Đề xuất Thủ tướng cho phép lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa
Cô gái có tên Hương, sinh năm 2007, sở hữu gương mặt thanh tú với đường nét hài hòa cùng chiều cao ấn tượng trên 1,7 m. Với ngoại hình nổi bật, nhiều người nhận xét Hương hoàn toàn có thể tham gia một cuộc thi nhan sắc. Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 Nông Thúy Hằng không giấu được vẻ thích thú khi nói về em chồng tương lai.Cô chia sẻ rằng cả hai có mối quan hệ rất tốt ngay từ lần đầu gặp mặt, đặc biệt có chung sở thích là theo dõi các hoạt động thời trang và đặc biệt là các hoạt động trong thế giới showbiz. Cô còn cho rằng Hương dường như cũng rất yêu quý chị dâu tương lai.Giản dị so với nhiều người đẹp trong giới giải trí, Nông Thúy Hằng được biết đến là một người thân thiện, dễ gần. Cô tự nhận mình là người chị tâm lý, biết chiều em. Sự thân thiện, cởi mở của cả hai khiến mối quan hệ chung ngày càng gắn bó. Nông Thúy Hằng đang tận hưởng tình yêu viên mãn bên bạn trai doanh nhân hơn cô 8 tuổi - cũng là mối tình đầu của cô. Người đẹp dân tộc Tày sinh năm 1999 tại Hà Giang từng là học sinh giỏi suốt 12 năm liền và đoạt giải ba cuộc thi học sinh giỏi môn văn cấp quốc gia.Chia sẻ với phóng viên, Nông Thúy Hằng cho biết: "Tôi nghĩ rằng mình đã gặp được người phù hợp. Tình yêu với tôi là sự đồng hành, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau nhưng không đánh mất bản thân. Ông xã tương lai của tôi là người trân trọng văn hóa truyền thống, bản lĩnh, thấu hiểu và yêu thương tôi".Trường ĐH nói về một trong những ngành sinh viên có tỷ lệ việc làm cao nhất
Bộ sưu tập "Tinh Hoa Hội Tụ" với 3 dòng trang phục Dạ hội, Thời trang công sở - Dạo phố và thời trang Áo dài. Bằng sự đa dạng trong cách thể hiện từ chất liệu đến kiểu dáng thiết kế, Bộ sưu tập mang đến những cung bậc cảm xúc khác nhau, sự biến hóa độc đáo của chất liệu vải Thái Tuấn trong thời trang kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, bắt kịp xu hướng thời trang của thế giới. Đây cũng chính là tinh thần và thông điệp mà Thái Tuấn mong muốn gửi đến các tín đồ thời trang trong và ngoài nước.Mở màn là phần trình diễn những bộ trang phục Dạ hội, lấy cảm hứng từ hình ảnh chim Phượng Hoàng biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã.Các nhà thiết kế của Thái Tuấn sử dụng những tone màu chủ đạo là trắng và, hồng, mang đến những sắc thái và biểu cảm khác nhau.Tiếp nối là những bộ trang phục thời trang dạo phố kết hợp với công sở mang thông điệp "Thuận Buồm Xuôi Gió" cho dịp đầu năm mới, sử dụng màu chủ đạo trắng tinh khiết kết hợp với xanh biển.Đặc biệt Thái Tuấn còn giới thiệu thời trang công sở cao cấp dành cho nam giới mang thương hiệu Cao Minh 1948.Cuối cùng là những tà áo dài truyền thống đã gắn liền với Thái Tuấn ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay. Những thiết kế được cách tân nhẹ nhàng, có những lúc trang trọng nhưng cũng có những lúc lộng lẫy quyến rũ nhưng không làm mất đi giá trị truyền thống của chiếc áo dài.Mỗi bộ trang phục được đính kết thủ công với hơn 20.000 viên đá tạo nên sự lấp lánh đầy mê hoặc cho mỗi bộ trang phục.Á hậu Hoàng Thùy, Hoa hậu Ngọc Châu và Miss Cosmo Xuân Hạnh lộng lẫy trong trang phục áo dài.Những bộ trang phục áo dài do Giám đốc sáng tạo của Thái Tuấn - Nhà thiết kế Việt Hùng thực hiện.
Cầm lái Nissan Almera chạy hơn 35.000 km, chủ xe đánh giá thế nào?
tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM và các tổ giúp việc cho ban.Ban chỉ đạo có 48 thành viên do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó trưởng ban thường trực là bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM. Các phó trưởng ban còn lại là 5 Phó chủ tịch UBND TP.HCM và Giám đốc Sở Nội vụ.Thành viên ban chỉ đạo làm giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.Bên cạnh đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy do ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ là Tổ trưởng. Còn tổ giúp việc về xây dựng, giải quyết chế độ, chính sách do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể, xin chủ trương phương án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.Đồng thời, xây dựng đề án và ban hành các quyết định sắp xếp, tổ chức lại tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, nghiên cứu, tham mưu các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, thành phố.Tại phiên họp cuối tháng 12.2024, Thành ủy TP.HCM thống nhất phương án UBND TP.HCM giảm từ 21 sở còn 15 sở (giảm gần 30%), còn 2 cơ quan hành chính và 32 đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép giữ lại Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội. Nếu phương án này được Trung ương thông qua, UBND TP.HCM sẽ có 16 sở.Theo lộ trình 9 bước do Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất, giữa tháng 1.2024 HĐND TP.HCM xem xét thông qua và ban hành các quyết định, nghị quyết tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan đơn vị.Đến giữa tháng 2.2025 sẽ hoàn tất việc sắp xếp, ổn định hoạt động. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Bộ Nội vụ kết quả thực hiện sắp xếp bộ máy trong tuần cuối cùng của tháng 2.2025.
Ngày 11.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố.Tại phiên họp, UBND TP.Hà Nội đã xem xét thông qua tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố đối với 3 dự án nhóm A, gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa); cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; cầu Trần Hưng Đạo.Dự kiến ngày 25.2 tới, HĐND TP.Hà Nội sẽ họp kỳ họp chuyên đề để thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền. Trong đó, sẽ xem xét thông qua tờ trình của UBND TP.Hà Nội về chủ trương đầu tư, xây dựng 3 dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng.Trước đó, sáng 14.1, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng đồng bằng sông Hồng và công bố quy hoạch Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi vào tháng 5.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đến 30.4 phải khởi công cầu Phù Đổng, cầu Tứ Liên.Dự án xây cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến là 11,5 km. Phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,5 km, đường nối đến cầu trên địa bàn H.Đông Anh dài khoảng 6 km. Theo tính toán mới nhất, tổng mức đầu tư toàn dự án dự kiến là 19.000 tỉ đồng.Còn cầu Ngọc Hồi có điểm đầu cầu kết nối với điểm cuối Dự án vành đai 3,5 (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), điểm cuối nối với vành đai 3,5 trên địa phận H.Văn Giang (Hưng Yên). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 11.700 tỉ đồng.Đối với cầu Trần Hưng Đạo, cây cầu này nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.500 tỉ đồng.Theo Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 17 cây cầu vượt sông Hồng. Hiện đã có 8 cầu được xây dựng, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 - Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh (TX.Sơn Tây).9 cầu đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới, gồm: cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên.
Giải bóng rổ VBA 2023: Dấu ấn nội binh trong chiến thắng của Saigon Heat
Những ngày qua, khi đến các nhà ga, trên chuyến tàu của tuyến metro số 1, hành khách lại nghe từ loa phát thanh một giọng đọc thông báo về an toàn, hướng dẫn hành trình đi lại. Giọng đọc này nếu để ý kỹ, khi nghe qua hành khách đi tàu vừa thấy lạ mà… quen.Đó là giọng đọc của MC Đỗ Phương Thảo, hiện đang là người dẫn chương trình, từng đóng quảng cáo, đọc lời bình, tổng đài… cho các thương hiệu nổi tiếng như: Unilever, Mobifone, VietNam Airlines, Transimex…Nhớ lại những ngày đầu năm 2023, Phương Thảo chia sẻ cô bất ngờ được một đơn vị liên hệ mời thử giọng đọc thông báo tiếng Việt - Anh cho tuyến metro. Yêu cầu của đối tác Nhật Bản là giọng đọc chuẩn, tươi sáng, rõ ràng, phát âm chuẩn cả hai ngôn ngữ và thể hiện tinh thần mến khách của người Sài Gòn. Sau một tuần luyện tập, Phương Thảo được chọn và bắt đầu thu âm kịch bản chi tiết. Cô chia sẻ cảm xúc háo hức và tự hào khi góp giọng cho công trình được người dân mong đợi 17 năm, nhưng cũng không khỏi áp lực vì lo lắng giọng đọc của mình có đáp ứng được yêu cầu hay không.Quá trình thu âm diễn ra khá căng thẳng khi từng đoạn ngắn đều phải được đối tác Nhật Bản phê duyệt. Kịch bản thu âm rất đa dạng, từ thông báo đoàn tàu đến ga, số ke ga, hướng dẫn an toàn, di chuyển. Phương Thảo đã phải nghiên cứu nhiều video hướng dẫn trên metro ở các nước, luyện tập kỹ lưỡng để đảm bảo tốc độ, ngữ điệu phù hợp. Cô cũng tiết chế cảm xúc để giọng đọc vừa tươi sáng, thân thiện mà không "làm quá".Phương Thảo chia sẻ kỷ niệm vui khi đối tác Nhật Bản khen giọng cô đẹp và chuyên nghiệp. Gần 2 năm sau ngày thu âm, cô bất ngờ và vỡ òa cảm xúc khi nghe chính giọng đọc của mình phát ra từ loa phát thanh tại ga metro. Phương Thảo bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào khi được góp một phần nhỏ vào công trình mang dấu ấn chuyển mình của thành phố.