Lần đầu ăn tết ở TP.HCM, cả nhà thâu đêm canh nồi bánh tét: 'Tết sum vầy là đây'
Hôm nay 6.3, Bộ KH-CN đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Mạnh Hùng đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm các vị trí cấp trưởng và cấp phó tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ này. Cụ thể, cấp trưởng 25 đơn vị của Bộ KH-CN (sau thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy) gồm: Ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính; bà Phạm Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá và thẩm định công nghệ; ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ; ông Trần Quốc Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số; ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; bà Lê Hương Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; bà Hoàng Thị Phương Lựu, Chánh văn phòng Bộ; bà Nguyễn Như Quỳnh, Chánh thanh tra Bộ; ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện T.Ư. Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT; ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia; ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ; ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin - Thống kê; ông Nguyễn Thành Chung, Cục trưởng Cục Viễn thông; ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia; ông Đỗ Công Anh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; ông Vũ Văn Tích, Giám đốc Học viện Chiến lược KH-CN; ông Phạm Văn Hiếu, Tổng biên tập Báo VnExpress. Bộ KH-CN cũng công bố các quyết định bổ nhiệm các cấp phó tại 25 đơn vị và lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp công lập, 3 doanh nghiệp thuộc Bộ KH-CN. Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, Chính phủ đã quyết định hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN, tên bộ mới là Bộ KH-CN. Lãnh đạo Bộ KH-CN sau sáp nhập gồm Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 5 thứ trưởng: ông Phạm Đức Long, ông Bùi Thế Duy, ông Hoàng Minh, ông Lê Xuân Định, ông Bùi Hoàng Phương.Ngày 2.3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH-CN, có hiệu lực từ 1.3. Theo đó, Bộ KH-CN có 25 đơn vị.Mitsubishi Triton 2020: Có đáng 'đồng tiền bát gạo'?
Ở lần thứ 2 tham dự vòng loại Đông Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, đội bóng Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đã thể hiện bộ mặt rất khác, cho thấy sự tiến bộ chuyên môn rất rõ.Điều này thể hiện qua 2 chiến thắng ở vòng bảng, với tỷ số 3-1 trước Trường ĐH Bình Dương và 6-0 trước Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi để lọt vào vòng bán kết với ngôi đầu nhóm 1.Thậm chí, thầy trò HLV Vũ Đức Thanh Châu của Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu còn đang tự tin hướng đến trận chung kết vòng loại, để tranh tấm vé đáng mơ ước dự vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025 tại TP.HCM.Trong khi đó, Trường ĐH Lạc Hồng đã có hành trình hú vía, khi thua đậm 1-9 trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai và bất ngờ để Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 cầm hòa với tỷ số 1-1.Rất may ở lượt đấu cuối cùng, đội bóng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã thắng đậm Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2 với tỷ số 11-0, giúp thầy trò HLV Đèo Đăng Khoa lách qua khe cửa hẹp nhờ hơn hiệu số phụ.Dù bị đánh giá thấp hơn, nhưng trái bóng vốn tròn nên không ai có thể nói trước điều gì, vì nếu có chiến thuật tiếp cận trận đấu hợp lý, cộng thêm một chút may mắn thì Trường ĐH Lạc Hồng vẫn có thể hoàn toàn có thể tạo nên bất ngờ.
Toan tính của Trung Quốc khi đầu tư vào Afghanistan
Thầy Lâm từng tốt nghiệp ngành giáo dục thể chất Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vào năm 2015 và được Sở GD- ĐT TP.HCM phân công về dạy tại Trường THPT Nguyễn Du (Q.10). Tại đây, thầy Lâm bắt đầu "bén duyên" và hoạt động sôi nổi với công tác Đoàn khi đảm nhận vị trí trợ lý thanh niên.
Chiều 12.1, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam), cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật nội soi gắp thành công dị vật là chiếc răng giả trong thực quản của bệnh nhân N.V.T (51 tuổi, ở xã Bình Nam, H.Thăng Bình, Quảng Nam).Hiện sức khỏe bệnh nhân T. đã ổn định, đang được điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng.Trước đó, vào lúc 13 giờ 5 phút cùng ngày, Khoa Tai Mũi Họng tiếp nhận bệnh nhân N.V.T được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng nuốt đau, nuốt vướng, đau ngực, khó thở, không ăn uống được.Người nhà cho biết trong lúc ăn, ông T. vô tình nuốt luôn răng giả.Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cấp cứu, các bác sĩ nhận định có dị vật đoạn C3-C5 dài 5 cm, ngang 3 cm, có móc thép.Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Khoa Gây mê - Hồi sức. Tại đây, bác sĩ Tiên cùng ê kíp đã phẫu thuật nội soi ống cứng, lấy thành công dị vật (chiếc răng giả kích thước 3x5 cm) ra ngoài. Ca nội soi kéo dài khoảng 40 phút.Do cấu tạo của răng giả có nhiều mấu nên bám chặt vào thực quản, khiến quá trình nội soi gặp nhiều khó khăn so với các dị vật thông thường khác.Sau khi được can thiệp, bệnh nhân T. đã ăn uống bình thường, không còn tình trạng nuốt đau.Bác sĩ Tiên khuyến cáo, người dân nên thận trọng khi ăn uống để tránh trường hợp hóc dị vật gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể đe dọa đến tính mạng. Trong trường hợp nếu không may nuốt các dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, không nên áp dụng các "mẹo" dân gian như uống nước, nuốt cơm hoặc cố móc họng để dị vật trôi xuống dưới sẽ gây ra khó khăn hơn trong việc điều trị.Cũng theo bác sĩ Tiên, thời gian qua, Khoa Tai Mũi Họng đã kịp thời phẫu thuật, cứu chữa thành công nhiều trường hợp bị hóc dị vật được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Giám đốc công ty bất động sản làm giả 20 sổ đỏ, lừa đảo 8,5 tỉ đồng
Tổ chức Times Higher Education (THE) đặt trụ sở tại Anh ngày 22.1 công bố bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới theo nhóm ngành đào tạo năm 2025. Lần đầu tiên, có 9 trường ĐH Việt Nam góp mặt và được xếp hạng ở 8/11 nhóm ngành là: kinh doanh và kinh tế, khoa học máy tính, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kỹ thuật, y tế và sức khỏe.Trong số này, 3 đại diện lần đầu được xếp hạng là ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trường ĐH Y Hà Nội. Đây cũng là 3 trường mới góp mặt vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới năm 2025 do THE công bố vào năm 2024. Còn lại, 6 gương mặt cũ là ĐH Duy Tân, Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Quốc gia TP.HCM, Huế và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Hiện, chưa có đại diện nào của Việt Nam lọt vào tốp thế giới ở 3 lĩnh vực là nghệ thuật và nhân văn, luật, tâm lý. Với các nhóm ngành đào tạo còn lại, thứ hạng của các trường không thay đổi nhiều so với năm trước, song tín hiệu tốt là các ĐH vẫn giữ thứ hạng ổn định trong bối cảnh tổng số đơn vị tham gia xếp hạng tăng lên. Năm nay cũng không có đại diện nào lọt vào tốp 300 trường có nhóm ngành đào tạo ĐH tốt nhất thế giới.Chi tiết hơn, với lĩnh vực kinh doanh và kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM dẫn đầu Việt Nam ở vị trí 301-400, cách biệt khá xa với các trường còn lại vốn chỉ nằm ở nhóm 601-800 và 801+. Còn ở ngành khoa học máy tính, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng nhất với thứ hạng 401-500, chênh lệch nhỏ với vị trí số 2 là ĐH Duy Tân (nhóm 501-600).Ở nhóm ngành kỹ thuật, ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều đạt thứ hạng cao nhất Việt Nam, cùng thuộc vị trí 301-400. Điều này diễn ra tương tự ở lĩnh vực khoa học sự sống (hai trường cùng đạt thứ hạng 401-500) và khoa học tự nhiên (301-400). Còn ở nhóm ngành y tế và sức khỏe, ĐH Duy Tân được xếp số 1 Việt Nam ở thứ hạng 401-500. Tương tự, ĐH này cũng dẫn đầu lĩnh vực khoa học xã hội (401-500).Riêng ở lĩnh vực khoa học giáo dục Việt Nam chỉ có một đại diện là ĐH Quốc gia Hà Nội, thuộc nhóm 401-500. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp trường đạt được thành tích này sau nhiều năm liền không có đơn vị nào từ Việt Nam góp mặt.THE thông tin phương pháp xếp hạng các nhóm ngành đào tạo vẫn dựa trên 18 tiêu chí, chia thành 5 nhóm là môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và triển vọng quốc tế, tương tự cách xếp hạng các ĐH tốt nhất thế giới. Tuy vậy, để đảm bảo công bằng, trong mỗi nhóm ngành, tổ chức này sẽ điều chỉnh trọng số của một số tiêu chí chứ không áp dụng một tỷ lệ chung cho tất cả.THE ví dụ đối với nhóm ngành nghệ thuật và nhân văn, nơi công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn ở các tạp chí khoa học, thì tiêu chí về trích dẫn bài báo sẽ bị giảm trọng số. Trong khi đó, nhóm ngành kỹ thuật lại chú trọng hơn vào năng suất nghiên cứu, hợp tác với doanh nghiệp, thế nên trọng số của các tiêu chí này sẽ tăng. Tóm lại, cách xếp hạng mỗi nhóm ngành sẽ tùy thuộc vào đặc thù tương ứng.Dữ liệu xếp hạng các nhóm ngành đào tạo tốt nhất thế giới được tổng hợp dựa trên 157 triệu trích dẫn khoa học, 18 triệu ấn phẩm nghiên cứu và phần phản hồi khảo sát từ hơn 93 nghìn học giả trên toàn cầu, THE nói thêm.THE là một trong những tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và ShanghaiRanking Consultancy (Trung Quốc). THE xếp hạng các ĐH từ năm 2004 cùng QS, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.