Trái tim tỏa nắng
Ấn Độ đã quyết định mở bung cửa kho gạo của nước này bằng việc cho phép xuất khẩu gạo tấm. Quyết định được đưa ra vào cuối ngày 7.3 vừa qua. Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA), ông B.V. Krishna Rao, cho biết: Sản lượng xuất khẩu gạo tấm trong năm 2025 dự kiến khoảng 2 triệu tấn.Trước đó, Ấn Độ xuất khẩu 3,9 triệu tấn gạo tấm mỗi năm. Khách hàng chính của gạo tấm Ấn Độ là Trung Quốc - khoảng 2 triệu tấn để làm thức ăn chăn nuôi và sang các nước châu Phi như Senegal và Djibouti.Tuy nhiên từ tháng 9.2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm. Đến năm 2023 khi xảy ra hiện tượng nắng nóng gay gắt kéo dài và giá gạo nội địa tiếp tục tăng cao, cùng với hàng loạt chính sách hạn chế xuất khẩu các mặt hàng gạo, Ấn Độ cấm cả việc bán mặt hàng gạo tấm cho các công ty sản xuất elthanol nội địa.Đến cuối tháng 9.2024, Ấn Độ đã cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu gạo trắng 5%. Trong 3 tháng cuối năm 2024, Việt Nam vẫn giữ được giá gạo xuất khẩu ở mức cao do thị phần của hạt Việt Nam không cùng phân khúc với gạo Ấn Độ, nhưng bất ngờ trong 2 tháng đầu năm 2025 gạo Việt Nam lao dốc không phanh và đang ở mức thấp nhất thế giới.Vì vậy, động thái mở kho của Ấn Độ được đánh giá sẽ tác động mạnh tới thị trường gạo toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các thương nhân Ấn Độ hiện chào giá gạo tấm ở mức 330 USD/tấn trong khi các nước như Việt Nam, Myanmar và Pakistan chỉ có khoảng 300 USD.Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhận định: Thị trường Việt Nam trước đây vẫn nhập mặt hàng gạo tấm để phục vụ cho nhu cầu chế biến các sản phẩm ăn liền như bún, phở, bánh tráng… Việc Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo tấm, nếu với mức giá cạnh tranh tốt thì sản phẩm sẽ được nhập về để phục vụ cho mục đích này và làm gia tăng sức ép cho lúa gạo nội địa.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam tuy xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo nhưng lại nhập khẩu đến khoảng 1,2 triệu tấn lúa hầu hết từ Campuchia, làm gia tăng áp lực khiến giá lúa gạo tại ĐBSCL chìm sâu trong 1 thời gian dài.Kiều Minh Tuấn: “Bắt Kaity Nguyễn ôm thật nhiều để... quen hơi“
VIDEO: 5 ô tô bị khách Việt ‘thờ ơ’ nhất 6 tháng đầu năm 2021
Không được đưa lao động đi làm việc tại Israel cho đến khi có thông báo mới
Về tỷ lệ phá thai theo độ tuổi, các ước tính trong điều tra SDGCW cho thấy tỷ lệ phá thai cao nhất ở phụ nữ từ 25 - 29 tuổi là 9 lần/1.000 phụ nữ. Tiếp theo là nhóm từ 20 - 24 tuổi (7 lần/1.000 phụ nữ), rồi đến nhóm từ 30 - 39 tuổi (6 lần/1.000 phụ nữ). Nhóm vị thành niên từ 15 - 19 tuổi có tỷ lệ phá thai là 1 lần/1.000 phụ nữ.
Một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tại cuộc giao ban đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ngày 11.3 là rà soát, phân cấp xử lý thủ tục hành chính.Ông Đỗ Đức Duy yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp. Các đơn vị phải rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tích hợp để giải quyết đồng thời các thủ tục hành chính có liên quan, đẩy nhanh tốc độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm thông suốt, liền mạch, minh bạch và hiệu quả.Ông Duy nêu ví dụ, bây giờ cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản với giao khu vực biển; một số thủ tục về lĩnh vực môi trường với chăn nuôi, thú y đều là cấp giấy phép của bộ, đều cùng một bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ có yêu cầu bổ sung thêm, các cơ quan hướng dẫn lại, chỉ để một bộ hồ sơ nhưng cấp được 2 giấy phép, hiện nay giấy phép cấp theo các luật chuyên ngành.Trước ngày 30.6, theo mốc thời gian của Chính phủ, các cục chuyên ngành phải hoàn thành chuyển đổi số dịch vụ công toàn trình, để giảm thiểu lỗ hổng phía dưới trong việc cấp phép, nhất là năng lực cán bộ tại các trung tâm vùng.Ngay trong năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm 30% chi phí tuân thủ trong giải quyết thủ tục hành chính và bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Bởi, theo Bộ trưởng Duy, một số lĩnh vực của bộ đang giải quyết số lượng hồ sơ, thủ tục hành chính "rất lớn, thậm chí là rất rất lớn" như trồng trọt và bảo vệ thực vật. "Bộ có chức năng kiểm soát tại các cửa khẩu nhưng phải rà soát lại, liệu rằng là những thủ tục ấy có thể phân cấp cho địa phương được không hay cứ phải người của bộ ngồi ở đó. Bây giờ, một ngày một cục chuyên ngành giải quyết 2.000 hồ sơ, thủ tục hành chính là khối lượng khủng khiếp", ông Duy nói.Theo ông, nếu như chỉ là đối chiếu thủ tục, giấy tờ với biểu mẫu có sẵn để bấm nút thông quan thì không cần phải là cán bộ chuyên môn ở cấp cục, hoàn toàn có thể phân cấp cho địa phương hoặc phối hợp với hải quan để tích hợp.Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các đơn vị, các thứ trưởng phụ trách phải rà soát ngay, sớm báo cáo lại để có phương án cắt giảm, phân cấp thủ tục hành chính.Cũng theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, một trong những ưu tiên trọng tâm thời gian tới là đẩy mạnh phát triển khoa, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số ngành nông nghiệp và môi trường.Trong tuần này, bộ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ chính trị và Nghị quyết 03 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu, đề xuất cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm."Bộ ta đang giao kinh phí cho các viện khoa học theo biên chế là lạc hậu lắm rồi, có những bộ đã thay đổi cơ chế này từ 15 năm trước, bây giờ yêu cầu là giao theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu, muốn làm được thì phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho các dự án, đề tài khoa học, công nghệ và các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước", ông Duy nói và khẳng định, tới đây tất cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế đặt hàng sòng phẳng, không giao theo biên chế, không gọi là bao cấp nữa.Cơ quan đặt hàng là các cục quản lý chuyên ngành, Vụ Khoa học - Công nghệ tham mưu tổng hợp các cơ sở nghiên cứu khoa học có thể trong bộ, có thể ngoài bộ nếu như đơn vị trong bộ không phù hợp để đặt hàng.
Những tấm lòng vàng 8.7.2022
Chất xơ là thành phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng chưa đến 10% dân số tiêu thụ đủ lượng chất xơ theo mức khuyến nghị hằng ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đã đưa ra lý do thuyết phục để mọi người tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ như đậu, các loại hạt, rau họ cải và quả bơ.Khi tiêu thụ chất xơ, hệ vi sinh vật đường ruột sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn. Những hợp chất này từ lâu đã được các nhà khoa học nghi ngờ là có ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng gien. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford đã theo dõi tác động của 2 axit béo phổ biến nhất trong ruột, là propionate và butyrate, trong việc làm thay đổi biểu hiện gien trong các tế bào người khỏe mạnh, trong các tế bào ung thư ruột kết ở người đã được điều trị, chưa được điều trị và trong ruột chuột. Kết quả đã phát hiện quá trình tiêu hóa chất xơ tạo ra 2 sản phẩm phụ có khả năng thay đổi trong biểu hiện gien biến chúng trở nên có đặc tính chống ung thư, theo trang tin khoa học ScitechDaily. Cụ thể, 2 sản phẩm phụ được tạo ra khi tiêu thụ chất xơ là axit béo propionate và butyrate, những chất này gây ra những thay đổi giúp điều chỉnh sự phát triển, biệt hóa và tự chết của tế bào - những yếu tố chính trong phòng ngừa ung thư.Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Michael Snyder, Giáo sư di truyền học tại Trường Y Đại học Stanford, cho biết: Nghiên cứu đã cho thấy, ăn chất xơ giúp điều chỉnh chức năng gien có tác dụng chống ung thư.Theo trang tin sức khỏe Healthline, những thực phẩm chứa nhiều chất xơ nhất gồm quả lê, dâu tây, bơ, yến mạch, táo, mâm xôi, việt quất, chuối, cà rốt, củ dền, bông cải xanh, atisô, cải Brussels, xà lách, rau bó xôi, cà chua, các loại đậu, hạt quinoa, bỏng ngô, hạnh nhân và các loại hạt, hạt chia, khoai lang và sô cô la đen.