Vừa trẻ trung lại đảm bảo vẻ sang xịn chính là 'sức mạnh' của áo sơ mi
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.Nhà bên sông - nét đẹp thân thương khi đến miền Tây
Việc kéo dài thời gian cập nhật phần mềm cho smartphone hứa hẹn sẽ giảm thiểu lượng điện thoại bị vứt bỏ, kéo dài tuổi thọ thiết bị và giảm áp lực nâng cấp thường xuyên, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng. Mặc dù vậy, gần 2 năm sau, nhiều người bắt đầu nghi ngờ về tầm quan trọng của hoạt động này.Một trong những lý do chính khiến 7 năm cập nhật không thực sự tạo ra tác động lớn là hầu hết người dùng không giữ điện thoại lâu đến vậy. Theo số liệu từ Statista, chu kỳ thay thế smartphone trung bình ở Mỹ hiện là khoảng 2,54 năm và mặc dù dự kiến sẽ tăng lên 2,68 năm vào năm 2027, con số này vẫn còn cách xa 7 năm. Các nhà sản xuất điện thoại hiểu rõ điều này, kết quả là việc hứa hẹn 7 năm cập nhật phần mềm không tốn kém nhiều vì họ biết rằng phần lớn người dùng sẽ "không ở lại để hưởng lợi từ nó".Ngoài ra, ngay cả khi người dùng muốn giữ smartphone lâu hơn, các vấn đề về phần cứng có thể buộc họ phải nâng cấp. Chip và pin của smartphone thường bị lỗi thời sau vài năm sử dụng và màn hình cũng có thể gặp vấn đề sau thời gian dài. Chi phí và phiền phức khi duy trì một chiếc smartphone cũ có thể vượt xa lợi ích của việc giữ lại nó.Điều này cho thấy, mặc dù việc cung cấp 7 năm cập nhật phần mềm có vẻ như là một động thái thân thiện với người dùng nhưng đây có thể chỉ là một chiến lược tiếp thị giúp các công ty tạo dựng hình ảnh bền vững mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Họ vẫn có thể thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách khuyến khích người dùng nâng cấp thường xuyên.Dĩ nhiên không phải tất cả đều tồi tệ. Việc cập nhật phần mềm dài hạn có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp quản lý một nhóm thiết bị nhằm giúp họ tiết kiệm chi phí thay thế. Người dùng có ngân sách hạn hẹp hoặc theo chủ nghĩa tối giản cũng có thể đánh giá cao việc có thêm 1 hoặc 2 năm hỗ trợ phần mềm.Tóm lại, mặc dù 7 năm cập nhật phần mềm nghe có vẻ hấp dẫn nhưng thực tế cho thấy hầu hết người dùng sẽ nâng cấp smartphone trước khi hết thời gian hỗ trợ. Nếu không có sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng và khả năng thích ứng của phần cứng, lời hứa này có thể chỉ là một chiêu trò tiếp thị hơn là một cam kết thực sự mang lại lợi ích cho người dùng.
Người nuôi cá bổi U Minh khốn khó vì nạn làm giả thương hiệu
Thái Lan hòa Việt Nam
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến xin quẻ, cúng sao giải hạn đầu năm để cả năm bình an, may mắn. Nhiều người đang lầm tưởng những điều này có nguồn gốc trong Phật giáo. Tuy nhiên, thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM khẳng định đây là những điều không có trong đạo Phật.Khi coi bói, xin quẻ là chúng ta tin vào định mệnh của mình, tin vào hên xui có một sự an bài nào đó. Điều này xuất phát từ ảnh hưởng của văn hóa Lão từ Trung Hoa. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, coi tướng, coi tay, coi ngày, coi tháng, xin săm, bói quẻ không có trong đạo Phật.Theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta là người quyết định cho con đường hạnh phúc hay khổ đau của chính mình, tức là chính mình tạo ra và đón nhận hoa trái hay hậu quả do chính mình tạo nên. Do đó, thực hiện lời dạy của Đức Phật là đúng một tiến trình nhân quả giúp con người có ý chí, nghị lực, có sáng tạo vươn lên né những cái ác, hướng thiện, làm cái tốt đẹp. Còn chấp nhận sự an bài nào đó có thể khiến con người bị chững lại trí tuệ, làm thui chột sự phấn đấu của con người vì tin có sự an bài."Mỗi con người là ông thầy bói, là săm quẻ cho chính mình. Nếu vận hạn nằm trong bàn tay thì chính bàn tay mình quyết định con đường đi chứ không phải do tác động yếu tố bên ngoài. Hãy tin vào điều đó chúng ta sẽ có cuộc sống tốt hơn, góp phần xây dựng gia đình và xã hội được tốt hơn", vị thượng tọa chia sẻ.Trong nhiều năm qua, GHPGVN có chủ trương không dâng sao giải hạn, không xin săm, bói quẻ. Thay vào đó, GHPGVN có thông bạch đề nghị các chùa cúng cầu an đầu năm, khai kinh Dược Sư. Trong đó, "Dược" là thuốc, "Sư" là ông thầy; "Dược Sư" là ông thầy thuốc trị tâm bệnh cho chúng sinh. Những toa thuốc đó là những lời dạy của Phật, của Thánh hiền, thực hiện theo kinh, theo lời dạy chính là thực hiện theo toa thuốc.Vì vậy, thượng tọa Thích Trí Chơn khuyên rằng, tin vào Đức Phật, thực tập lời dạy của Ngài thì chúng ta sẽ có được một năm mới bình an, hạnh phúc. "Chúng ta nên chọn mĩ tục, hãy loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp nữa. Người ta xin săm, bói toán, chọn ngày, chọn tháng, chọn tuổi vì không đủ tự tin. Chúng ta không nên tin vào đối tượng bên ngoài, tin vào con người bên ngoài mà đánh mất mình, đánh mất bình an, hạnh phúc. Mỗi người hãy vững chãi, tự tin với chính mình, bước chân mình đi, ánh mắt mình nhìn, bàn tay mình làm việc góp phần cho cuộc sống này được tốt đẹp hơn", sư thầy bày tỏ.Như vậy, mỗi ngày, chúng ta cần tự làm mới lấy mình, nhìn cuộc sống với ánh mắt tinh khôi, nở nụ cười cho thật tỏa sáng thì mỗi ngày trôi qua sẽ đều là mới. Qua đó, mỗi khoảnh khắc chúng ta đều sống trong cái mới, tự thiết lập cho mình bình an, hạnh phúc, thậm chí bản thân mỗi người sẽ đủ khả năng hóa giải khổ đau nếu đủ chất liệu bình an trong trái tim này.
Vấn đề lớn của Ukraine không thể giải quyết bằng viện trợ Mỹ
Liên tiếp trong hai ngày 18 và 19.2 năm 2025, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 thuộc Cục QLTT Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S do bà N.T.P.L làm đại diện tại địa chỉ: đường Mậu Thân, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) và hộ kinh doanh Giày 99 do ông N.T.H.T là đại diện, tại địa chỉ: Khu vực 2, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ). Qua kiểm tra, Đội QLTT số 3 đã phát hiện tại hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S đang bày bán 9 đôi dép da nam nhãn hiệu Hèrmes, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trên quai dép có gắn hình chữ H, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Hèrmes đã được bảo hộ tại Việt Nam, các sản phẩm trên được in, gắn nhãn hiệu Hèrmes trực tiếp trên sản phẩm không thể bóc tách, tháo rời ra được, tổng giá trị được xác định theo giá niêm yết là 8,5 triệu đồng.Đối với hộ kinh doanh Giày 99, Đội QLTT số 3 phát hiện tại đây đang bày bán 12 đôi giày thể thao nhãn hiệu Nike có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike đã được bảo hộ tại Việt Nam, các sản phẩm không thể bóc tách hoặc tháo rời ra được, tổng giá trị được xác định theo giá niêm yết là 10,2 triệu đồng.Bà N.T.P.L là đại diện hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S và ông N.T.H.T là đại diện hộ kinh doanh Giày 99 không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa nêu trên. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm của hai vụ việc trên là 18,7 triệu đồngNgoài ra, Đoàn kiểm tra còn phát hiện tại hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S sử dụng website https://adamshoes.vn có chức năng đặt hàng trực tuyến để kinh doanh các mặt hàng giày, dép các loại nhưng không thực hiện thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng.Lãnh đạo Đội QLTT số 3 cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục bám sát địa bàn để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng không gian mạng như Facebook, TikTok…, ngăn chặn các hành vi vi phạm như mua bán hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật.