Sửa Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024, giáo viên lưu ý điều gì với học sinh?
Ngày 6.2, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết vừa phẫu thuật tạo hình tật hiếm gặp ở dương vật cho bệnh nhi 8 tháng tuổi.Theo TS-BS Phạm Ngọc Thạch, bệnh nhi được phát hiện cong dương vật ngay sau sinh. Theo đó, dương vật bệnh nhi gập cong 120 độ như dấu hỏi, gây khó khăn khi đi tiểu. Khi tiểu thì tia nước có khuynh hướng bắn vào mặt trong đùi và tầng sinh môn thay vì đi thẳng. Việc dương vật có hình dấu hỏi đã gây sang chấn tâm lý cho gia đình của trẻ.Bên cạnh đó, bệnh nhi còn có khối thoát vị bẹn khổng lồ chứa ruột và mạc nối ruột. Điều này gây khó chịu khi bé ho, rặn khi tiểu hoặc đi tiêu và khả năng nghẹt ruột rất cao.Chính vì vậy, bệnh nhi nhập viện vì đau vùng bẹn, khối thoát vị có nguy cơ nghẹt. Bệnh nhi đã được kíp phẫu thuật cùng lúc xử trí thoát vị bẹn và cong dương vật."Sau mổ, bệnh nhi hồi phục tốt, dương vật thẳng và thẩm mỹ, da che phủ đều đẹp; quan trọng nhất là tia tiểu lớn, thẳng, bay xa. Còn tình trạng thoát vị bẹn, sưng phồng to trước đó không còn nữa; bìu xẹp hẳn như trẻ bình thường", TS-BS Phạm Ngọc Thạch chia sẻ và thông tin, bệnh nhi đã được xuất viện chỉ sau 2 ngày phẫu thuật.Theo TS-BS Phạm Ngọc Thạch, hằng năm Bệnh viện Nhi đồng 2 thường tiếp nhận các bé có bệnh lý thoát vị bẹn hay cong dương vật. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhi mang cả 2 thương tổn cùng lúc khá hiếm gặp, đặc biệt tình trạng cong dương vật rất nặng với hình dấu hỏi.TS-BS Phạm Ngọc Thạch cho biết thêm, cong dương vật bẩm sinh là tình trạng dương vật bị cong do sự phát triển không đồng đều của các cấu trúc bên trong từ khi sinh ra. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và chức năng tình dục sau này. Cong dương vật có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật chỉnh tật cong, tuổi phẫu thuật phù hợp nhất là 6 - 18 tháng tuổi. Nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý cho trẻ. Sau phẫu thuật trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, có thể phát triển như các bạn bình thường khác.Với bệnh nhi trên là một trường hợp khó, vì dương vật trẻ còn nhỏ phải phẫu tích rất tỉ mỉ, tránh tổn thương niệu đạo, thần kinh, mạch máu vùng dương vật, ngoài ra túi thoát vị ở bẹn rất to, nằm cạnh bó mạch ống dẫn tinh. Phẫu thuật phải thật chính xác tránh tổn thương các cấu trúc lân cận, và phải thực hiện nhanh, gọn tránh kéo dài thời gian gây mê ở trẻ nhỏ.Việt Nam, sự lựa chọn của nhà đầu tư toàn cầu
Sean: Chuyến đi thật không dễ dàng. Khi đôi chân của tôi quá đau, tôi chỉ muốn bắt xe đi (cười). Tôi chưa biết chắc mình có thể tiếp tục thực hiện chuyến đi thứ 2 trong năm nay, nhưng Jake thì có đó. Anh ấy có lòng trắc ẩn rất lớn.
Vụ đơn 'xin không tham gia thi tuyển sinh lớp 10': Kiểm điểm những người liên quan
Ngày 3.3.2025, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với 9 nghi phạm để điều tra về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.9 nghi phạm bị bắt khẩn cấp gồm: Hồ Ngọc Tuấn (25 tuổi, ở huyện Bình Chánh), Nguyễn Văn Quyết (30 tuổi), Vũ Thị Thanh Xuân (30 tuổi, là vợ của nghi phạm Quyết, cùng ở quận 12), Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi, quê Long An), Nguyễn Văn Thẩm, Nguyễn Quốc Cường, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Hoàng Sơn và Lê Văn Nghĩa.Đồng thời, công an tạm cho gia đình bảo lãnh đối với 2 nghi phạm khác là nghi phạm Ngô Văn Ràng và Huỳnh Ngọc Hưng.Trước đó, đoạn video này lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tháng 3.2025.Câu chuyện bắt đầu từ việc bán hàng online ế ẩm của nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn. Tại cơ quan công an, nghi phạm này cho biết vì quá ít người xem video trên kênh TikTok của mình nên đã nảy ra ý tưởng quay video khiêng quan tài để gây chú ý. Nhóm của nghi phạm Tuấn đã liên hệ trại hòm Nhạn Bảo Thọ (ở Long An), gặp nghi phạm Nguyễn Văn Thẩm, mua một quan tài với giá 3,5 triệu đồng rồi sơn màu đen. Sau đó thuê thêm 4 người khiêng với giá 500.000 đồng/người.Đến cuối tháng 1.2025, nhóm của nghi phạm Tuấn xuống trại hòm, dán decal vào 2 mặt bên hông quan tài rồi gửi lại, nhờ nghi phạm Thẩm giữ hộ, khi nào chụp quảng cáo sẽ mang lên TP.HCM. Sau đó, nhóm tiếp tục liên hệ với studio, thuê mẫu ảnh, và thống nhất ngày ghi hình là 25.2 trên đường Huyền Trân Công Chúa (quận 1).Cảnh quay được thực hiện tại nhiều địa điểm. Ban đầu nhóm thử nghiệm trên đường Huyền Trân Công Chúa và Nguyễn Thị Minh Khai, nhưng chưa vừa ý, nên nhóm này quyết định ra chợ Bến Thành. 15 giờ chiều 25.2, cả nhóm mặc đồ đen, khiêng quan tài đi bộ dưới lòng đường Lê Lai. Xong cảnh quay, quan tài được mang về Long An cất giữ, chờ đăng clip lên mạng.Công an TP.HCM xác định clip đã thu hút đông đảo người xem. Theo thống kê của công an, tính đến 4 giờ ngày 3.3, bài đăng đã được hơn 8.000 lượt thích, hàng trăm lượt bình luận và hàng ngàn lượt chia sẻ. Cơ quan điều tra đánh giá hành động quay clip, khiêng quan tài diễu hành trên đường phố đông người qua lại gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội. Nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn cùng nhóm nghi phạm tổ chức cho quay video, biên tập và đăng lên bằng tài khoản cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội TikTok có số lượng người theo dõi, bình luận và tương tác đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Do đó, hành vi của nhóm người có dấu hiệu của tội “gây rối trật tự công cộng”.Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý nhóm người theo quy định.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Đánh giá xe Ford EcoSport 2018: Đáng đồng tiền bát gạo
Là đơn vị social listening uy tín trên thị trường, bà có đánh giá như thế nào về xu hướng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hiện tại, và tầm quan trọng của social listening trong việc triển khai các hoạt động CSR?