Lý do khiến nhiều thanh niên trẻ vẫn bị rối loạn cương
Cả hai đều chỉ có 1 lựa chọn động cơ tại thị trường Việt Nam kết hợp với hộp số CVT. KIA Sonet lắp ráp tại Việt Nam sử dụng máy xăng Smartstream 1.5G MPI sản sinh công suất 113 mã lực tại 6.300 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 144 Nm tại 4.500 vòng/phút. Trong khi đó, Toyota Raize dùng máy xăng 1.0 lít tăng áp cho công suất 98 mã lực tại 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 140 Nm tại 2.400 - 4.000 vòng/phút.'Đập hộp' loạt hàng hiệu nửa giá 'chấn động' tại Mai Hân mỹ phẩm
Vậy, với những lợi thế riêng cùng sự khác biệt, cá tính... Yamaha Fazzio liệu có gì để có thể cạnh tranh với Yamaha Grande. Hãy cùng Thanh Niên so sánh hai mẫu xe tay ga này.
Người hùng giúp Indonesia gây sốc từng 'dâng' chức vô địch cho U.23 Việt Nam
Trước đó tại sự kiện công bố giải thưởng Bền đam mê, ông Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam cũng đã nhấn mạnh, giải thưởng Bền đam mê khác biệt so với các giải thưởng đã có. Theo đó, "Bền đam mê" không chỉ tôn vinh tài năng mà còn đề cao ý chí bền bỉ, khát vọng vươn lên của các bạn trẻ trong hành trình không ngừng nỗ lực để không bị bỏ lại phía sau, không bị tụt hậu. Ông Sưởng khẳng định, các cá nhân đề cử xét chọn, trao tặng giải thưởng rất đa dạng, không giới hạn về lĩnh vực, giới tính, tôn giáo hay dân tộc.Với tổng giá trị hỗ trợ lên đến 5 tỉ đồng, giải thưởng "Bền đam mê" được kỳ vọng sẽ là bệ phóng tiếp sức cho những tài năng trẻ trên hành trình khẳng định bản lĩnh cá nhân. Cụ thể, 2 tỉ đồng sẽ được ban tổ chức xét chọn dành cho các dự án đã đạt Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng; 700 triệu đồng dành cho Giải thưởng 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 và 2,3 tỉ đồng sẽ được trao cho 4 - 6 dự án đáp ứng các tiêu chí của Giải thưởng Bền đam mê.Dù quy trình xét duyệt khắt khe với tiêu chí chung và tiêu chí riêng cho từng lĩnh vực nhưng số lượng hồ sơ đề cử vẫn đạt về số lượng lẫn chất lượng. Đáng chú ý, nhiều gương mặt trẻ tiêu biểu và tài năng đã xuất hiện trong danh sách đề cử, phản ánh rõ tinh thần bền bỉ, sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam. Vừa qua, Ban tổ chức giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 cho biết ghi nhận sự gia tăng đáng kể số lượng tiến sĩ trẻ tham gia đề cử, tăng thêm 21 người. Điều này cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ của thế hệ trẻ vào tri thức, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, mang đến những dự án thiết thực, ý nghĩa cho cộng đồng. Theo ông Phùng Công Sưởng, 19 đề cử vào vòng bình chọn trực tuyến Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 đều là những cá nhân nổi bật, đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam giàu ý chí, bền bỉ theo đuổi đam mê, luôn không ngừng nỗ lực, rèn luyện để vượt qua giới hạn bản thân, cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Nhiều gương mặt trong số này còn là những tấm gương truyền cảm hứng, tạo ra giá trị tốt đẹp và lan tỏa những trào lưu tích cực trong giới trẻ. Đối với Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả Cầu Vàng, ban tổ chức cho biết cũng ghi nhận những số liệu ấn tượng về chất lượng các đề cử tham gia giải thưởng Bền đam mê. Cụ thể, 13 cá nhân tham gia xét chọn đều là những tiến sĩ, giám đốc trẻ tuổi với thành tích khoa học - công nghệ nổi bật, bao gồm sở hữu bằng độc quyền sáng chế cấp quốc gia và quốc tế, cùng nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín thế giới.Đối với hạng mục giải thưởng Bền đam mê, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam cũng tiếp nhận nhiều hồ sơ đề cử chất lượng đến từ đa dạng lĩnh vực với giá trị và sức ảnh hưởng riêng biệt. Mỗi cá nhân là mỗi câu chuyện với hành trình truyền cảm hứng đầy xúc động và tự hào về tinh thần bền bỉ với đam mê cùng khát vọng cống hiến mãnh liệt của thế hệ trẻ Việt Nam. Những điểm sáng về số lượng và chất lượng hồ sơ đề cử chính là tín hiệu tích cực phản ánh sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ trong công cuộc lao động, sáng tạo và cống hiến. Nói thêm về điều này, tại sự kiện công bố giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024, ông Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam chia sẻ, hội đồng xét chọn đã gặp không ít "áp lực" trong quá trình đánh giá, bởi các đề cử năm nay có thành tích xuất sắc. Đặc biệt trong lĩnh vực học tập, nhiều cá nhân gây ấn tượng mạnh cả về thành tích lẫn độ tuổi, cho thấy sự tiếp nối đầy tự hào của thế hệ trẻ Việt Nam - những người luôn tràn đầy đam mê, nhiệt huyết và khát vọng cống hiến.
Nguyễn Trọng Nhân, từ tiếp viên hàng không đến HCV thể hình IFBB tại Hàn Quốc
Ngon như bánh chưng làng Tranh Khúc
Chiều 28.2, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội nghị bàn giao công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cho các đơn vị. Tham dự có ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong; ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc sở, ngành của thành phố.Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết quá trình triển khai đề án sắp xếp bộ máy của TP.HCM được thực hiện khẩn trương và đến nay, vào những ngày cuối tháng 2, công tác chuẩn bị bàn giao đã gần hoàn tất.Theo đó, Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng tiếp nhận Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM; Viện Khoa học an toàn, vệ sinh lao động TP.HCM; Ban Quản trang TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Sở Y tế nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em từ Sở LĐ-TB-XH và 12 cơ sở bảo trợ xã hội.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng chuyển chức năng quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, bao gồm Trường cao đẳng nghề TP.HCM và Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Định, sẽ do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý.Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM sẽ tiếp nhận các đơn vị trực thuộc của Sở LĐ-TB-XH gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức, Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và SOS - Làng trẻ em TP.HCM.Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM sẽ tiếp nhận Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Ngoài ra, Văn phòng UBND TP.HCM sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, sáng cùng ngày (28.2), Sở LĐ-TB-XH đã bàn giao cho Công an TP.HCM về chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH. Đối với các cơ sở cai nghiện ma túy của TP.HCM nhưng trú đóng ở các tỉnh, thành khác thì sẽ được chuyển giao về cho công an tỉnh, thành đó tiếp nhận.Theo ông Lê Văn Thinh, Sở LĐ-TB-XH sẽ chuyển giao các chức năng khác nhau cho các đơn vị, kéo theo đó là việc tách bạch về nhân sự, tài chính và các nhiệm vụ khác.Vì vậy, công tác bàn giao của Sở LĐ-TB-XH trong thời gian qua được thực hiện cẩn trọng và cấp tập.Hôm nay, Sở LĐ-TB-XH chính thức ký kết bàn giao cho các bên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục phối hợp để rà soát, xác định số liệu và hoàn thiện hồ sơ lưu trữ.Về công tác nhân sự, ông Lê Văn Thinh chia sẻ rằng trong thời gian qua, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH đã ra quyết định điều chuyển cán bộ và đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư của người lao động. Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH cũng đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc để chia sẻ, động viên các nhân viên tại các cơ sở.Ông Lê Văn Thinh nhìn nhận giai đoạn giao thời này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành tiếp nhận chức năng của Sở LĐ-TB-XH, đặc biệt trong công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ, vị trí việc làm và điều kiện làm việc.Ông Thinh mong muốn các đơn vị tiếp nhận sẽ hỗ trợ để cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Sở LĐ-TB-XH có môi trường thuận lợi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngay từ tháng 3.Theo ông Thinh, hiện mặc dù công tác bàn giao được thực hiện khẩn trương, nhưng một số chế độ, chính sách cho người lao động vẫn chưa thể hoàn tất, đặc biệt là phần chi thu nhập tăng thêm. Do đó, ông Thinh đề nghị các sở, ngành tiếp nhận quan tâm, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức.Về việc bố trí nhân sự, do sự thay đổi trong bộ máy nên các vị trí lãnh đạo bị thu hẹp, có cán bộ sẽ giữ nguyên chức vụ, một số khác có thể được điều chuyển hoặc bố trí lại, xuống cấp. Ông Thinh mong rằng cán bộ của Sở LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định tinh thần "cống hiến, đóng góp" để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.Thay mặt lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH, ông Thinh bày tỏ mong muốn các sở, ngành tiếp nhận và xem cán bộ của Sở LĐ-TB-XH như nhân sự của đơn vị mình, đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy năng lực, đóng góp chung vào sự phát triển của TP.HCM.Trước đó, ngày 20.2, UBND TP.HCM công bố các quyết định về nhân sự liên quan đến việc thành lập và sắp xếp lại các sở theo kế hoạch tinh gọn bộ máy. Theo đó, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng được bổ nhiệm sang các vị trí mới.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Đ-TB-XH được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) từ ngày 1.3.2025.Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GD-ĐT.Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Y tế.Bà Lượng Thị Tới, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Nội vụ.Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM về phương án sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM, sau khi sắp xếp, UBND TP.HCM sẽ còn 16 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở GTCC, Sở KH-CN, Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố và Sở An toàn thực phẩm (tiếp tục được thí điểm theo Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội).Ngành LĐ-TB-XH có truyền thống hơn 79 năm, bắt đầu từ sự kiện ngày 28.8.1945, khi Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập Bộ Lao động - tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH ngày nay. Theo chủ trương, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy, ngành LĐ-TB-XH sẽ chấm dứt hoạt động, và các chức năng, nhiệm vụ của ngành sẽ được chuyển giao cho các cơ quan khác.