Các nhà khảo cổ phát hiện 2 thanh gỗ ở Zambia cách đây gần nửa triệu năm
Vì DeepSeek-R1 là sản phẩm đến từ một công ty của Trung Quốc nên nhiều dự đoán cho biết chatbot AI này có thể hạn chế phản hồi của mình về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến chính phủ Trung Quốc. Để làm rõ vấn đề, công ty đánh giá AI PromptFoo đã tiến hành một nghiên cứu về chatbot AI đang gây sốt đối với giới công nghệ.Trong nghiên cứu, DeepSeek-R1 đã được sử dụng để trả lời 1.360 câu hỏi liên quan đến các chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc, bao gồm vấn đề Đài Loan, biểu tình ở Hồng Kông và sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Kết quả cho thấy 85% câu hỏi, tương đương 1.156 câu, nhận được các câu trả lời ủng hộ quan điểm của chính phủ Trung Quốc.PromptFoo cũng chỉ ra rằng DeepSeek-R1 thường sử dụng các phản hồi "thô thiển và thô bạo", nhưng chúng có thể dễ dàng bị bỏ qua bằng cách thay đổi ngữ cảnh câu hỏi. Tuy nhiên, một cuộc điều tra do Ars Technica thực hiện cho thấy kỹ thuật bỏ qua mà PromptFoo nêu ra không cần thiết để có được phản hồi hợp lệ. Đáng chú ý, câu trả lời của DeepSeek-R1 không nhất quán. Khi được hỏi về sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn, mô hình này từ chối trả lời và khuyên người dùng chuyển sang các vấn đề khác. Trong khi đó, khi hỏi về vụ thảm sát khu phố người Hoa ở Boston, Mỹ (hay Boston Massacre), DeepSeek-R1 đã cung cấp thông tin cụ thể chỉ trong 23 giây.So với các mô hình AI khác như ChatGPT và Gemini, DeepSeek-R1 có những hạn chế rõ rệt trong việc xử lý các chủ đề nhạy cảm. Tuy nhiên, mặc dù ChatGPT và Gemini có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho các vấn đề này nhưng chúng cũng không hoàn hảo và có thể từ chối cung cấp thông tin về một số chủ đề nhất định.Hiện tại vẫn chưa rõ liệu các hạn chế của chính phủ Trung Quốc có được áp dụng khi DeepSeek-R1 hoạt động cục bộ hay không, và liệu có mô hình nào cho phép người dùng hoàn toàn tránh được các hạn chế này. Ars Technica khuyến cáo người dùng nên chọn một mô hình AI khác nếu họ có ý định đặt câu hỏi liên quan đến các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc.TW, TS chạy đua 'vũ trang' cho chiếc vé đến CKTG 2023
Thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ 40 cùng ngày, một nam tài xế xe ôm công nghệ chạy xe máy mang biển số tỉnh Tiền Giang đến trước cổng Bệnh viện Q.Bình Thạnh để đón khách. Tại đây, tài xế này xảy ra mâu thuẫn với người đàn ông hành nghề xe ôm truyền thống.Nam tài xế xe ôm công nghệ rút hung khí từ trong túi ra, đe dọa người đàn ông hành nghề xe ôm truyền thống. Được người dân can ngăn, tài xế xe ôm công nghệ chở khách rời đi.Tuy nhiên, một lúc sau, tài xế xe ôm công nghệ quay trở lại, tiếp tục mâu thuẫn với nhóm tài xế xe ôm truyền thống. Nhóm tài xế xe ôm truyền thống đã dùng gậy tấn công nhiều lần vào đầu tài xế xe ôm công nghệ làm mũ bảo hiểm bị bể. Còn tài xế xe ôm công nghệ dùng hung khí chống trả làm 1 người bị thương, được sơ cứu tại bệnh viện.Vụ việc gây náo loạn khu vực trước cổng Bệnh viện Q.Bình Thạnh, nhiều người chứng kiến đã khiếp sợ né xa. Sau vụ việc, nhóm tài xế rời khỏi hiện trường.Nhận tin báo, Công an P.1 và Công an Q.Bình Thạnh có mặt, trích xuất camera an ninh, khám nghiệm hiện trường, truy xét những người liên quan để phục vụ công tác điều tra vụ hỗn chiến.
Phẫn nộ xe buýt lấn làn, dừng đèn đỏ kiểu ‘không giống ai’
Theo Tom’s Guide, mặc dù chỉ được Samsung 'nhá hàng' chớp nhoáng trong sự kiện ra mắt dòng S25, nhưng Galaxy S25 Edge đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế siêu mỏng đầy ấn tượng. Tuy nhiên, ngoài tên gọi và độ mỏng, gần như không có thông tin nào khác về chiếc điện thoại này được tiết lộ.Mới đây, một video tiếng Tây Ban Nha (hiện đã bị xóa) trên YouTube đã mang đến những thông tin rò rỉ cực kỳ giá trị về S25 Edge. Theo trang tin Android Authority, video không chỉ cho thấy một chiếc S25 Edge 'bằng xương bằng thịt' mà còn hé lộ một số thông số kỹ thuật quan trọng.Video có cảnh so sánh trực tiếp S25 Edge với Galaxy Z Fold 6 (đang mở). Kết quả cho thấy, S25 Edge chỉ dày hơn một chút so với Z Fold 6 (5,6 mm khi mở). Điều này đồng nghĩa với việc, S25 Edge có thể sẽ có độ dày dưới 6 mm (chưa tính phần lồi camera), mỏng hơn đáng kể so với Galaxy S25 (7,2 mm).Video cũng cho thấy ứng dụng AIDA64 đang chạy trên S25 Edge, tiết lộ một số thông số kỹ thuật chính như chip Snapdragon 8 Elite, bộ nhớ RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256 GB và pin 4.000 mAh.Chưa dừng lại ở đó, trong một video khác (cũng đã bị xóa) mang đến sự xuất hiện đầy bất ngờ của một chiếc điện thoại được cho là Google Pixel 9a. Chiếc điện thoại này có màu đen Obsidian quen thuộc, logo chữ G đặc trưng và thiết kế hoàn thiện, cho thấy đây có thể là phiên bản thương mại. Cụm camera hình viên thuốc gần như không lồi lên, các cạnh được bo cong mềm mại, tạo nên một tổng thể rất phong cách.Trong số hai chiếc điện thoại này, Pixel 9a có khả năng sẽ ra mắt trước. Các tin đồn trước đây cho rằng Pixel 9a sẽ trình làng vào giữa tháng 3. Trong khi đó, Samsung vẫn giữ kín thông tin về S25 Edge, nhưng nhiều khả năng máy sẽ được giới thiệu vào mùa hè, có thể là cùng với Galaxy Z Fold 7 vào tháng 7 hoặc tháng 8.
Sáng cuối năm Giáp Thìn, tại điểm tổ chức chương trình thay nhớt miễn phí cho công nhân tại TP.HCM, không khí rộn ràng và tràn ngập sự ấm áp. Những hàng xe máy xếp dài chờ đến lượt kiểm tra, thay nhớt trong khi các công nhân vui vẻ trò chuyện. Chương trình được tổ chức nhằm giúp những người lao động có phương tiện an toàn hơn cho hành trình dài về quê đón Tết Nguyên đán.Anh Hoàng Văn Thịnh, một công nhân ngụ tại quận 12, không giấu được niềm vui khi nhận được sự hỗ trợ từ chương trình. Anh chia sẻ: "Xe mình chắc cũng 8-9 tháng rồi chưa thay nhớt. Hôm nay nhân dịp cuối năm, Thành đoàn còn tặng những phần quà để thay nhớt xe, mình rất vui và thấy ý nghĩa. Chương trình này rất tốt, chắc sẽ an toàn hơn để mình về quê và vui Tết với gia đình". Anh cũng bày tỏ mong muốn chương trình sẽ tiếp tục tổ chức trong tương lai để hỗ trợ nhiều người lao động hơn.Tương tự, anh Nguyễn Xuân Dũng, một công nhân khác tại quận 12, chia sẻ: "Chắc cũng lâu rồi mình chưa thay nhớt, nên qua chương trình này thấy rất thiết thực. Anh em công nhân lao động bận rộn không có nhiều thời gian, mà chi phí thay nhớt cũng đỡ hơn nhờ chương trình. Thật sự hữu ích".Không chỉ dừng lại ở việc thay nhớt miễn phí, ban tổ chức còn tặng 300 phần quà tết đến những gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, không thể về quê ăn tết. Những món quà nhỏ này mang lại niềm vui và động viên tinh thần rất lớn cho các anh chị em lao động. Ông Nguyễn Trọng Tín, Giám đốc Trung tâm Công tác Xã hội Công đoàn TP.HCM, cho biết: "Chúng tôi cũng có những phần quà dành tặng các gia đình công nhân ở nhà trọ không có điều kiện về quê, đồng thời đến thăm hỏi, động viên tại các khu vực nhà trọ ở nhiều quận trên địa bàn TP.HCM như quận 6, quận 12".Bên cạnh đó, ông Hoàng Quốc Dũng, đại diện nhà tài trợ, nhấn mạnh ý nghĩa của chương trình: "Tết đến xuân về là dịp để mọi người thể hiện tình yêu thương với gia đình. Công ty chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành để mang đến cho anh em công nhân những chuyến đi an toàn. Vì an toàn chính là hạnh phúc của mọi nhà".Năm nay, ngày hội thay nhớt được tổ chức vào ngày 18 và 19.1.2025 tại trụ sở Liên đoàn Lao động quận 12, với sự phối hợp của nhiều đơn vị như Trung tâm Công tác Xã hội Công đoàn TP.HCM, Quận đoàn 12, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân TP.HCM, và các nhà tài trợ chính. Đây là năm thứ hai chương trình được tổ chức, sau thành công của mùa đầu tiên vào năm 2024. Năm nay, quy mô chương trình được mở rộng, với 1.500 suất thay nhớt miễn phí, tăng từ 1.000 suất của năm trước.Điểm đặc biệt là ban tổ chức đã áp dụng công nghệ thay nhớt tự động thay cho phương pháp thủ công, giúp giảm rác thải và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công nhân tham gia còn được kiểm tra thể chất miễn phí với 1.500 lượt inbody, cũng như tham gia các trò chơi tết và nhận thêm những phần quà ý nghĩa.Ông Hoàng Quốc Cường, đại diện ban tổ chức, chia sẻ: "Ngày hội này là tâm huyết của toàn tập thể, nhằm giúp anh chị em công nhân có hành trình về quê an toàn. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục duy trì và phát triển chương trình này trong các năm tới, vì đây là hoạt động thiết thực, mang lại niềm vui cho nhiều người lao động".Với tổng kinh phí hơn 316 triệu đồng, chương trình không chỉ giúp công nhân chăm sóc phương tiện mà còn lan tỏa tinh thần sẻ chia, góp phần làm nên một cái tết trọn vẹn cho những người lao động xa quê.
Lái xe máy chạy sai luật, người đàn ông còn phun nước bọt vào ô tô
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.