“Luôn đặt lợi ích của cư dân lên hàng đầu!”
Tỉnh Sóc Trăng: Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Ngã NămLục quân thuộc Vệ binh Quốc gia Mỹ ngừng bay toàn bộ trực thăng
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Chen chân xem chiếu phim ở ‘rạp lộ thiên’ bên sông Hàn
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 10 tại TP.HCM chủ đề "Cùng nắm chặt tay nhau - Đến tận mai sau" vừa khai mạc sáng nay, 8.3 tại Công viên 23.9, quận 1, TP.HCM thu hút hàng ngàn du khách hai nước. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng đoàn đại biểu hai nước thăm nhiều gian hàng tại đây, trong đó có gian hàng của JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, nghe giới thiệu về Trường ĐH Việt Nhật và nhiều dự án khác.Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, cho biết trong nhiều năm JICA đã và đang có cơ hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cương vị là cơ quan của chính phủ Nhật Bản triển khai các dự án hợp tác phát triển chính thức (ODA). Năm nay là lần thứ 4 JICA tổ chức gian hàng tại Lễ hội Việt Nhật. Các gian hàng của JICA được giới thiệu tại lễ hội nhằm mang các dự án hợp tác đến gần với công chúng hơn, thuộc 4 lĩnh vực: giáo dục, biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng và du lịch (cử tình nguyện viên Nhật Bản) và giao thông.Trong lĩnh vực giáo dục có Dự án nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Dự án hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ."Trường ĐH Việt Nhật (VJU - ĐH Quốc gia Hà Nội) là biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Nhật Bản được thành lập năm 2014. Từ năm 2015, JICA đã thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ trường đặt nền móng các chương trình đào tạo thạc sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 1.100 học viên và sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ của trường", ông Sugano Yuichi cho biết.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Hayashida Takayuki, chuyên gia JICA, điều phối viên Dự án hợp tác kỹ thuật nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU), cho biết tại trường đang có 6 chương trình bậc ĐH và 8 chương trình sau ĐH, các ngành học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội."Thế mạnh của Trường ĐH Việt Nhật là từ năm nhất, năm 2, sinh viên được tập trung học các môn học liên quan kỹ năng mềm, các kiến thức nhân văn, khuyến khích sáng tạo... trước khi sinh viên được học kiến thức chuyên môn vào năm 3, năm 4. Ngoài ra, tại trường thì sinh viên các ngành khác nhau, ở bậc thạc sĩ và cử nhân có thể cùng học tập, cùng nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trải nghiệm", ông Hayashida Takayuki cho hay.Ông Hayashida Takayuki cho hay thêm một ngành học đang được quan tâm tại VJU đó là ngành kỹ sư xây dựng, đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ, tại đây các sinh viên và học viên được học kỹ thuật xây dựng metro của Nhật Bản, được học hỏi, tham quan trên thực tế tại tuyến metro tại TP.HCM.Ông Hayashida Takayuki cho biết hiện nay Trường ĐH Việt Nhật đang nghiên cứu và có kế hoạch mở những ngành mới, chương trình đào tạo mới và đang chờ sự đồng ý, phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, để có thể tuyển sinh vào mùa thu 2025, cho năm học 2025-2026. Có thể kể tới như ngành nghiên cứu về châu Á (dạy bằng tiếng Anh); ngành hướng tới xây dựng và đào tạo nhân lực phục vụ ngành bán dẫn ở Việt Nam; ngành liên quan tự động hóa; ngành khoa học máy tính (đã có chương trình đào tạo cử nhân, trường đang cân nhắc mở chương trình đào tạo thạc sĩ). Tại lễ hội Việt Nhật 2025 hôm nay, bên cạnh các dự án về giáo dục, JICA còn trưng bày dự án về chương trình phái cử tình nguyện viên của JICA. Chương trình phái cử tình nguyện viên người Nhật sang Việt Nam đã được thực hiện trong vòng 30 năm qua với hơn 750 tình nguyện viên đã sang làm việc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, phát triển cộng đồng...Và đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được trưng bày và giới thiệu với du khách. Đây là một trong những dự án lớn nhất của JICA đã hoàn thành và bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 22.12.2024. Ngày mai, 9.3.2025, lễ khánh thành chính thức tuyến metro số 1 sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều chính khách 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.
Thông cáo tiếp tục: "Tác phẩm của Alice đã truyền cảm hứng cho vô số nhà văn và để lại dấu ấn khó phai mờ trong nền văn học của chúng ta. Tất cả chúng tôi tại Penguin Random House Canada cũng như ở Mỹ, Anh và toàn thế giới đều thương tiếc sự mất mát này, qua đó bày tỏ lòng biết ơn đối với di sản của bà".
Những tấm lòng vàng 1.8.2020
Nhắc đến nữ doanh nhân Madam Truyền, nhiều người không quên hình ảnh người phụ nữ trẻ trung, năng động, "máu lửa" khi điều hành CLB Kingtek tham gia các giải bóng đá phong trào. Cuối năm ngoái, nữ doanh nhân Madam Truyền còn tạo dấu ấn khi tổ chức giải cờ vua tranh Cúp mạ vàng KPNEST với qui mô và giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay (tổng giải thưởng 2 tỉ đồng). "Tôi có niềm đam mê mãnh liệt với thể thao", doanh nhân Madam Truyền bộc bạch. Vì niềm đam mê mãnh liệt đó cùng với quan điểm "làm cho ra làm, chơi cho ra chơi", nữ doanh nhân Madam Truyền tìm thấy niềm vui với môn thể thao mới pickleball vốn đang tạo sức hút cực lớn tại Việt Nam. "Gần đây, tôi tham gia vào bộ môn pickleball, một môn thể thao mới nổi và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đối với tôi, thể thao là cách hiệu quả để rèn luyện sức khỏe, giảm căng thẳng và kết nối với những người có chung sở thích. Khi pickleball du nhập vào Việt Nam, tôi nhanh chóng bị thu hút bởi tính năng động và sự mới mẻ của môn thể thao này. Ngoài ra, pickleball còn giúp tôi rèn luyện được việc quản lý cảm xúc của mình tốt hơn, tôn trọng đối thủ và partner (bạn đánh chung) của mình hơn", nữ doanh nhân Madam Truyền chia sẻ. Không chỉ tham gia pickleball với tư cách VĐV, nữ doanh nhân Madam Truyền hiện là Chủ tịch CLB Kingtek Pickleball tiết lộ, còn đầu tư vào việc sản xuất và kinh doanh các phụ kiện liên quan đến pickleball, dự kiến ra mắt sản phẩm vợt và phụ kiện mang thương hiệu Kingtek vào ngày 18.2 tới. Điều này cho thấy nữ doanh nhân này có kế hoạch gắn bó lâu dài, đóng góp vào sự phát triển của môn thể thao này tại Việt Nam.Ngày 23.2 tới tại cụm sân CLB Pickleball K99 (Q.Tân Bình, TP.HCM), nữ doanh nhân Madam Truyền tổ chức giải Kingtek Pickleball - Cúp Madam Truyền. Giải đấu chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ (8.3), khích lệ phụ nữ chơi môn thể thao mới pickleball nên chỉ diễn ra 1 nội dung duy nhất là đôi nữ trình 5.0 (dành cho người mới chơi). Giải đấu vừa công bố đã tạo sức hút với sự đăng ký tham gia của đông đảo VĐV nên ban tổ chức phải tính thêm phương án dự phòng như thêm sân đấu. Cơ cấu giải thưởng cũng hấp dẫn không kém với 10 triệu đồng cho đôi vô địch bên cạnh các phần quà đặc biệt từ nhà tài trợ Kingtek như vợt, bóng... Ngoài ra tất cả các VĐV tham dự giải đều được nhận 1 phần quà từ ban tổ chức cùng chương trình bốc thăm may mắn tại gala. "Giải đấu là dịp để các nữ VĐV thể hiện tài năng, giao lưu và thúc đẩy phong trào pickleball trong cộng đồng. Tôi hy vọng thông qua giải đấu này, pickleball sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn, thu hút sự quan tâm của nhiều người và góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng", nữ doanh nhân Madam Truyền chia sẻ.