'Thủy Tiên bị bắt vì liên quan đến từ thiện' là thông tin không đúng sự thật
Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên Lâm Hiếu Dũng giới thiệu về thể lệ và đề tài cuộc thi. Đó là những câu chuyện về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những điều ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực.Để có việc làm tốt, người lao động 'bỏ túi' 3 lời khuyên sau
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Quảng Ngãi ra quân chiến dịch tình nguyện hè 2022
Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị số 1 (HURC 1) cho biết cho biết kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người dân thành phố. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng hành khách đi metro lại bất ngờ tăng cao. Đỉnh điểm nhất là ngày 29 và 30.1 (nhằm mùng 1 và 2 tháng giêng).Theo số liệu thống kê, từ ngày 24.1 (25 tháng chạp) đến 28.1 (giao thừa 29 tháng chạp) tổng số chuyến tàu hoạt động là 168, với hơn 45.000 – 52.000 lượt hành khách đi lại mỗi ngày. Trong khi đó, từ 29.1 (mùng 1 tết) lượng khách đến metro tăng đột biến lên đến hơn 92.000 lượt hành khách với 182 chuyến tàu. Đỉnh điểm nhất vào mùng 2 tết (ngày 30.1) lượng khách lên đến hơn 120.000, với 194 chuyến tàu; mùng 3 tết (31.1) số lượng khách là hơn 112.000; mùng 4 là 110.000; mùng 5 là hơn 88.000 lượt hành khách. Tổng số lượng hành khách đi lại trong 10 ngày trước và trong tết nói trên lên đến 761.416 lượt, trung bình mỗi ngày tuyến metro số 1 đón 76.142 lượt hành khách.Do đó, thời điểm tết, HURC1 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động và tăng cường số chuyến tàu. Cụ thể, sau ngày mùng 1 đầu năm mới, metro số 1 đón rất nhiều khách du xuân, nên đã được điều chỉnh tăng chuyến với tần suất 9 phút/chuyến chạy liên tục từ 18 giờ 30 đến 22 giờ.Hôm 31.1 đến 2.2, khung giờ từ 5 - 7 giờ 30 đã điều chỉnh thời gian giãn cách với tần suất 18 phút/chuyến; từ 7 giờ 30 - 8 giờ 40, giãn cách với tần suất 15 phút/chuyến; từ 8 giờ 40 - 9 giờ 40 giãn cách với tần suất 12 phút/chuyến; sau đó, từ 9 giờ 40 đến 22 giờ khi tàu ngưng chạy, cứ 10 phút có 1 chuyến tàu.Trong khi đó, doanh thu tạm tính từ hoạt động bán vé của metro số 1 cũng tăng cao trong thời điểm trong Tết Ất Tỵ. Theo đó, thời điểm trước tết, tính từ ngày 24 – 28.1, metro số 1 có doanh thu mỗi ngày từ hơn 554 – 946 triệu đồng. Còn thời điểm từ 29.1 – 2.2 (mùng 1 – 5 tết) từ hơn 1,3 – 1,8 tỉ đồng. Đặc biệt nhất vào ngày mùng 2 tết (30.1) metro số 1 đạt doanh thu cao nhất là hơn 1,8 tỉ đồng; ngày mùng 3 là hơn 1,7 tỉ đồng. Tổng doanh thu tạm tính trong 10 ngày vừa qua của metro số 1 là hơn 11,7 tỉ đồng, trung bình mỗi ngày thu được hơn 1,3 tỉ đồng.
Ít nhất 3 đội kỳ cựu là Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM không thể bước vào vòng play-off. Trong đó, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và Trường ĐH Văn Lang có nhiều lý do để tiếc nuối, khi 2 mùa trước việc vào vòng play-off luôn trong tầm tay họ. "Phải thừa nhận, phần lớn các đội trường ĐH, CĐ và học viện ở khu vực TP.HCM hiện nay đều tập trung đầu tư lớn để thi đấu tại TNSV. Do đó, tính cạnh tranh qua mỗi mùa đều tăng cao. Việc tranh chấp các suất đi tiếp là vô cùng khó, chỉ cần một trận sẩy chân mọi thứ sẽ được định đoạt", HLV Nguyễn Võ Hoàng Phú của đội Trường ĐH Văn Lang bày tỏ. Đây là điều HLV Phan Hoàng Vũ của đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng đã lường trước: "Các đội đều có sự chuẩn bị rất kỹ. Các đội được xem là mạnh và có truyền thống, nay rất khó nói trước được điều gì, cần phải thể hiện được năng lực của mình trên sân cỏ. Tôi nhận thấy đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hay Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM qua mỗi mùa đều trở nên mạnh hơn. Giải TNSV vì thế tính cạnh tranh mỗi lúc một cao".Trong 8 đội ở khu vực TP.HCM vào vòng play-off giải TNSV THACO cup 2025, có 4 đội từng góp mặt tại vòng này ở mùa trước là Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Trong khi 4 đội còn lại là các gương mặt mới, đáng chú ý là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và ĐH Kinh tế TP.HCM. Tỷ lệ này chiếm đến phân nửa số đội so với mùa lần II - 2024, khi chỉ có 2 đội mới vào vòng play-off so với lần I - 2023. Qua đó đã tạo nên nhiều sự thú vị, bởi không còn sự thống trị của những tên tuổi quen thuộc. Các gương mặt mới cũng mang đến nhiều sự đổi mới đáng kể và đa dạng cho giải TNSV.Trong 4 gương mặt mới vào vòng play-off khu vực TP.HCM, có sự trở lại đáng chú ý của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), đội đã vào vòng play-off lần I - 2023 và chơi cực hay, nhưng thua đội kỳ cựu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sau loạt sút luân lưu. Sau mùa giải lần II - 2024 thi đấu không thành công, HUTECH đã trở lại với diện mạo mới, thi đấu chắc chắn và hiệu quả hơn để đứng đầu nhóm 5 một cách thuyết phục lấy vé vào vòng play-off. Cùng với HUTECH, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và ĐH Kinh tế TP.HCM được đánh giá là các đội có tiềm lực có thể gây bất ngờ cho các đội kỳ cựu ở vòngplay-off tranh vé vào VCK. Ngay cả đội ĐKVĐ Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM hay Trường ĐH Văn Hiến qua mỗi mùa càng tiến bộ, đều phải e dè trước các đối thủ mới này. Ẩn số là đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn hứa hẹn sẽ gây sốc.Trong khi đó, hai đội có sự tiến bộ một cách chắc chắn và đáng gờm nhất là Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, được đánh giá là những ứng viên sáng giá sẽ lấy vé dự VCK giải TNSV THACO cup 2025. Đây là hai đội ở mùa trước để mất vé đáng tiếc khi thua ở vòng play-off. Năm nay, họ quyết tâm lấy tấm vé quý giá dự VCK.Tại vòng play-off khu vực TP.HCM, 8 đội có mặt sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên với mỗi đội một mã số, cụ thể từ số 1 - 8. Sau đó, bốc thăm với đội có mã số 1 gặp đội mã số 2; đội mã số 3 gặp 4; đội mã số 5 gặp 6; và đội mã số 7 gặp 8. Các trận đấu vòng play-off khu vực TP.HCM diễn ra ngày 14 và 15.1 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đội thắng trong 4 cặp đấu sẽ giành quyền vào VCK. Lễ bốc thăm diễn ra lúc 9 giờ hôm nay 13.1 tại Tòa soạn Báo Thanh Niên.
'Nữ hoàng nước mắt' phá kỷ lục của 'Yêu tinh'
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về thành lập Sở Xây dựng (trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng), sau đó UBND tỉnh đã quyết điều động, bổ nhiệm Ban giám đốc Sở Xây dựng gồm 8 người.Cụ thể, bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-VT) làm giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương. Ngoài ra, còn 7 phó giám đốc, gồm: ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, ông Bồ Kỹ Thuật, ông Nguyễn Vĩnh Toàn, ông Trần Sĩ Nam (cùng là Phó giám đốc Sở Xây dựng cũ); ông Nguyễn Hữu Tuấn; ông Nguyễn Chí Hiếu và ông Nguyễn Thanh Thuận (cùng là Phó giám đốc Sở GT-VT cũ).Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), UBND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm ban giám đốc sở này gồm 7 người.Cụ thể, ông Phạm Văn Bông (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Các phó giám đốc gồm: ông Hồ Trúc Thanh, ông Lê Thanh Tâm và ông Võ Thành Giàu (cùng là Phó giám đốc Sở NN-PTNT); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ông Phạm Xuân Ngọc và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng là Phó giám đốc Sở TN-MT).Sở Tôn giáo và Dân tộc mới thành lập (trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh). Ban giám đốc gồm có 3 người.Cụ thể, ông Trịnh Đức Tài (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tôn giáo và Dân tộc. Các phó giám đốc gồm: ông Thái Trần Quốc Bảo (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh) và ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương).Các sở còn lại gồm Sở Tài chính Bình Dương có 1 giám đốc và 6 phó giám đốc; Sở Nội vụ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc; Sở KH-CN có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.