Đến hẹn lại lên, đường hoa Nguyễn Huệ
Nắm bắt được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng khi chi tiêu bằng thẻ TDQT ở nước ngoài, VietinBank đã mang đến ưu đãi đặc quyền dành riêng cho khách hàng ưu tiên: Phí chuyển đổi ngoại tệ chỉ 0,5% với thẻ TDQT Premium Banking.Không gian yên bình trong ngôi nhà Hàn Quốc với phong cách thiết kế Nhật Bản
Tập 17 Solo cùng bolero lên sóng với màn tranh tài của dàn thí sinh gồm Quỳnh Lê, Nhất Minh và Trường Ân. Trong đêm thi, họ phải thể hiện một bài hát đơn và cùng kết hợp trong một bài hát nhóm, dưới sự đánh giá của ban giám khảo gồm danh ca Phương Dung, danh ca Ngọc Sơn, đạo diễn Vũ Thành Vinh, ca sĩ Quang Lê và ca sĩ Tố My. Nhất Minh - chàng trai đến từ Bạc Liêu chọn ca khúc Những lời này cho em để chinh phục ban giám khảo. Trên sân khấu, anh gây ấn tượng bởi chất giọng trầm ấm, cách xử lý nốt cao khéo léo. Màn trình diễn của nam thí sinh khiến các nghệ sĩ gạo cội như Phương Dung, Ngọc Sơn tán thưởng, thậm chí cho điểm tuyệt đối để động viên.Theo danh ca Phương Dung, độ dày trong giọng hát của Nhất Minh làm người nghe xúc động. Nữ giám khảo đánh giá các ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương không dễ hát, vì cách láy khác lạ. Tuy nhiên, bà khen ngợi khi Nhất Minh thể hiện một cách dễ dàng nên “việc tôi cho bạn điểm tuyệt đối không có gì ngạc nhiên”. Theo Quang Lê, chương trình càng đi về sau, cảm xúc càng dâng đầy. “Đến lúc này tôi không có gì để chê em cả. Trước đó, em gây ấn tượng với giám khảo khi hát Linh hồn tượng đá. Tôi nghĩ em nên dùng ca khúc đó cùng với Những lời này cho em làm hành trang đi diễn sau này. Em hát rất đạt, rất ấn tượng. Là ca sĩ chuyên nghiệp mà tôi không soi ra lỗi gì. Tôi cho em 10 điểm”. Tố My bất ngờ khi thí sinh lột xác qua từng vòng, tiến bộ hơn khi tham gia Solo cùng bolero. Cô đánh giá Nhất Minh là ứng viên nặng ký của chương trình. “Bạn cho tôi cảm giác như một nghệ sĩ chuyên nghiệp đang trình diễn vì lột tả cảm xúc tác giả gửi gắm vào. Tôi công bố luôn là sẽ cho bạn 10 điểm”, nữ giám khảo cho hay. Trong khi đó, danh ca Ngọc Sơn khuyên đàn em nên chú ý cột hơi để có phần trình diễn hoàn thiện hơn. “Bạn phải nghiên cứu, học hỏi để chạm đến tình cảm của đại gia đình khán giả”, ông nhắn nhủ. Dù đánh giá cao phần thể hiện của Nhất Minh song đạo diễn Vũ Thành Vinh cần đàn em bứt phá hơn ở vòng thi sau. “Ca sĩ đi hát cần những bài đinh, để đến đâu người ta cũng nhắc đến. Nhất Minh có khả năng đó nhiều nhất”, ông nhấn mạnh.
Vụ 'bác sĩ Trần Khoa' lừa đảo tiền từ thiện: Các nạn nhân cần liên hệ ngay Công an TP.HCM
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.
Duy Mạnh khép lại năm 2024 bằng ca khúc Bắt taxi, hòa trộn giữa EDM và Dance Pop đầy sôi động. Bên cạnh bầu không khí tiệc tùng, xuyên suốt bài hát còn nhấn mạnh thái độ ga lăng, trách nhiệm của người đàn ông. Duy Mạnh đã rất khéo léo lồng ghép tinh thần “chơi hết mình nhưng luôn an toàn” vào trong dự án âm nhạc của mình.Dự án được Duy Mạnh và ê kíp chuẩn bị trong 2 tháng với mong muốn mang một sản phẩm chỉn chu đến mọi người. “Duy Mạnh muốn khán giả khi nghe Bắt taxi sẽ quên hết muộn phiền, đắm chìm trong giai điệu sôi động, nhưng sau tất cả, chúng ta vẫn phải giữ vững nguyên tắc an toàn, biết cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Đây cũng là thông điệp chủ đạo trong sản phẩm lần này”.Điểm đặc biệt trong MV là Duy Mạnh một mình thủ hai vai. Nói về trải nghiệm này, nam ca sĩ bày tỏ: “Ban đầu tôi nghĩ chỉ cần thay đổi phục trang, đeo lens là đủ, nhưng vào thực tế, mình còn phải thể hiện hai cá tính khác biệt. Người thì luôn toát lên sự tự tin, hào sảng, người lại ranh ma và ẩn chứa nhiều âm mưu. Tôi mất khá nhiều thời gian để luyện tập, quay đi quay lại cho đến khi ưng ý”.Tại sự kiện ra mắt MV, Duy Mạnh có màn hát live ca khúc kết hợp cùng việc khoe vũ đạo trong sự cổ vũ của mọi người. Bên cạnh đó, nam ca sĩ còn kết hợp với con gái trong Tình em là đại dương để tri ân người bạn đời. Giọng ca Kiếp đỏ đen thừa nhận quá khứ có nhiều sai lầm nhưng đã thay đổi. Ở hiện tại, Duy Mạnh chủ yếu dành thời gian cho gia đình nhỏ và âm nhạc.Duy Mạnh cũng bật mí con gái là nguồn động lực để thay đổi trong âm nhạc, cập nhật xu thế phù hợp với thị hiếu khán giả. Trước đó, Duy Mạnh từng trải qua giai đoạn trầm cảm vì hát nhạc buồn quá nhiều, phải nhốt mình trong phòng "tận hưởng" sự cô độc trong quãng thời gian dài. “Sau này khi gần các bạn trẻ, tôi đã cố gắng nhiều. Năng lượng của các bạn giúp tôi trở nên khác hơn. Tôi đang tận hưởng niềm vui với các bạn”, anh nói.
MSI trình làng máy chơi game cầm tay với CPU Intel Core Ultra
Ngày 10.3, tại Sóc Trăng, Hệ thống trường phổ thông FPT (FPT Schools) phối hợp Sở GD-TĐ tỉnh Sóc Trăng và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức hội thảo "Hiệu trưởng 4.0: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và quản lý giáo dục". Sự kiện có sự tham dự của các cơ quan quản lý giáo dục, chuyên gia công nghệ, nhà nghiên cứu và gần 500 hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.GS-TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT), cho rằng AI đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại tư duy phát triển và chiến lược giáo dục của mỗi quốc gia. Các nhà quản lý và nhà giáo dục là lực lượng tiên phong, then chốt trong việc thực thi các chính sách giáo dục. Trong đó AI được coi là công cụ hữu ích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Theo đó, việc phát triển năng lực AI không chỉ xây dựng môi trường học tập sáng tạo mà còn giúp học sinh nhận thức rõ tiềm năng của bản thân, góp phần phát triển tư duy, hướng đến trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Bởi, AI có tác động toàn diện tới 3 trụ cột chính của giáo dục, gồm: chương trình học; quá trình dạy và học; kiểm tra đánh giá. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, thúc đẩy giáo dục cá nhân hóa, nâng cao tinh thần tự học, đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng thói quen học tập suốt đời.Các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sự bùng nổ của AI đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống. Giáo dục được xem là một trong những ngành chịu tác động rõ nét nhất, với cả cơ hội lẫn thách thức. Trong đó, những vấn đề đáng lo ngại là có thể sẽ làm gia tăng khoảng cách số (thuận lợi với những nơi có cơ sở hạ tầng, internet, trang thiết bị thuận lợi và ngược lại), các vấn đề đạo đức AI, bảo mật dữ liệu, sự phụ thuộc vào công nghệ, tính chính xác và khách quan của nội dung...Liên quan vấn đề này, thạc sĩ Đỗ Đức Lân, Phó trưởng Phòng quản lý khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) chia sẻ thêm, qua một nghiên cứu phối hợp với UNICEF Việt Nam năm 2024, trong hơn 11.000 học sinh tại 22 tỉnh thành cả nước, kết quả chỉ có hơn 23% học sinh biết thông tin AI từ nhà trường, còn lại đa số là biết từ sách báo, truyền thông xã hội. Về khó khăn khi sử dụng AI, các em cho biết có 3 vấn đề hàng đầu là thiếu kiến thức và kỹ năng về AI, thiếu trang thiết bị và công nghệ, thiếu hướng dẫn từ giáo viên. Điều này cho thấy còn rất nhiều nhà trường chưa có những chương trình hỗ trợ học sinh sử dụng AI một cách bài bản và kế hoạch. Trong khi đó, TS Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT, Giám đốc điều hành Hệ thống trường phổ thông FPT (Tập đoàn FPT), cho biết, từ 2 năm nay, Hệ thống FPT Schools đã triển khai chương trình về AI, robotics, steam theo tiêu chuẩn quốc tế để giảng dạy cho học sinh từ lớp 1. Những kết quả tích cực thời gian qua nói lên phần nào khả năng học tập, khả năng tiếp thu, bắt kịp những tiến bộ khoa học – công nghệ của giới trẻ, học sinh Việt Nam là rất mạnh mẽ. Những năm tới đây, dự đoán xã hội sẽ phát triển vượt bậc về khoa học – công nghệ với sự đa dạng và phức tạp hơn. Nhưng nếu ngành giáo dục tạo điều kiện tốt để các em trau dồi, rèn luyện thì chúng ta sẽ có một nguồn nhân lực rất mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, hoàn toàn có thể sánh vai với các nước trên thế giới.