HLV Thể Công Viettel: 'Trọng tài rút thẻ đỏ đúng', HLV Bình Định: 'Phải biết thân biết phận...'
Mặc dù Samsung sản xuất một số cảm biến camera tốt nhất cho smartphone nhưng hãng lại không sử dụng trong các sản phẩm của mình. Chính vì vậy, Xiaomi đang muốn tận dụng điều này để giúp Xiaomi 15 Ultra vượt trội hơn chính sản phẩm cao cấp mới nhất của Samsung là Galaxy S25 Ultra.Theo tuyên bố từ Xiaomi, Xiaomi 15 Ultra sẽ được trang bị bốn camera ở mặt sau, gồm camera chính 50 MP (cảm biến Sony LYT900 1 inch) với OIS và khẩu độ F1.63; camera siêu rộng 50 MP (cảm biến Samsung ISOCELL JN5 1/2,76 inch) với ống kính 14 mm; camera tele 50 MP ( cảm biến Sony IMX858 1/2,51 inch) với OIS, khẩu độ F1.8 và zoom quang 3x; camera siêu tele 200 MP (cảm biến Samsung ISOCELL HP9 1/1,4 inch) với OIS, khẩu độ F2.5 và zoom quang 4.3x.Đối với thiết kế, Xiaomi 15 Ultra mang đậm phong cách máy ảnh Leica với vỏ máy lớn và lớp hoàn thiện hai tông màu. Theo Xiaomi, hãng đã hợp tác với Leica để tối ưu hóa quá trình xử lý hình ảnh.Về mặt kỹ thuật, camera chính và camera tele của Xiaomi 15 Ultra lớn hơn so với camera trên Galaxy S25 Ultra, điều này có thể mang lại chất lượng hình ảnh và video tốt hơn. Tuy nhiên, hiệu suất thực tế còn phụ thuộc vào việc tối ưu hóa phần mềm.Ngoài camera ấn tượng, Xiaomi 15 Ultra còn sở hữu màn hình OLED 6,73 inch với tốc độ làm mới từ 1 Hz đến 120 Hz và độ sáng tối đa 3.200 nit. Máy được trang bị chip Snapdragon 8 Elite, RAM lên đến 16 GB, dung lượng lưu trữ tối đa 1 TB, pin 5.410 mAh với sạc nhanh có dây 90W và sạc nhanh không dây 80W.Các tính năng khác trên sản phẩm bao gồm camera trước 32 MP, đầu đọc dấu vân tay siêu âm, loa stereo, khả năng chống bụi và nước đạt tiêu chuẩn IP68+IP69, GPS, Wi-Fi 7, Bluetooth 5.4, NFC và cổng USB-C 3.2. Đặc biệt, phiên bản dành cho thị trường Trung Quốc sẽ có pin dung lượng 6.000 mAh.Xiaomi 15 Ultra sẽ được công bố tại Trung Quốc vào ngày 27.2 trước khi xuất hiện tại triển lãm MWC 2025 ở Barcelona (Tây Ban Nha) vào ngày 2.3. Với những thông số kỹ thuật ấn tượng, chiếc điện thoại này hứa hẹn sẽ là đối thủ đáng gờm của Galaxy S25 Ultra, đặc biệt về camera và dung lượng pin. Samsung phải cần cải thiện những yếu tố này trong các sản phẩm tương lai để giữ vững vị thế cạnh tranh.Tiết kiệm chi phí và đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu với Bizfly Simple Storage
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Cần “thuốc” đặc trị cho nạn tin giả
Khu nhà trọ số 12 đường 20 (KP.8, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM) của bà Đặng Thị Xuân (65 tuổi) được nhiều người khen ngợi qua bài viết: Chủ nhà trọ ở TP.HCM với quy định 'đặc biệt', khiến nhiều người thuê ở gần chục năm đăng tải trên Báo Thanh Niên.Do tuổi cao, bà Xuân giao lại khu trọ cho con gái là chị Nguyễn Thị Hồng Nương (40 tuổi) quản lý. Những ngày này, chị Nương cùng mọi người chung tay trang trí khu trọ để có cái tết ấm áp, sum vầy. Cả xóm cùng tập trung trước hẻm cùng nhau trang trí, không khí rộn ràng cả một dãy trọ. Đó là niềm vui giản dị của những người thuê trọ khi Tết Nguyên đán đến gần. Mong muốn lớn nhất của chị Nương là cả xóm đoàn kết với nhau, tận hưởng không khí tết như ở quê. Người ở trọ tại đây hầu hết là công nhân, lao động tự do. Chị Nương tự tay trang trí, đặt các tiểu cảnh để mọi người có chỗ vui chơi, check in. Dù chưa có danh sách cụ thể nhưng chị Nương đoán năm nay người thuê ở lại TP.HCM ăn tết đông hơn những năm trước. Việc trang trí nhà trọ của chị Nương có sự đồng hành của khu phố và Hội LHPN P.Bình Hưng Hòa A. Khu trọ được trang hoàng đẹp mắt, trẻ con thích thú với không gian rực rỡ quanh phòng trọ. "Năm nay khó khăn nên có thể nhiều người sẽ ở lại nhà trọ, ăn tết cùng mọi người trong xóm. 18 tháng chạp, tôi cũng nấu bữa cơm tất niên để cả xóm cùng chung vui, nhìn lại một năm qua", chị Nương chia sẻ. Bà Võ Thị Ba (49 tuổi, quê ở Bạc Liêu) thuê nhà trọ chị Nương ở nhiều năm nay. Mỗi tối khi có thời gian rảnh bà và mọi người trong xóm ra trước khu trọ cùng ngắm những tiểu cảnh được mọi người trang trí. "Tôi thấy ít nhà trọ nào trang trí tết sum vầy như vậy. Năm nay tôi định ở lại TP.HCM ăn tết, bà chủ trọ và chị Nương cũng có nhắc ít ngày nữa sắp xếp thời gian ăn tất niên cùng cả xóm", bà Ba chia sẻ. Chị Trúc Anh (quê ở Hậu Giang) làm công nhân sản xuất giày dép thuê trọ chị Nương ở từ nhiều năm nay. Chị có hai con nhỏ, các con rất thích thú với hình ảnh đẹp mắt về nhà trọ những ngày cuối năm. "Không chỉ ngày tết, bình thường chủ trọ cũng quan tâm đến mọi người. Tôi ở đây đã mấy năm chưa bao giờ có ý định chuyển đi. Mọi người ở phòng trọ khác xem nhau như anh em, cuối năm cùng nhau ăn bữa cơm tất niên ấm cúng", chị Anh bày tỏ.
Sáng nay 13.2, tại Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa trường và Báo Thanh Niên với nhiều nội dung về đào tạo và truyền thông.Cụ thể, Báo Thanh Niên và Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, sự kiện, nhân sự phục vụ sự nghiệp phát triển toàn diện và bền vững của cả hai bên.Nhà báo Hải Thành, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, cho biết: "Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn và báo Thanh Niên đã có sự gắn kết từ những năm đầu khi trường từ một trường cao đẳng thành trường đại học và đó cũng là những năm đầu tiên của chương trình Tư vấn mùa thi do báo Thanh Niên tổ chức. Tuy nhiên, hôm nay, chúng ta tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác chính thức nhằm khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, kinh nghiệm của hai bên phục vụ cho sự phát triển trong công tác giáo dục, đào tạo, sự kiện, nhân sự...".Theo nhà báo Hải Thành, sự hợp tác này còn góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi bên, hướng nghiệp cho sinh viên, tăng cường lan tỏa hình ảnh của các bên phục vụ sự phát triển lâu dài, ổn định và bền vững của từng đơn vị.Cụ thể, sinh viên của trường sẽ được tạo điều kiện tham dự các chương trình hội thảo/tọa đàm/chuyên đề/sự kiện của Báo Thanh Niên để rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực tế, tham gia thực tập tại các phòng ban phù hợp của báo...Hiện trường ĐH Công nghệ Sài Gòn đang đào tạo 8 ngành với 19 chuyên ngành trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, xây dựng, quản trị kinh doanh, thiết kế… và trong năm 2025 sẽ tiếp tục mở thêm 11 ngành học mới, trong đó có lĩnh vực truyền thông đa phương tiện…PGS-TS Cao Hào Thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, nhận định: "Báo Thanh Niên là một cơ quan truyền thông uy tín. Chúng tôi tin tưởng và mong muốn sự hợp tác này sẽ phát huy được thế mạnh của hai bên để gia tăng giá trị cho người học, giúp các em có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng và phát triển toàn diện".Phát biểu tại lễ ký kết, PGS-TS Hoàng Kim Anh, Phó hiệu trưởng, cũng cho rằng sự kiện ký kết này có ý nghĩa rất lớn với trường và với sinh viên. "Chúng tôi đặt niềm tin sự hợp tác lâu dài này sẽ góp phần đào tạo ra những sinh viên có đạo đức, có trình độ để các em có nhiều đóng góp cho xã hội", PGS-TS Kim Anh nhìn nhận.
Học sinh nhiều nơi không 'sợ' nhà vệ sinh trường học, vì sao?
Ngày 4.1, Công an xã Vĩnh Xuân (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết vừa phối hợp Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân mời làm việc và buộc viết cam kết không tái phạm đối với ông N.N.Q (44 tuổi, ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn) do liên quan đến hành vi mê tín dị đoan và chữa bệnh bằng phương pháp tâm linh trái pháp luật.Tại buổi làm việc, lực lượng chức năng đã phân tích, làm rõ hành vi vi phạm của ông Q. và tuyên truyền những hậu quả tiêu cực từ mê tín dị đoan, không chỉ đối với cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Ông Q. thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời viết bản cam kết không tái phạm dưới sự giám sát của Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân.Trước đó, qua phản ánh từ người dân, ngày 28.12.2024, Công an H.Trà Ôn phối hợp Công an xã Vĩnh Xuân tiến hành kiểm tra tại nhà của ông Q., phát hiện tổng cộng 16 cây dao tự chế, 1 gậy bóng chày dùng để phục vụ hoạt động mê tín dị đoan, trị bệnh tâm linh... Cơ quan chức năng xác định ông Q. có hành vi lợi dụng yếu tố tâm linh để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; đồng thời tiến hành chữa bệnh bằng các phương pháp không được cơ quan chức năng công nhận. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hoang mang, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và an ninh trật tự tại địa phương. Sau buổi làm việc, ông Q. đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số vũ khí, dao tự chế trên.