Cầm gần 1 tỉ đồng, có nên mua ô tô cũ?
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.Tọa đàm về tật xấu và tính tốt người Việt cùng nhà văn Di Li
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Hải quân Mỹ tinh chỉnh khu trục hạm từ kinh nghiệm đối phó Houthi
Ngày 9.2, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã ban kế hoạch về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1365 ngày 15.1.2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ.Theo kế hoạch, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện các công tác tuyên truyền nghị quyết; thu hồi con dấu cũ và làm con dấu mới; thay đổi bảng tên, biển hiệu; điều chỉnh hồ sơ điện tử, hệ thống cho phù hợp với các đơn vị mới; sắp xếp, tổ chức bộ máy TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ và các cơ quan ngành dọc khác trên địa bàn; tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1365.Rà soát, chuyển tên thôn thành khu phố theo quy định; chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính theo nghị quyết; cập nhật cơ sở dữ liệu dân cư và hồ sơ điện tử có liên quan; chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định hiện hành của Bộ TN-MT; điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026…UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo để xem xét, giải quyết; đồng thời tham mưu tỉnh thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, xã và các nội dung khác có liên quan đối với các đơn vị hành chính mới thành lập.Trước đó, từ năm 2020, Phú Mỹ đã được công nhận là đô thị loại III với 5 phường và 5 xã ngoại thị. Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định Phú Mỹ cần trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước 2025, giữ vai trò trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch...Ngày 25.6.2024, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII đã tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) và đa số đại biểu đã tán thành chủ trương thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Theo Nghị quyết số 1365, việc thành lập TP.Phú Mỹ trên cơ sở nguyên trạng diện tích, quy mô dân số và 10 đơn vị hành chính cấp xã của TX.Phú Mỹ.Sau khi thành lập, TP.Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã. Gồm 7 phường: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước, Tân Hải, Tân Hòa và Hắc Dịch; 3 xã: Sông Xoài, Tóc Tiên, Châu Pha. Thành lập TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ trên cơ sở kế thừa TAND, Viện KSND TX.Phú Mỹ.Như vậy, sau khi thành lập TP.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đến 3 thành phố, trước đó là TP.Vũng Tàu và TP.Bà Rịa. TP.Phú Mỹ đi vào hoạt động từ ngày 1.3.
Ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam (VCF) cho biết phía Thái Lan, đơn vị đăng cai tổ chức giải xe đạp vô địch châu Á 2025 đã lựa chọn được chiếc xe để đền bù cho cua rơ Nguyễn Thị Thật. "Chiếc xe mà phía Thái Lan đền bù cho Nguyễn Thị Thật dựa trên các thông số mà tay đua này cung cấp", ông Nguyễn Ngọc Vũ chia sẻ.Tại giải xe đạp châu Á 2025, Nguyễn Thị Thật tranh tài bằng xe cũ được gửi từ Việt Nam sang do "chiến mã" của cô bị cháy rụi trong quá trình vận chuyển từ Bangkok đến địa điểm diễn ra giải cách đó tầm 350 km. Nguyễn Thị Thật đã để thua tay đua chủ nhà Jutatip trong gang tấc và nhận HCB châu Á. Trước đó tay đua quê An Giang 3 lần vô địch châu Á các năm 2018, 2022, 2023. "Nếu không gặp sự cố cháy xe và phải đổi sang xe cũ, khả năng cao mình sẽ giành HCV", Nguyễn Thị Thật chia sẻ. Theo kế hoạch, Nguyễn Thị Thật cùng đội Tập đoàn Lộc Trời An Giang góp mặt tranh tài ở giải xe đạp nữ quốc tế Biwase 2025 diễn ra từ ngày 7 đến 11.3 tới. Đây là giải đấu nằm hệ thống 2.2 của Liên đoàn Xe đạp thế giới (UCI) nên nhiều khả năng có Jutatip cùng đội tuyển Thái Lan góp mặt. Sau đó vào cuối tháng 3, Nguyễn Thị Thật cùng đội tuyển xe đạp Việt Nam sẽ tham dự giải xe đạp quốc tế Tour of Thailand. Ở giải đấu này năm ngoái, Nguyễn Thị Thật để mất áo vàng về tay Jutatip vào phút cuối, duyên nợ chồng chất với 2 tay đua có nước rút hàng đầu Đông Nam Á lẫn châu Á. Nguyễn Thị Thật cùng Jutatip tạo nên sức hấp dẫn cho người hâm mộ mỗi khi chạm trán nhau trên đường đua. Chưa hết vào tháng 12 tới, 2 tay đua này còn chạm trán nhau ở SEA Games 33 diễn ra ở Thái Lan.
Chuyện vùng đất Nga 'bị kẹp' giữa 2 nước khác
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý 1, tình hình chăn nuôi heo trên cả nước có nhiều khởi sắc hơn so với các tháng trước và cùng kỳ năm ngoái do giá bán thịt heo tăng đều. Tính đến thời điểm cuối tháng 3.2024, giá heo tăng 3,3% so với cùng thời điểm năm 2023. Hiện nay, tại một số tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ như Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh... đang có tốc độ tăng trưởng chăn nuôi khá cao do các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.