Công trình kéo dài, gây nguy hiểm
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, từ ngày 11.2 - 10.3, có 3 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết khu vực miền Bắc nước ta, vào các ngày 16.2, 23.2 và 5.3. Trong đó, đợt không khí lạnh ngày 6.3 đã gây ra một đợt rét diện rộng tại miền Bắc và các tỉnh, thành từ Thanh Hóa - Huế. Tại khu vực vùng núi cao, trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ nhiều nơi giảm xuống dưới 10 độ C như: Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 2,9 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 8,3 độ C, Pha Đin (Điện Biên) 7,2 độ C và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 7,3 độ C…Trong thời kỳ này, nhiệt độ trung bình tại các khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ và thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1 độ C. Các khu vực khác trên cả nước có nhiệt độ cao hơn 0,5 - 1 độ C, riêng Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Tây nguyên và miền Tây Nam bộ, nhiệt độ cao hơn từ 1 - 2 độ C.Dự báo, thời kỳ từ nay đến ngày 10.4, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Thanh Hóa tiếp tục thấp hơn 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; các nơi khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.Cạnh đó, không khí lạnh khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm, tuy nhiên trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch đông nên sẽ gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù cho khu vực Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ.Cơ quan khí tượng cho biết, từ nay đến ngày 15.3, Tây Bắc bộ duy trì ở trạng thái thời tiết mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Từ đêm 15 - 16.3, trời có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông, từ khoảng 16.3, trời chuyển rét do ảnh hưởng của không khí lạnh.Đông Bắc bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác đến ngày 14.3. Khoảng ngày 15.3 có mưa, mưa rào rải rác, trời chuyển rét. Cũng do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực từ Thanh Hóa - Huế, Đà Nẵng - Khánh Hòa từ đêm 15 - 19.3 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông. Từ khoảng ngày 16.3, Bắc Trung bộ chuyển rét.Theo dự báo, đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc và miền Trung sẽ kéo dài ít nhất từ ngày 16 - 21.3. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội giảm 6 - 7 độ C so với những ngày trước đó, rét đỉnh điểm rơi vào các ngày 20 - 21.3 khi nhiệt độ thấp nhất còn 14 độ C.Địa phương được dự báo có lạnh nhất là tỉnh Lai Châu, từ ngày 20 - 21.3, nhiệt độ thấp nhất tại tỉnh này xuống 10 độ C.Bò thả rông trên đường
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
WESET English Center ký kết cùng Thành đoàn TP.HCM
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Ông bà gánh còng lưng, nổ nồi áp suất, đứng thêm vài giây nữa không biết thế nào luôn, mọi người cẩn thận ạ". Clip đi kèm ghi lại cảnh người phụ nữ đang mang bầu điều chỉnh, đặt lại vị trí chiếc nồi áp suất ở trên bếp rồi quay lưng rời đi. Chỉ vài giây sau, nồi áp suất phát nổ, các mảnh vỡ rơi xung quanh sàn nhà nguy hiểm. Vụ việc diễn ra vào khoảng 9 giờ ngày 14.3 và thu hút hàng triệu lượt xem sau khi đăng tải lên mạng xã hội.Tài khoản Tuấn Đinh bình luận: "Hình như bị kẹt nút xả áp rồi. Cái nút khi nấu mà đủ áp nó tưng tưng xì khói ra quay vòng vòng ấy, nó kẹt là quá áp nồi nổ". Bạn Quỳnh Anh viết: "May quá chị bầu không sao, mình định mua hầm xương mà thấy sợ quá, phòng trọ đi thuê diện tích nhỏ nên không dám sử dụng". Anh Lê Ngọc Tuấn, nhân viên một cửa hàng điện máy ở Q.10, TP.HCM cho biết, nồi áp suất là thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình, giúp nấu ăn nhanh hơn nhờ cơ chế nhiệt và áp suất cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc thiết bị bị lỗi, nồi áp suất có thể bị nổ, gây nguy hiểm với người sử dụng. Anh Tuấn chia sẻ những lưu ý khi sử dụng nồi áp suất an toàn, hiệu quả, tránh tình trạng cháy nổ. Nồi áp suất phải được đặt đúng vị trí, thân nồi không bị nứt vỡ, nắp nồi được đặt ngay ngắn, vừa khít, van xả áp, khóa an toàn được vận hành tốt…Khi nồi đã đạt áp suất cao, mọi người nên giảm lửa nhỏ lại. Điều này giúp tiết kiệm và tránh nguy cơ cháy nổ do áp suất quá lớn. Đối với nồi áp suất điện, trước khi sử dụng hãy đảm bảo làm sạch và lau khô đáy nồi trước khi đặt vào thân nồi.Khi áp suất trong nồi đã đạt ngưỡng tối đa theo nguyên tắc, chị em nội trợ giảm lửa để duy trì nhiệt độ trong suốt quá trình nấu, tránh áp suất trong nồi quá cao. Nếu nguồn nhiệt không giảm, van an toàn hoặc bộ điều chỉnh áp sẽ tự động mở ra để ngăn áp suất tăng và giải phóng hơi nước.Mọi người không nên mở nắp nồi ra đột ngột, khi chưa xả áp hay khi áp suất trong nồi vẫn còn tránh trình trạng bị bỏng. Khi mở nắp nồi, mọi người nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng bốc vào mặt. Sau mỗi lần sử dụng người dùng nên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên vệ sinh nồi áp suất, làm sạch cẩn thận vòng ron cao su trên nắp nồi, làm thông van, không để cặn thức ăn hay bụi bẩn bám vào van gây tắc nghẽn, dễ gây cháy nổ khi đun nấu.
Tuy nhiên, sau khi đạt mốc lịch sử trên 4.500 USD, giá cà phê thế giới đã quay đầu giảm cùng lúc với những cơn mưa chuyển mùa rớt xuống trên vùng đất Tây nguyên, khiến nỗi lo về nguồn cung thiếu hụt tạm thời hạ nhiệt.
Trung Quốc tái cơ cấu quân đội lớn nhất kể từ năm 2015
Các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị sẽ là những người giám sát để giữ được chất lượng hàng hóa ổn định. Từ đó, họ có thể ký kết các hợp đồng dài hạn với tỷ lệ phân chia lợi nhuận hợp lý. Khi đó, các chuỗi giá trị nông sản sẽ phát triển tốt, hạn chế được các tác động tiêu cực từ thị trường.