Dân khổ sở vì công trình làm đường quá lâu
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.Nữ tài xế Mercedes S400 mở cửa xe gây tai nạn với xe máy: Lỗi do ai?
Trang USNI News ngày 1.2 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang hướng đến Biển Đông với nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, sau khi kết thúc chuyến thăm Thái Lan hôm 31.12.Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng tại Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Thái Lan) vào ngày 27.1 sau 3 tuần hoạt động ở Biển Đông. Trong nhóm này còn có tàu tuần dương USS Princeton và 2 tàu khu trục USS Sterett và USS William P. Lawrence.Tại Thái Lan, đã xảy ra va chạm giữa tàu USS William P. Lawrence với tàu USS Princeton, gây thiệt hại cho phần thượng tầng của 2 tàu nhưng không có người bị thương. Thiệt hại này không gây trở ngại cho việc 2 tàu rời cảng, khi dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy 2 chiếc cùng cả nhóm rời đi tại vịnh Thái Lan. Trước khi cập cảng Laem Chabang, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đón tiếp Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai hôm 26.1. "Những chuyến thăm cảng như thế này là minh chứng cho tầm quan trọng sống còn của liên minh và đối tác Mỹ - Thái Lan, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng ta có lịch sử chung, lợi ích chung và các giá trị chung sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta vì lợi ích của 2 quốc gia", theo chuẩn đô đốc Michael Wosje, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ. Giờ đây, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson hướng đến Biển Đông với nhóm tàu của Pháp, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle, tàu khu trục Forbin, 2 tàu hộ tống Provence và Alsace, cùng tàu tiếp liệu Jacques Chevallier và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đang trong đợt điều động mang tên Clemenceau 25 tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hôm 28.1, tàu sân bay Charles De Gaulle cập cảng Lombok trong lần đầu tiên ghé Indonesia, theo thông cáo Hải quân Indonesia. Trong khi đó, các tàu còn lại trong nhóm ghé thăm cảng Benoa ở Bali. Ngoài ra, tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Hoàng gia Úc đến Benoa hôm 26.1 và rời đi 2 ngày sau đó để hướng đến vịnh Subic ở Philippines. Các tàu Forbin và Provence sẽ đến Manila (Philippine), trong khi tàu Alsace sẽ đến Okinawa (Nhật Bản), theo thông cáo của Hải quân Indonesia. Thông cáo không đề cập thời điểm tàu sân bay Charles De Gaulle rời đi, nhưng có thể tàu này sẽ rời đi vào ngày 3.2. Tàu sân bay Pháp cũng sẽ hướng đến Manila và nhóm tàu này sẽ tham gia cuộc tập trận Pacific Stellar ở Biển Philippines với các nước Úc, Canada và Nhật Bản.
Theo bước chân tình nguyện: Mang yêu thương lên vùng sạt lở
Với phiên bản động cơ hybrid, xe sử dụng dải đèn LED định vị ban ngày tích hợp chức năng xi-nhan. Những chi tiết như hốc hút gió, viền cửa sổ và tay nắm cửa đều mạ crôm, mâm xe 18 inch. Di chuyển ra phía sau, đuôi xe sử dụng đèn hậu LED vuốt rộng sang hai bên và nối liền nhau bằng thanh mạ crôm.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải về việc rà soát, báo cáo nội dung phản ánh của Báo Thanh Niên liên quan đến dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, trên cơ sở kết quả làm việc với các đơn vị liên quan vào ngày 24.2, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận, cho biết theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đến nay chủ đầu tư đã chậm tiến độ quy định (năm 2012 phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy diện tích đất cho thuê). Do đó, Ban Quản lý các KCN đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương để Ban hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện trình tự thủ tục đề xuất xem xét điều chỉnh tiến độ dự án cho phù hợp với tình hình triển khai thực tế. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Ban sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy định hiện hành và năng lực của nhà đầu tư để tham mưu UBND tỉnh tiếp tục gia hạn tiến độ hoặc chấm dứt hoạt động dự án theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.Ban Quản lý các KCN đã yêu cầu Công ty CP Đầu tư Bình Tân là chủ đầu tư dự án có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết của công ty tại buổi làm việc để Ban theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đối với phần diện tích đất khoảng 41,57 ha đã cho thuê đất trả tiền hàng năm, nhà đầu tư có nhu cầu chuyển sang thuê đất trả tiền một lần, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hướng dẫn và giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Về dự án nhà ở xã hội, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện để đảm bảo dự án triển khai theo đúng tiến độ và mục đích quy định. Về việc chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thuế rà soát kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các bên có liên quan, không để thất thoát nguồn thu ngân sách của tỉnh. Về tranh chấp giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, Ban quản lý các KCN nhận định đây là tranh chấp dân sự giữa các công ty. Tuy nhiên, việc tranh chấp này nếu không sớm được giải quyết dứt điểm sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư của tỉnh. Hiện nay, các công ty đang khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp. Do đó, trước mắt, Ban sẽ theo dõi tình hình giải quyết để đôn đốc các bên giải quyết dứt điểm trước ngày 30.4.2025. Trên cơ sở phán quyết của tòa án, Ban Quản lý các KCN sẽ đôn đốc các bên chấp hành theo bản án được tuyên, nhằm sớm đưa KCN trở lại hoạt động bình thường, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Về tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, sau khi Công ty CP đầu tư Bình Tân có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết, Ban Quản lý các KCN sẽ có báo cáo tổng hợp riêng, kiến nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Rèm vải voan vẽ tay mang thiên nhiên về khung cửa nhà
Hậu quả chậm chạp của tình trạng ấm lên toàn cầu có lẽ đang âm thầm xảy ra bên dưới băng tầng dày của Nam Cực. Lục địa này đang chứa chấp nhiều núi lửa khổng lồ, như núi Erebus và hồ dung nham nổi tiếng của nó.Tuy nhiên, có ít nhất 100 núi lửa khác đang nằm ẩn mình ở Nam Cực, với nhiều núi lửa tập trung dọc theo bờ phía tây của lục địa. Một số núi lửa nhô mình lên cao, nhưng số còn lại nằm bên dưới Băng tầng Nam Cực, theo Live Science hôm 7.1.Biến đổi khí hậu đang làm băng tầng Nam Cực dần tan rã và khiến mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, băng tan còn giải phóng trọng lượng bên trên các tầng đá ở khu vực, gây ra những hậu quả tại chỗ.Cụ thể là băng tan được chứng minh làm tăng hoạt động của các núi lửa nằm bên dưới bề mặt băng ở những nơi khác của thế giới.Coonin et al. đã cho chạy 4.000 mô phỏng trên máy tính để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của băng tan ở Nam Cực đối với các núi lửa nằm bên dưới. Kết quả cho thấy tình trạng này có thể làm gia tăng tần suất và quy mô của các đợt phun trào từ dưới thềm băng.Nguyên nhân là việc mất đi trọng lượng băng sẽ dẫn đến giảm áp lực lên các bể chứa dung nham bên dưới bề mặt khiến dung nham tích lũy nhiều hơn. Dung nham càng nhiều càng tăng sức ép lên các vách của bể chứa, dẫn đến núi lửa phun trào.Các tác giả báo cáo nhấn mạnh rằng quy trình trên diễn ra chậm chạp, có thể kéo dài vài trăm năm. Phát hiện trên cũng đồng nghĩa quá trình tích tụ dung nham vẫn tiếp diễn dù thế giới tiến tới ngăn chặn được nhiệt độ ấm lên ở mức báo động, tức khống chế được dưới mức 1,5 độ C.