đoàn sẽ tiếp cận hồ sơ tài liệu công trình và làm việc với các bên liên quan, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát... và khảo sát thực tế. Sau đó, sẽ đưa ra phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học về những vấn đề liên quan tới công trình này.Sau khi có ý kiến từ Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, chiều cùng ngày lực lượng cứu nạn đã bắt đầu phá dỡ các khối bê tông bị sập để tìm kiếm nạn nhân còn mất tích. Trong sáng 1.1, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cũng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo, đôn đốc các lượng lượng tìm kiếm cứu nạn.Cùng ngày, Công an tỉnh Kon Tum cũng đã phối hợp Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an triển khai công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Các kỹ thuật viên Viện Khoa học hình sự đã tiếp cận thân đập nơi sạt trượt và những khối bê tông bị rơi xuống để ghi hình, đo đạc lõi thép, kết cấu bê tông. Theo ghi nhận, vị trí khối bê tông bị đổ sập cách chân đập khoảng 30 m. Khối bê tông có chiều dài gần 20 m rơi xuống phiến đá dưới chân đập và vỡ thành nhiều khối kích thước khác nhau. Đây là vị trí nghi ngờ thi thể của nạn nhân còn lại đang bị vùi lấp bên dưới. Hiện tại lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã kết thúc việc tìm kiếm tại hố nước sâu dưới thân đập. Hố nước này trước đó là lòng sông. Trong quá trình thi công thủy điện đã xây đập, ngăn dòng tạo thành một hố nước có diện tích khoảng 100 m2, sâu 5 - 6 m. Sau khi hút cạn nước dưới hồ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh Kon Tum và quân đội đã lặn, mò khắp lòng hồ để tìm kiếm dưới lớp bùn dày và đã phát hiện một số bộ phận cơ thể.Đến nay lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể đưa về gia đình an táng. Ngoài ra, trong số 2 công nhân còn mất tích đã tìm thấy một phần thi thể. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Quang Đức Kon Tum đã hỗ trợ bước đầu 100 triệu đồng, UBND H.Đăk Glei hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 3 người chết, 2 người mất tích.Cụ thể, trong quá trình đổ bê tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 5 công nhân bị tai nạn lao động, gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum). Đến trưa 31.12, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể 3 công nhân. 2 nạn nhân mất tích còn lại vẫn đang được tìm kiếm.
Kinh hoàng nhóm thanh niên đua xe máy… ngược chiều trên cầu Nhật Tân
Quan điểm này đã lan rộng sang châu Âu, gây khó khăn cho tham vọng toàn cầu của Huawei. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Strand Consult cho thấy Huawei vẫn đang duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong hạ tầng 5G tại châu Âu.Mặc dù sự hiện diện của Huawei đã giảm dần trong những năm qua nhưng vẫn ở mức đáng kể bất chấp các khuyến nghị từ Liên minh châu Âu (EU). Theo nghiên cứu được công bố bởi Light Reading, khoảng một phần ba số thành phố 5G ở 32 quốc gia EU vẫn đang sử dụng công nghệ của Huawei. Tình hình này dường như không có dấu hiệu giảm kể từ quý 2/2022.Điều này cho thấy, mặc dù EU đã khuyến nghị hạn chế việc sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc, nhiều chính phủ vẫn chưa thực hiện các biện pháp cụ thể. Strand Consult dự đoán vào cuối thập kỷ này, các công ty Trung Quốc vẫn có sự hiện diện đáng kể trong hạ tầng viễn thông EU, với thị phần của Huawei dự kiến sẽ đạt khoảng 29% vào năm 2028, giảm từ 36% vào giữa năm 2022 và 32% vào cuối năm 2024.Một trong những lý do chính khiến các nhà mạng tại EU tiếp tục phụ thuộc vào thiết bị của Huawei là mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ Bắc Âu như Nokia và Ericsson. Mặc dù có những lo ngại về khả năng gián điệp từ thiết bị của Huawei, công ty này đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và khẳng định sản phẩm của họ không có "cửa hậu".Ngay cả khi sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong hạ tầng viễn thông EU giảm đáng kể trong thời kỳ 4G, họ vẫn chiếm khoảng một nửa thị trường với Huawei vẫn giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực 5G tại khu vực này.
b29
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư