Mã độc nguy hiểm hơn khi có AI để khai thác lỗ hổng
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010 ngày 30.11.2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Theo đó, Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng như quy định hiện hành. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18.2. Quy định mới được đưa ra sẽ giúp ngăn chặn làn sóng hàng giá rẻ từ các nước ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là theo chân các sàn thương mại điện tử bùng nổ gần đây. Điều đó khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước không thể cạnh tranh, nhà nước thất thu thuế. Các chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải bỏ quy định miễn thuế cho hàng nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống đã được ban hành cách nay hơn 14 năm.Trước đó, báo cáo từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn số liệu của Tổng công ty CP Bưu chính viễn thông cho biết, tại thời điểm tháng 3.2023, có trung bình 4 - 5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn thương mại điện tử. Ước tính theo số liệu nói trên, bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 tỉ đồng hàng giá rẻ được nhập khẩu thì tiền thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế nhập khẩu (giả sử bình quân 5%) thì mỗi năm nhà nước đã thất thu hơn 50.000 tỉ đồng.Vì sao phím F và J luôn có gờ nổi?
Vào ngày 6.1.2025, tức 4 năm sau cuộc bạo loạn ở Điện Capitol, chiến thắng của ông Trump đã được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua trong cuộc họp chung do Phó tổng thống Kamala Harris chủ trì.Trước giờ phút trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Trump đã đề cập những gì ông dự định thực hiện trong những ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục, bao gồm đánh thuế nhập khẩu vào Mexico, Canada và Trung Quốc và ân xá cho những người bạo loạn vào ngày 6.1.2021.Trước lễ nhậm chức hôm 20.1, ông Trump dự kiến sẽ tham dự nhiều sự kiện cùng với cấp phó của mình là ông JD Vance.Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai và cũng là cuối cùng của mình vào ngày 20.1.2025 tại Washington DC.Tu chính án thứ 20 của Hiến pháp Mỹ ấn định ngày nhậm chức. Mỗi tổng thống đắc cử bắt đầu nhiệm kỳ của mình vào trưa ngày 20.1 trong năm tiếp theo sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, nếu ngày 20.1 rơi vào chủ nhật thì tổng thống đắc cử sẽ nhậm chức vào ngày hôm sau.Vé tham dự lễ nhậm chức sắp tới của ông Trump tại Điện Capitol được phát miễn phí cho người dân. Vé được phân phối thông qua các thành viên Quốc hội và thường được phát hành đến văn phòng của các thành viên Quốc hội bắt đầu từ đầu tháng 1.Ủy ban Liên hợp về Lễ nhậm chức của Quốc hội trong một thông cáo báo chí ngày 23.12 cho biết hơn 220.000 vé sẽ được phân phối đến các văn phòng trên trên toàn quốc.Câu trả lời là không. Hiên pháp Mỹ chỉ cho phép một người giữ chức vụ tổng thống hai lần và các nhiệm kỳ không thể kéo dài vô thời hạn.
Dự án 'nín thở' chờ tháo nút thắt đất ở
Lần tái xuất này của ông Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc sau đại dịch Covid-19, nhưng sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mới là động lực chính làm thay đổi cách vận hành của quan hệ quốc tế, xoay chuyển thế giới sang một kỷ nguyên mới.Sự xuất hiện và được ủng hộ của ông Trump không phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của những biến động sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thành trì của lý tưởng dân chủ tự do và hệ thống quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng cũng làm sâu sắc thêm các bất bình đẳng xã hội, tạo ra những nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội ngay tại các quốc gia phát triển. Chính những người này đã trở thành lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho những chính trị gia dân túy như ông Trump, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nhập cư và phục hồi kinh tế trên tư duy bảo hộ.Trump 2.0 đánh dấu sự thoái trào mạnh mẽ của lý tưởng dân chủ tự do - nền tảng quan trọng tạo nên sự ổn định toàn cầu suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện tượng này cũng là phản biện mạnh mẽ đối với luận điểm "cáo chung của lịch sử" của Francis Fukuyama, người trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 từng cho rằng dân chủ tự do và kinh tế thị trường là hình thức quản trị cuối cùng và tốt nhất mà nhân loại hướng đến. Thực tế cho thấy lịch sử không những không dừng lại mà còn tiếp tục biến động dữ dội với sự trỗi dậy của mô hình chính trị và các phong trào dân túy, minh chứng rõ ràng rằng các lý tưởng tự do chưa bao giờ thực sự chiến thắng hoàn toàn và không thể là mô hình duy nhất cho một thế giới đầy đa dạng và phức tạp. Cùng lúc đó, thế giới cũng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Quan điểm cho rằng bản chất của quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và chi phối tư duy của các nhà lãnh đạo, từ Moscow đến Bắc Kinh, và hiện nay ngự trị ở Washington. Sau nhiều thập niên theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới để thúc đẩy lý tưởng tự do dân chủ, siêu cường Mỹ cũng đối diện nguy cơ suy vong trong cái bẫy mà GS John Kenedy gọi là "sự quá tải của đế chế". Trên bàn cờ lớn bị thách thức gay gắt từ nhiều phía, Mỹ không thể không thay đổi nếu muốn duy trì bá quyền toàn cầu. Chính quyền Trump không chỉ tìm cách củng cố sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, mà còn tìm cách thay đổi các luật chơi toàn cầu nay không còn lợi cho Mỹ. Trump 2.0 vừa là tiếp biến, vừa là thay đổi cách mạng từ Trump 1.0, cách tiếp cận triệt để hơn, cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Dưới thời Trump 2.0, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm có thể dẫn tới khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương, giảm cam kết với các tổ chức quốc tế, và gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và bảo hộ đầu tư. Chính sách "nước Mỹ là trên hết", không chỉ gây áp lực mạnh hơn nữa với các đối thủ thương mại lớn như Trung Quốc, mà cả các đồng minh truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước láng giềng thân thiện như Canada, Mexico. Nước Mỹ sẽ vị kỷ hơn, thực dụng hơn, sử dụng quyền lực và lợi thế để tăng cường sức mạnh bản thân, hơn là cung cấp các hàng hóa công (public goods) trên thế giới. Nước Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc chiến tranh tốn kém, cô lập với thế giới đầy rẫy xung đột, thu lợi từ chạy đua vũ trang ở quy mô toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên ông Trump đề cập đến xây dựng "Vòm Sắt" (Iron Dome, nay đã đổi tên thành Vòm Vàng) trong khi nước Mỹ đã được bảo vệ bởi hai đại dương. Trật tự đa cực sẽ hỗn loạn, bất định và bất ổn hơn nhiều so với "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi trong lịch sử. Có lẽ, điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực ngày nay và các chủ nghĩa hiện thực trước là yếu tố công nghệ. Những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), blockchain và công nghệ lượng tử, đã làm thay đổi sâu sắc tư duy, hành xử và cách xác định sức mạnh quốc gia. Các quốc gia đang tích cực đầu tư vào công nghệ để nâng cao sức mạnh, đồng thời áp dụng các chiến lược an ninh mới nhằm tận dụng ưu thế công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và kiểm soát các nguồn lực chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu mới. Mỹ không thể đứng ngoài cuộc đua này, không thể không kiểm soát khả năng tiếp cận (và ngăn chặn khả năng tiếp cận của đối thủ) đối với các nguồn khoáng sản chiến lược, con át chủ bài cho chạy đua khoa học công nghệ trong 100 năm tới.Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump cũng chỉ kéo dài trong 4 năm nhưng sẽ làm thay đổi căn bản tư duy và chiến lược của Mỹ trong nhiều thập niên tới. Thế giới sẽ đối mặt với thách thức ngày càng lớn về sự thiếu hụt lãnh đạo toàn cầu. Mỹ, một thời được xem là trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giờ đây sẽ thoái thác việc gánh vác trách nhiệm quốc tế trong khi đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga sẽ tích cực tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Các thể chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO hay WHO sẽ ngày càng trở nên yếu kém hơn, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng cũng theo đó biến động linh hoạt, đa chiều, đa tầng nấc. Một thế giới mới của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ sẽ chứng kiến bất ổn gia tăng, căng thẳng leo thang và sự phân hóa sâu sắc. Thế giới đó đầy bất ổn và rủi ro, nhưng chắc chắn có không ít những cơ hội mới. Các quốc gia vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam cần sẵn sàng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, thiết kế các "mỏ neo" để sẵn sàng đối phó với sóng dữ, trong khi khéo léo tận dụng các cơ hội để bảo vệ và gia tăng lợi ích trong một trật tự quốc tế đang biến chuyển mạnh mẽ.
Ngày 30.12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan là ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở T.Ư.Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự hội nghị và trao các quyết định. Cùng dự hội nghị có Chủ tịch nước Lương Cường; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư; các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên T.Ư Đảng là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ở T.Ư.Tại hội nghị, Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư Nguyễn Quang Dương cho biết, tại phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 27.12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận và thông qua dự thảo các quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở T.Ư. Ngày 28.12, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan. Cụ thể, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan: Ban Tổ chức T.Ư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Nội chính T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Cơ quan T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Cơ quan T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cơ quan T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Cơ quan T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Cơ quan Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc 13 cơ quan Đảng, Đoàn thể T.Ư hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn, là tinh thần gương mẫu, quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của từng cơ quan và sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở T.Ư.Tổng Bí thư lưu ý, đây mới chỉ là bước khởi đầu, phía trước còn rất nhiều công việc phải làm và phức tạp hơn vì liên quan đến cơ chế vận hành, việc sắp xếp tinh gọn đội ngũ cán bộ.Tổng Bí thư đề nghị, từng cơ quan phải bảo đảm các công việc tiếp tục hoạt động bình thường, không được gián đoạn, ngừng trệ, bỏ sót. Trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ có phát sinh, có thể có cả những bất cập nên các cơ quan cần tiếp tục rà soát, thống nhất với Ban Tổ chức T.Ư, báo cáo Bộ Chính trị sửa đổi, bổ sung khi cần thiết; khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý về hành chính để hoạt động, giao dịch theo pháp nhân của cơ quan mới.Tổng Bí thư đề nghị, thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng trong tiếp nhận và sắp xếp cán bộ lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; trong sắp xếp trụ sở, chỗ làm việc, không để xảy ra tình trạng phân biệt, mất đoàn kết. Các cơ quan, đơn vị rà soát cơ cấu và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng công việc. Tổng Bí thư lưu ý, mục đích của sắp xếp tổ chức bộ máy là phải đạt được tinh gọn, tránh trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, tránh bỏ sót, cắt khúc công việc, phải rõ cơ quan chủ trì để trên cơ sở đó, cơ cấu, sắp xếp, tinh giản đội ngũ cán bộ, bảo đảm sau sắp xếp bộ máy và đội ngũ cán bộ thì cơ quan, đơn vị phải hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.Tổng Bí thư đề nghị Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu của Quốc hội phối hợp cùng Ban Tổ chức T.Ư tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội sớm ban hành chế độ, chính sách đối với cán bộ để thực hiện việc sắp xếp, cơ cấu đội ngũ cán bộ với quan điểm tinh gọn đội ngũ cán bộ nhưng giữ được người tài, thu hút được người giỏi làm việc trong khu vực công. Cùng đó, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện ngay việc sắp xếp những cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền nếu không vướng quy định của luật; chỉ đạo các cơ quan nhà nước thực hiện tốt công tác chuẩn bị để ngay sau khi Quốc hội sửa luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định, thông tư thì thực hiện được ngay việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Tổng Bí thư nhấn mạnh, quá trình sắp xếp không quá cầu toàn nhưng cũng không chủ quan, hình thức, bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc, tránh lãng phí, thất thoát tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan, đơn vị…
Trao hàng ngàn phần quà tết trị giá hơn 3,4 tỉ đồng
Giới chức y tế Israel cho hay các nhóm pháp y đang chuẩn bị khám nghiệm thi thể mới để xác nhận danh tính, theo ReutersTrước đó, Hamas vào hôm 20.2 đã đồng ý trao trả thi thể của Shiri Bibas và hai con trai của cô là Kfir và Ariel, cùng với thi thể của một con tin khác theo lệnh ngừng bắn chấm dứt giao tranh ở Dải Gaza kể từ tháng trước.Hamas đã trả 4 thi thể và phía Israel cũng đã xác định có 3 thi thể là của hai cậu bé Bibas và con tin còn lại, Oded Lifshitz. Tuy nhiên, các chuyên gia Israel xác định thi thể thứ tư là của một người phụ nữ không rõ danh tính chứ không phải Shiri Bibas. Cô này đã bị bắt cóc cùng với hai con trai và chồng là Yarden trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7.10.2023.Ông Basem Naim, một thành viên thuộc ban chính trị của Hamas, nói rằng "những sai lầm đáng tiếc" có thể xảy ra, đặc biệt là khi cuộc ném bom của Israel đã trộn lẫn thi thể của các con tin Israel và người Palestine."Chúng tôi khẳng định rằng việc giữ lại bất kỳ thi thể nào, hoặc không tuân thủ những giao ước và thỏa thuận mà chúng tôi đã ký kết, đều không nằm trong giá trị hoặc lợi ích của chúng tôi", ông Naim nhấn mạnh.Việc không trao trả đúng thi thể con tin đã gây ra sự phẫn nộ ở Israel và khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đe dọa sẽ trả thù. "Chúng tôi sẽ hành động để đưa Shiri trở về nhà cùng với tất cả các con tin của chúng tôi - cả sống lẫn đã chết - và đảm bảo Hamas phải trả giá đầy đủ cho hành vi vi phạm thỏa thuận một cách tàn ác và độc ác này", ông Netanyahu nói trong một tuyên bố qua video.Hamas vào tháng 11.2023 nói rằng Shiri Bibas và hai đứa con trai của cô này đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel. Trong khi đó, quân đội Israel nói các đánh giá tình báo và phân tích pháp y về thi thể của những đứa trẻ nhà Bibas cho thấy nạn nhân đã bị những kẻ bắt cóc cố ý giết hại.Sau khi trả 4 thi thể con tin nói trên, 6 con tin còn sống sẽ được thả vào hôm nay 22.2 để đổi lấy 602 người Palestine là tù nhân và bị giam giữ, và việc bắt đầu đàm phán cho giai đoạn thứ hai của lệnh ngừng bắn dự kiến sẽ diễn ra trong những ngày tới, theo Reuters dẫn thông báo từ Hamas.