Chưa nghỉ lễ 30.4, nhiều tuyến đường đã kẹt xe nghiêm trọng: CSGT TP.HCM khuyến cáo tránh đường nào?
Khi nhìn những chùm cà chua xum xuê nhiều màu sắc, những loại rau xanh tốt hay các loại hoa đua nhau khoe sắc trên sân thượng nhà chị Tú khiến ai cũng không khỏi trầm trồ. Chị Tú kể bắt đầu trồng cây trên sân thượng từ năm 2021, khi nhà vừa mới xây xong là chị đã có ý định trồng rau, quả sạch cho cả nhà sử dụng. Khu vườn của người mẹ trẻ luôn tươi tốt quanh năm, mùa nào thức nấy. “Vào mùa đông thì mình trồng cà chua và rau ăn lá theo mùa như: xà lách, súp lơ, cải kale và các loại cải khác. Vào mùa hè thì vườn có các loại dưa, mướp đắng, mướp ngọt, đậu bắp, đậu đũa… Mình trồng luân phiên quanh năm”, chị Tú nói.Nhờ đôi tay khéo léo của chị mà khoảng sân thượng 80 m2 lúc nào cũng tràn ngập màu sắc và đầy sức sống. Chị Tú cho biết thời gian đầu làm vườn chỉ dám trồng những loại rau đơn giản, dễ chăm sóc như: cải ngọt, rau đay, mồng tơi, rau dền. Dần dần sau khi đã có kinh nghiệm, chị chuyển sang trồng những loại cây khó hơn như: dưa, cà chua và các loại rau của nước ngoài. “Mình tham gia vào các hội nhóm trồng cây trên mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm của mọi người rồi áp dụng theo”, chị Tú cho hay.Vì có niềm yêu thích với việc trồng cây nên khu vườn trên sân thượng là do một tay chị Tú chăm sóc. “Mình tranh thủ mọi thời gian rảnh để trồng và chăm sóc khu vườn. Làm vì sở thích nên thấy rất vui”, người mẹ trẻ chia sẻ.Không chỉ có rau, quả mà khu vườn sân thượng của chị Tú còn có rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hướng dương, bách nhật, thược dược, cúc, hoa bất tử…Để có được khu vườn như hiện tại, thời gian đầu chị Tú đã bỏ ra chi phí khoảng 10 triệu đồng để làm giàn và khung kê chậu. Vì muốn tiết kiệm chi phí mua chậu, người mẹ trẻ tận dụng các thùng xốp để trồng cây. Vì khu vườn nằm ở trên sân thượng nên chị Tú cho biết khó khăn, vất vả nhất là lúc trộn đất và sau khi thu hoạch xong phải dọn dẹp thân cây mang vác xuống dưới nhà. Nhưng bù lại, hầu như quanh năm nhà chị Tú rất ít khi phải mua rau, quả bên ngoài, cả nhà có nguồn thực phẩm sạch ngay tại vườn.“Ngoài ra, khu vườn còn góp phần điều hòa không khí, đem lại bóng mát vào mùa hè, là nơi thư giãn thoải mái của cả nhà khi được ngắm rau xanh, trái ngọt”, chị Tú vui vẻ chia sẻ.Với kinh nghiệm trồng cây của mình, chị cho biết muốn cây tươi tốt thì cần đảm bảo đủ các yếu tố như nước, ánh sáng, phân bón và đất đủ dinh dưỡng. “Quan trọng nhất là cải tạo đất ban đầu, phải đảm bảo đất không có nấm bệnh, tơi xốp, đủ dinh dưỡng thì cây mới có lực để phát triển nhanh và đẹp. Sau đó là đến phân bón. Mình bón phân hữu cơ định kỳ cho rau mỗi tuần 1 lần”, chị Tú chia sẻ.Sau khi chia sẻ những hình ảnh về khu vườn trên sân thượng của mình trong các hội nhóm trồng cây, chị Tú nhận về nhiều lời khen ngợi và những bình luận “xin vía” trồng cây mát tay. “Mình thấy rất vui và sẽ có thêm động lực để tạo ra khu vườn ngày càng đẹp hơn”, chị nói.Sắp tới chị Tú dự định sẽ trồng thêm các loại rau quả như: dưa lưới, dưa leo, dưa bở sáp, các loại mướp cùng rau ăn lá dành cho mùa hè.Chưa đủ căn cứ hủy kết quả đấu giá nhà hàng Thủy Tạ, Đà Lạt
Chiều 28.2, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Ông Đinh Văn Tuấn, Bí thư Huyện ủy Di Linh được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2021-2026. Trước đó, HĐND tỉnh Lâm Đồng tổ chức kỳ họp thứ 23 để xem xét quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Kỳ họp dưới sự chủ trì của bà Phạm Thị Phúc, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐNĐ tỉnh. Tại kỳ họp này đã tiến hành bầu bổ sung ủy viên UBND tỉnh, bầu Phó chủ tịch UBND tỉnh khóa X đối với ông Đinh Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, với kết quả đạt tỷ lệ 100%. Tại kỳ họp, Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng thông báo các quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ khác. Ông Trần Hồng Quyết, Giám đốc sở Nội vụ được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy Di Linh. Ông Phạm Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh làm Giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng. Bà Phạm Thị Hồng Hải, nguyên Giám đốc sở GD-ĐT làm Phó trưởng ban Tuyên giáo - Dân Vận Tỉnh ủy. Công bố quyết định điều động ông Vương Tôn Kiên, Phó giám đốc Sở TT-TT làm Phó chánh văn phòng Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 5 năm); ông Nguyễn Văn Hữu, Phó chánh thanh tra tỉnh giữ chức Phó bí thư Huyện ủy Đơn Dương; ông Nguyễn Hoàng Đạo, thư ký Bí thư Tỉnh ủy làm Phó giám đốc Sở Dân tộc - Tôn giáo; bà Phạm Thị Minh Hiền, Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công (thuộc Văn phòng UBND tỉnh) làm Phó giám đốc Sở KH-CN tỉnh Lâm Đồng.Ông Nguyễn Thái Học, quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, chúc mừng các cán bộ vừa được điều động và bổ nhiệm. "Rất mong các đồng chí được điều động, bổ nhiệm lần này phát huy được năng lực, cố gắng thể hiện vai trò trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ mới. Làm sao thể hiện được, thực hiện được phương châm 'chọn đúng người, làm đúng việc' mà tỉnh đã đề ra", ông Nguyễn Thái Học nói.
Suni Hạ Linh xuất hiện cùng 'ma nữ' Mai Davika tại 'Đạp gió 2024'
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Ngày 12.2, theo TTXVN, Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trương Huy San (64 tuổi, trú tại Q.3, TP.HCM) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ông San bị truy tố theo quy định tại khoản 2, điều 331 bộ luật Hình sự.Theo cáo buộc, từ năm 2015 - 2024, ông Trương Huy San tự thu thập thông tin, tài liệu, soạn thảo và đăng trên Facebook cá nhân "Truong Huy San (Osin Huy Duc)" nhiều bài viết.Trong số này, cơ quan tố tụng xác định có 13 bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Các bài viết có số lượng tương tác, bình luận, chia sẻ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, nên cần thiết xử lý theo quy định pháp luật.Quá trình điều tra, ông Trương Huy San khai nguồn thông tin để viết bài do mình tự thu thập, tự đánh giá. Bị can nhận thức được nội dung 13 bài viết này gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân, nhưng không có ý đồ chống Đảng, chống Nhà nước.Là vùng sông nước nên từ rất lâu cư dân ĐBSCL có tục tống phong hay còn gọi là tống ôn, tống gió. Ý nghĩa lễ nhằm tống khứ những rủi ro, bệnh tật, tai ách. Đây là lễ hội truyền thống trong 3 ngày từ 12 - 14 tháng giêng âm lịch hằng năm, với nhiều hoạt động thú vị, đậm chất sông nước miền Tây.Năm nay, ngày lễ chính diễn ra vào ngày 11.2, tại Miếu Bà Chúa Xứ (Xóm Chài, KV.4, P.Hưng Phú, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ). Trong ngày này, nhiều gia đình còn tổ chức đốt lửa, đốt gạo muối để tiêu trừ những ám khí còn sót lại và cùng đón lấy ngọn gió tốt lành, điều may mắn, hưng thịnh về cho xóm làng. Đa số người dân Xóm Chài đều chuẩn bị ghe từ trước với đồ ăn, thức uống, vòi xịt nước để thực hiện lễ hội trên sông. Hàng trăm du khách cũng thuê ghe, đem theo đồ ăn, thức uống để đi diễu hành, mở tiệc ngay trên ghe, hòa mình cùng không khí lễ hội.Lễ hội thu hút hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ đi sau tàu chở bè tống ôn di chuyển một vòng quanh khu vực sông Cần Thơ diễu hành một đoạn sông, sau đó di chuyển ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè tống phong, cầu may mắn trong năm mới.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Con trai chăm mẹ sau tai biến khiến dân mạng rưng rưng
Ngày 9.1, UBND Q.10 (TP.HCM) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025. Theo báo cáo, năm 2024, Q.10 thu ngân sách đạt hơn 2.996 tỉ đồng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 98%. Về chương trình nhà ở và phát triển đô thị, UBND Q.10 tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu dự án chỉnh trang và phát triển đô thị đảm bảo đúng, vượt tiến độ, an toàn, hiệu quả. Q.10 đã tổ chức làm việc với Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn liên quan dự án chung cư Nguyễn Kim - Khu B (P.7), đề xuất UBND TP.HCM và Sở Xây dựng xem xét giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án.Về dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng mới cụm chung cư Ngô Gia Tự tại P.2, UBND Q.10 phối hợp các cơ quan chức năng khác để triển khai công việc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM. Q.10 tiếp tục theo dõi việc kiến nghị thành phố bố trí vốn để thực hiện kiểm định 25 lô chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 với tổng mức kinh phí đầu tư là 4,6 tỉ đồng. Báo cáo về nhu cầu không sử dụng và đề xuất UBND TP.HCM xử lý 100 căn hộ có mục tiêu phục vụ tái định cư tại dự án khu căn hộ - trung tâm thương mại dịch vụ Đông Dương (334 Tô Hiến Thành, P.14). Đáng chú ý, Q.10 đã cho xây dựng khu ẩm thực và mua sắm Hòa Hảo tại P.2 nhằm giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế địa phương. Tại hội nghị, đại diện UBND P.2 cho biết, chung cư A, B Ngô Gia Tự được xây dựng và hoàn thành vào năm 2010 - 2013, phần lớn người dân sinh sống chủ yếu là buôn bán thức ăn, nước giải khát nhỏ lẻ. Người dân sử dụng vỉa hè xung quanh chung cư để mua bán dẫn đến mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự xung quanh khu vực. Ngoài ra, khu vực sân chung giữa 2 chung cư và một số hạng mục khác cũng bị xuống cấp nhiều, gây mất vệ sinh môi trường.Trước tình hình trên, UBND P.2 cùng Ban Quản trị 2 chung cư A, B Ngô Gia Tự đã lên phương án xây dựng, chỉnh trang bố trí các quầy hàng kinh doanh ẩm thực và các sản phẩm lưu niệm xung quanh 2 cao ốc với tên gọi "Khu ẩm thực và mua sắm Hòa Hảo".Khu ẩm thực và mua sắm Hòa Hảo là phương án vừa đảm bảo cuộc sống mưu sinh của người dân, vừa góp phần cải thiện mỹ quan đô thị, đảm bảo trật tự lòng lề đường và vệ sinh môi trường tại khu vực.Ngày 18.12, khu ẩm thực và mua sắm Hòa Hảo được ra mắt và đi vào hoạt động với hơn 75 gian hàng ẩm thực và các gian hàng sản phẩm lưu niệm, sản phẩm bình ổn giá chất lượng cao. Bí thư Quận ủy Q.10 Lê Văn Minh đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ năm 2024 đã được toàn thể chính quyền và người dân Q.10 cùng phấn đấu để đạt được các kết quả khả quan. Trong thời gian từ giờ cho đến tết, ông Minh đề nghị Q.10 cùng nhau tiếp tục đảm bảo công việc, có nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân.