Gửi thiệp mời đám cưới đến những người nổi tiếng và nhận cái kết bất ngờ
Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương, đánh giá cao các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 40; nhấn mạnh thành công của các hoạt động tết Nguyên đán là điểm khởi đầu thuận lợi cho một năm mới tràn đầy thành công của đất nước.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng lưu ý một số vấn đề cần đánh giá, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Cụ thể là phát huy những hiệu ứng tích cực của Nghị định 168, cần tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hình thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông.Đồng thời, tiếp tục tăng cường tấn công trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, tội phạm lợi dụng lễ hội để hoạt động, không để tội phạm hoạt động phức tạp trở lại sau tết Nguyên đán; đánh giá tổng thể về nhu cầu tiêu dùng, sức mua dịp tết của người dân để có các giải pháp điều hành sản xuất, định hướng thị trường, "kích cầu" tiêu dùng trong nước...Về những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, cơ bản thống nhất với 9 nhóm nhiệm vụ đã đề ra, Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ tết, không để xảy ra tình trạng ăn tết kéo dài, lơ là công việc; tổ chức các lễ hội đầu năm bảo đảm an toàn, tiết kiệm, xử lý nghiêm các hình thức lợi dụng, biến tướng.Các ban, bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai Kết luận số 121 ngày 24.1 của T.Ư về tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, bảo đảm các cơ quan sau khi sắp xếp đi vào hoạt động ngay, không gián đoạn, không bỏ sót nhiệm vụ. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy.Tổng Bí thư đề nghị chuẩn bị chu đáo các nội dung kỳ họp Quốc hội tháng 2, nhất là những nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế. Cùng đó, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, nhất là các nhiệm vụ phải hoàn thành trong quý 1/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu quyết tâm thực hiện quyết liệt các chủ trương, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% năm 2025, tạo đà để tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Các cấp, các ngành triển khai ngay từ đầu năm các giải pháp giải ngân đầu tư công, tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển kinh tế - xã hội.Tổng Bí thư nhấn mạnh, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 14.6.2024 và những nội dung sửa đổi về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; đưa vào sử dụng có hiệu quả phần mềm theo dõi tiến độ đại hội đảng các cấp qua ứng dụng VneID.Cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, củng cố niềm tin và sự đồng thuận xã hội về các mục tiêu phát triển đất nước; đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu sai trái, thù địch, các thông tin xấu, độc, nhất là trên môi trường mạng.Chi trả lương hưu dịp Tết Nguyên đán: Còn hơn 3.700 người chưa nhận tiền
Đuôi xe có ít sự thay đổi, cản sau thiếu điểm nhấn
Huyền thoại 'đường giữa' của PSG eSports giải nghệ sau CKTG 2023
Đây là lô sách nhập khẩu từ Nhật Bản, bao gồm các đầu sách thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nội dung sách trải rộng từ các công nghệ hiện đại như cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, đến các lĩnh vực chuyên sâu như nhiệt động học, cơ học chất rắn và kết cấu.TS. Võ Tá Hân cũng đã nhiều lần tặng sách cho Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm 2023, ông tài trợ quyền truy cập vĩnh viễn 500 đầu sách điện tử (ebooks) từ Nhà xuất bản World Scientific (Singapore) cho thư viện nhà trường, với tổng trị giá khoảng 90.000 USD.TS. Võ Tá Hân sang Mỹ du học vào năm 1968 và tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 1972. Sau đó, ông làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính tại nhiều quốc gia như Canada, Philippines và Singapore.Năm 1988, trong chuyến trở về thăm Việt Nam lần đầu tiên, ông nhận thấy sự thiếu thốn về tài liệu khoa học và kỹ thuật trong nước. Từ đó, ông khởi xướng chương trình "Books 4 Vietnam" nhằm quyên góp và chuyển sách khoa học kỹ thuật từ nước ngoài về Việt Nam. Trong hơn 30 năm qua, ông đã trao tặng hơn 1 triệu cuốn sách với tổng trị giá hàng triệu USD cho các thư viện, trường ĐH và cao đẳng trên cả nước.Tại buổi lễ, PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chia sẻ rằng 1.018 đầu sách do gia đình TS. Võ Tá Hân trao tặng sẽ đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho giảng viên, cán bộ và sinh viên. Đặc biệt, nguồn sách quý này không chỉ dành riêng cho Trường ĐH Bách khoa mà còn được chia sẻ với các trường ĐH khác qua hệ thống liên thư viện.Bà Lê Thị Mỹ Châu, phu nhân của TS. Võ Tá Hân, cho biết gia đình bà luôn mong muốn góp phần lan tỏa tri thức, đóng góp vào sự phát triển giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt thông qua việc trao tặng sách.Theo bà Châu, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là một trong những trường ĐH kỹ thuật hàng đầu của cả nước, đào tạo những thế hệ sinh viên xuất sắc, đóng vai trò như "cánh chim đầu đàn" trong lĩnh vực kỹ thuật. Do đó, bà mong rằng lượng sách và tri thức này sẽ giúp ích cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường. "Đó cũng là tâm nguyện của những người Việt Nam xa xứ như gia đình chúng tôi, luôn hướng về Việt Nam với mong muốn xây dựng và phát triển đất nước", bà Châu chia sẻ.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Thu, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết hiện nay nhiều trường ĐH trong nước vẫn còn thiếu hụt nhiều tài liệu về khoa học và kỹ thuật. Nhờ sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân, trong nhiều năm qua, đã có hơn 1 triệu cuốn sách được chuyển về nước, giúp mở rộng tri thức cho đội ngũ giảng viên và sinh viên.Theo ông Thu, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM luôn cố gắng phát huy hiệu quả nguồn lực kiều bào, từ kinh tế, khoa học kỹ thuật đến tri thức. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân và nhiều trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong việc chung tay xây dựng thành phố.
Nhiều trọng tài V-League, hạng nhất còn trẻ từng tham gia làm nhiệm vụ ở các giải U.21, U.19 Thanh Niên đều rất háo hức có mặt tại giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam. Với họ, được điều hành các trận của giải sinh viên còn là dịp nâng cao bản lĩnh và tâm lý cầm còi, cầm cờ.
Chiến sự Ukraine ngày 777: Nga gây áp lực hạ tầng, Ukraine có kế hoạch phản công
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.