BS Đỗ Tường Huân (Bệnh viện FV): 'Không gì vui bằng khi bệnh nhân thắng ung thư'
Sau 2 lượt trận, đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn chưa có chiến thắng nào. Đoàn quân của HLV Nguyễn Đình Long hòa 0-0 với đội Trường ĐH Trà Vinh, sau đó để thua 1-2 trước đội cựu vô địch ĐH Huế. Tính đến lúc này, đội chủ nhà mới có 1 điểm duy nhất.Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt buộc phải giành chiến thắng khi gặp đội Trường ĐH Quy Nhơn vào chiều nay. Vì chỉ khi có 4 điểm, thầy trò HLV Nguyễn Đình Long mới hy vọng giành vé đi tiếp vào tứ kết. "Không còn sự lựa chọn nào khác. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng cần phải chiến đấu hết mình ở trận cuối Trường ĐH Quy Nhơn. Mục tiêu chắc chắn là giành chiến thắng thì mới mong vào tứ kết", ông Long khẳng định.Trong khi đó, đội Trường ĐH Quy Nhơn đã thắp lại hy vọng giành vé tứ kết sau lượt trận thứ 2. Tại trận ra quân, đại diện của khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên để thua sít sao 0-1 trước ĐH Huế. Nhưng đến trận thứ 2, đội bóng của HLV Thái Bình Thuận đã nhập cuộc với quyết tâm cao độ, để thắng thuyết phục 3-1 trước đội Trường ĐH Trà Vinh.Vào lúc này, Trường ĐH Quy Nhơn đang có 3 điểm và chỉ cần có 1 điểm ở trận cuối là sáng cửa đi tiếp. Tuy nhiên, HLV Thái Bình Thuận dự báo đội bóng của ông sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối đầu với chủ nhà trong trận đấu quyết định. "Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng có lợi thế sân nhà, quen mặt sân và có đông đảo khán giả sát cánh cổ vũ. Họ chơi khá gắn kết và sở hữu đội hình nhiều cầu thủ có thể hình tốt. Tuy nhiên, chúng tôi muốn đi tiếp vào vòng trong và mục tiêu là phải có điểm ở trận cuối vòng bảng", HLV Bình Thuận nhận định.Ấn tượng với bộ ảnh cưới sáng tạo trên sân bóng rổ
Trần Ngọc Sơn, sinh viên Trường cao đẳng Công thương, đang tránh nóng tại một quán nước gần khu vực ký túc xá khu B, ĐH Quốc gia TP.HCM, than thở: "Mình ở ký túc xá nhưng ở tầng thấp, trời vừa sáng thì nắng nóng đã hắt thẳng vào giường làm mình không thể tập trung học tập cũng như làm việc được. Nên mình đành bấm bụng ra quán nước có điều hòa ngồi để đỡ phần nào cái nắng oi ả này. Một ngày mình tốn cả trăm ngàn đồng tiền nước, tại mình ngồi từ sáng sớm đến chiều tối, nhưng đành phải chấp nhận chứ biết làm sao bây giờ".
'Án mạng lầu 4': Lương Bích Hữu từng muốn đổi kịch bản vì ám ảnh
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Nhận định Newcastle vs West Ham (18g30 tối nay 17.4): 'Ngựa ô' cất vó vào top 3
Ngày 10.1, tại Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (H.Lộc Ninh), Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Bình Phước tổ chức lễ đón 41 hài cốt liệt sĩ về nước, kết thúc nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia, của Đội K72 giai đoạn XXIV (mùa khô 2024 - 2025).Trước đó, qua 64 ngày thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Kratie và Kampong Thom (Vương quốc Campuchia), Đội K72 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước) đào tìm trên diện tích 24.000 m², qua đó phát hiện, quy tập được 41 hài cốt liệt sĩ, đều chưa xác định được danh tính.Các di vật kèm theo hài cốt liệt sĩ gồm các vật dụng như tăng, võng, ví da, bàn chải đánh răng, cúc áo, lược, lọ thủy tinh, bấm móng tay, lọ dầu gió, thắt lưng, khuy kim loại và vỏ đạn đã gỉ sét...Ngoài 41 hài cốt liệt sĩ được quy tập tại Campuchia, cũng trong giai đoạn mùa khô 2024 - 2025, trên địa bàn H.Lộc Ninh; Đội K72 đã tìm kiếm được 129 hài cốt liệt sĩ. Tất cả các hài cốt liệt sĩ sẽ được tổ chức lễ truy điệu và an táng trang trọng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Phước.Sau lễ đón, các đơn vị tổ chức hành quân đưa hài cốt liệt sĩ về Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Phước tổ chức lễ dâng hương.