Đội tuyển Anh mất tinh thần, Đức gượng dậy đúng lúc!
"Không muốn ai mắc nợ mình"- đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.FBI trả lại hiện vật từng bị cướp cho Nhật Bản
Ngày 17.1, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện đã hoàn thành dự án xây dựng mở rộng một số khoa điều trị của bệnh viện để kịp đưa vào hoạt động trước tết Nguyên đán.Đây là dự án được Bộ Y tế phê duyệt chủ trương đầu tư vào cuối năm 2022, nhằm khắc phục tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế tại ĐBSCL; đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả khám chữa bệnh; công tác đào tạo chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực và chỉ đạo tuyến tại miền Tây.Tháng 7.2024, dự án khởi công xây dựng với quy mô 4 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 3.300 m2 tổng mức đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục và sẵn sàng đưa vào sử dụng.Theo Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc đưa vào sử dụng dự án mở rộng sẽ giúp bệnh viện giải quyết ngay được tình trạng quá tải, nhất là ở một số khoa như đột quỵ, tim mạch can thiệp, lồng ngực, khu phòng mổ, hồi sức ngoại khoa… Đơn cử như khoa Tim mạch can thiệp, trước đây, chỉ có 26 giường bệnh nhưng số lượng bệnh nhân luôn gấp đôi, dẫn đến tình trạng quá tải 200%.Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Triệu, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp cho biết: "Ở nơi mới, khoa được bố trí tại tầng 2, có thể xếp được 50 giường bệnh cùng hệ thống báo gọi điều dưỡng đầu giường, đặc biệt là thành lập thêm phòng hồi sức CCU (Cardiac Care Unit) có thở máy và chăm sóc toàn diện. Ngoài ra, cơ sở mới cũng cho phép khoa triển khai thêm kỹ thuật mới, chẳng hạn như kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI)". Tương tự, khoa Đột quỵ trước đây cũng thường xuyên quá tải với 13 giường kế hoạch nhưng phải tiếp nhận 20-22 bệnh nhân mỗi ngày. Tiến sĩ - bác sĩ Hà Tấn Đức, Trưởng khoa Đột quỵ, cho biết, "Khu vực mới chúng tôi sẽ có 35 giường, bao gồm khu hồi sức riêng, từ đó đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, 3 phòng mổ mới trên tầng 3 sẽ giảm tải cho khu phòng mổ cũ, đảm bảo triển khai các kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu (ghép tạng), đáp ứng nhu cầu phẫu thuật với lượng bệnh từ 80-100 ca mỗi ngày...".Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc mở rộng và di dời một số khoa điều trị nói trên cũng đã giúp nhiều khoa, phòng khác của bệnh viện được mở rộng không gian, giảm tải và phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Là bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ có quy mô 1.000 giường kế hoạch và 1.359 giường thực kê. Tuy nhiên, hiện tại mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 2.000 đến 2.500 lượt người đến khám, điều trị ngoại trú. Số lượng bệnh nhân nội trú cũng dao động từ 1.500 đến 1.700 lượt/ngày. Theo định hướng phát triển, bệnh viện phấn đấu trở thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2025. Trong đó, tập trung thực hiện các kỹ thuật ghép tạng, tiếp nhận và phát triển Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ, phấn đấu triển khai trung tâm đột quỵ, mở rộng thu dung điều trị cho bệnh nhi tại các chuyên khoa sản, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tim, tim mạch can thiệp...Trước đó, tháng 4.2024, bệnh viện này cũng đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên, trở thành trung tâm ghép thận thứ 26 tại Việt Nam. Đến nay, đã có 7 ca ghép thận thành công (dự kiến sẽ ghép thêm 2 ca vào tháng 2.2025). Sau ghép thận, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đặt mục tiêu triển khai ca ghép gan đầu tiên vào năm 2027.
Yến Trang vươn lên dẫn đầu liveshow 2 Bước nhảy hoàn vũ
Khoang lái Kia Carnival 2022 có thiết kế hiện đại, nhiều công nghệ
Vỏ của các loại trái cây họ cam quýt đặc biệt giàu flavonoid. Trong một nghiên cứu công bố trên chuyên san Food & Function, các nhà khoa học đã dùng chuột để kiểm tra hiệu quả của flavonoid được chiết xuất từ vỏ trái cây họ cam quýt với tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả cho thấy flavonoid giúp giảm kích thước khối u.
Báo Úc xếp Việt Nam vào nhóm điểm đến hợp túi tiền và đáng giá nhất thế giới
Bộ Xây dựng sau hợp nhất sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.Đồng thời, quản lý về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.Bộ Xây dựng hợp nhất có 19 đơn vị là tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Văn phòng, Thanh tra, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Vụ Vận tải và An toàn giao thông, Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và vật liệu xây dựng.Các cục gồm: Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Phát triển đô thị, Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam.4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin, Báo Xây dựng, Tạp chí Xây dựng, Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng.Bộ GTVT cũng đề xuất các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng và các đơn vị thuộc Bộ GTVT tiếp tục hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ Xây dựng hoàn thành việc sắp xếp tổ chức và ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị theo quy định.Riêng Vụ Quản lý doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động cho đến khi Bộ Xây dựng hoàn thành việc tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất đến hết năm 2030 phải sắp xếp theo hướng giải thể tổ chức này.Bộ Xây dựng thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ. Trong đó, có nhiệm vụ đặc thù quản lý nhà nước về xây dựng và GTVT gồm lĩnh vực xây dựng: quy hoạch, kiến trúc; phát triển đô thị; hoạt động đầu tư xây dựng; nhà ở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.Lĩnh vực GTVT gồm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng. Hiện lĩnh vực sát hạch, cấp giấy phép lái xe đang được điều chuyển từ Bộ GTVT sang Bộ Công an quản lý.Nhóm 4 là nhiệm vụ chung về quản trị nội bộ gồm: quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; quản lý, tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư phát triển và xây dựng thuộc phạm vi quản lý của bộ.Hiện Bộ trưởng Bộ GTVT là ông Trần Hồng Minh, Bộ Xây dựng chưa có bộ trưởng sau khi ông Nguyễn Thanh Nghị được điều chuyển, bổ nhiệm làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.