Minh Tú tất bật tuyển chọn người mẫu trẻ
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Hỗ trợ các gia đình có người bị tử vong trong vụ tai nạn tại Quảng Nam
Vòng bán kết thi đấu theo thể thức best-of-three (đấu 3 thắng 2), đội giành được 2 chiến thắng trước sẽ đi tiếp. Vì vậy, sau khởi đầu suôn sẻ này, nếu tiếp tục vượt qua Thang Long Warriors ở lượt trận thứ 2 sắp tới, Saigon Heat sẽ có lần thứ 4 liên tiếp góp mặt tại chung kết VBA.
'Lời nguyền tuổi 35' đối với người lao động Trung Quốc
Khi thời gian trận đấu chỉ còn chưa đến 5 giây, Jeremy Smith có pha ném 3 điểm khó tin ở góc 0 độ để quân bình tỷ số 78-78. Tưởng chừng đã kéo được đối thủ vào hiệp phụ, nhưng với chỉ hơn 2 giây còn lại, Saigon Heat vẫn kịp phản công. Sau khi hội ý và được quyền phát bóng biên, Nguyễn Huỳnh Phú Vinh tung đường chuyền hiểm hóc tới vị trí của ngôi sao Kentrell Barkley để xâm nhập khu vực cận rổ. Bằng kinh nghiệm dày dặn, khi bị 3 cầu thủ áo xanh áp sát, siêu sao số 1 của giải đấu thực hiện động tác giả đánh lừa đối thủ trước khi búng người ra sau ném bóng vào rổ. Pha dứt điểm khôn ngoan của hảo thủ này dường như “bắn hạ” toàn bộ trái tim người hâm mộ Ho Chi Minh City Wings tại nhà thi đấu Hồ Xuân Hương. Sau tình huống này, Ho Chi Minh City Wings đành nhận thất bại cay đắng trước Saigon Heat với tỷ số 78-80.
Vào thời điểm trên, xe khách mang biển kiểm soát 26F-009.XX do tài xế N.Đ.H (42 tuổi, trú tại Hà Nội) điều khiển đi hướng Sơn La - Hà Nội. Khi xe đến Km235+100 QL6 đã va chạm với xe đầu kéo mang biển kiểm soát 36R. 004.XX lưu thông theo chiều ngược lại. Vụ tai nạn khiến 6 người tử vong, 8 người bị thương nặng. Trong số 6 người tử vong, có 5 người trên xe khách và lái xe đầu kéo.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2 (Công an tỉnh Sơn La) đã có mặt tại hiện trường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cấp cứu người bị nạn và điều tra nguyên nhân vụ việc.Theo báo cáo ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân sơ bộ được xác định là xe khách đi vào đoạn đường vòng cua, mặt đường trơn trượt dẫn đến phần đuôi xe văng vào đầu xe đầu kéo đi chiều ngược lại.Vụ tai nạn đã khiến đoạn đường bị ách tắc trong 2 giờ. Hiện cơ quan công an và lực lượng chức năng vẫn đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.
2 ‘ninja xe máy’ tông nhau ngã sõng soài: Ai đúng, ai sai?
Chị Chang Nguyễn (39 tuổi, quê ở Hà Nội) hiện đang sống ở Pháp chia sẻ, mỗi khi nghe lời bài hát Ngày xuân long phụng sum vầy vang lên lại thấy nhớ quê nhà da diết. Xuất phát từ tình yêu quê hương, trân trọng các giá trị văn hóa, chị luôn cố gắng gìn giữ và bảo tồn những điều đẹp đẽ nhất dù ở đất khách quê người. Với phương châm đó, cứ 22 tháng chạp hàng năm, các anh chị em người Việt lại cùng nhau sum họp tổ chức gói bánh chưng. Dù ở đây các nguyên liệu không phong phú và dễ tìm như ở Việt Nam nhưng mỗi người góp một chân một tay tìm khắp nơi cũng có được khá đầy đủ các thứ cần thiết để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon nhất. Cách làm và những hình ảnh về bánh chưng do chị gói nhận được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Chị cho biết, để bánh dẻo ngon thường chọn loại gạo nếp mùa hay nếp cái hoa vàng hạt bóng mẩy. Chị phải vo kĩ gạo tới khi nước trong trước khi cho vào gói.Mọi người muốn bánh chưng có màu xanh đẹp tự nhiên cần ngâm gạo nếp với nước lá dứa ép, nước củ giềng giã nát… Khi luộc bánh dùng nồi tôn có khả năng tạo môi trường kiềm giữ màu xanh của lá dong. Khi nấu được phân nửa thời gian bỏ bánh ra rửa qua nước sạch, thay nước luộc mới rồi nấu nốt thời gian còn lại. Trước khi gói chần lá với nước nóng vừa diệt khuẩn vừa giúp làm xanh bánh."Để bánh bảo quản được lâu cần vo gạo kỹ tới khi nước trong mới cho ra rổ để ráo nước. Sau khi luộc vớt ra phải rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt ở vỏ, để ráo rồi treo chỗ thoáng mát. Sau đó lấy vật nặng đè chặt để nén bánh cho ra hết nước giúp làm chắc bánh. Vỏ bánh khô bọc một lớp màng bọc thực phẩm hoặc hút chân không. Khi nấu thì phải căn giờ nấu cho gạo nở chín kỹ, tránh bị mốc từ nhân ra ngoài và cần nén chặt bánh trong nồi", chị Chang chia sẻ. Khi luộc bánh cần chuẩn bị đủ nước ngập bánh trong nồi và một thùng nước sôi nóng bên cạnh để tiếp khi nước trong nồi cạn dần. Không được đổ nước lạnh sẽ làm bánh chín không đều và lại gạo về sau. Không bảo quản bánh trong tủ lạnh mà chỉ để nơi thoáng mát.Với bánh tét, chị chị Nguyễn Thảo (ở Đà Nẵng) chia sẻ bí quyết nấu bằng nồi áp suất thành công đến mọi người. Chị ngâm nếp với nước cốt lá dứa, một ít cải bó xôi hoặc rau ngót, một ít muối trong 6 – 8 tiếng, để ráo nước. Đậu xanh chị vo sạch, ngâm nước và ít muối trong 4 – 6 tiếng, sau đó cho đậu vào nồi nấu trong 20 phút, trộn đều đậu xanh trong lúc nấu để không bị cháy. Chị rửa thịt heo với dấm và muối, trụng sơ thịt, thái từng khúc dài, ướp thịt với chút muối, nước mắm, tiêu, hành tím băm, hạt nêm."Nếu nấu bánh tét theo cách truyền thống phải nấu tầm 7 - 8 tiếng, phải canh lửa và thêm nước nóng cho nồi bánh. Còn bánh tét nấu bằng nồi áp suất có hai cách nấu: Nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất cao (high pressure) trong 40 phút và nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất thấp (low pressure) trong 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng tùy kích cỡ của bánh. Khi nấu mọi người nên đổ nước ngập bánh và nấu ở chế độ áp suất thấp. Bánh sau khi nấu ngâm vào thau nước lạnh và sau đó treo lên để ráo nước", chị Thảo cho hay.