Khai quật được xác ướp 1.000 năm tuổi ở thủ đô Lima, Peru
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng.Eo ‘bánh mì’ thì có sao, sao mặc áo tắm kín bưng vẫn đủ ghi điểm
Phía sau câu chuyện về cái tết đầu tiên của cô gái Bỉ ở TP.HCM là một hành trình đầy xúc động và ngập tràn yêu thương.Ngày 11.3.2024, chuyến bay của Clara từ Mexico đáp xuống Việt Nam, mang theo mong ước đặc biệt trong cuộc đời của cô gái người Bỉ gốc Việt: Tìm mẹ ruột! Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên gặp Clara ở một nhà hàng tại Q.1, cạnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tôi đã ấn tượng với cô gái hiền lành, tình cảm.Hành trang quý giá nhất mà Clara mang theo trong chuyến đi này là hồ sơ nhận nuôi với thông tin ít ỏi và một trái tim khao khát đoàn tụ. Kể với chúng tôi, cô gái Bỉ cho biết tên khai sinh của mình là Huỳnh Thị Ánh Hoa, sinh lúc 9 giờ 35 phút ngày 4.12.1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM). Bé gái Ánh Hoa khi đó được mẹ ruột sinh thường, khỏe mạnh, nặng khoảng 3 kg. Mẹ ruột Clara khai tên Huỳnh Thị Lý, 22 tuổi (có thể sinh năm 1976). 3 ngày sau khi sinh, 7.12.1998, mẹ của chị không hiểu vì lý do gì bỗng biệt tăm khỏi bệnh viện. Sau đó, Ánh Hoa được chuyển đến Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Q.Gò Vấp nuôi dưỡng.May mắn đã mỉm cười khi bé gái bất hạnh bị bỏ rơi năm nào được một cặp vợ chồng người Bỉ tốt bụng nhận nuôi, đặt tên là Clara Mayers. Theo những thông tin trong hồ sơ cũng như ký ức mà cha mẹ nuôi kể lại, 26 năm sau, Clara về lại nơi mình cất tiếng khóc chào đời để tìm mẹ ruột Việt Nam.Dù đã về TP.HCM, thậm chí xuống tận Tiền Giang để tìm kiếm với sự giúp đỡ của nhiều người Việt tốt bụng, nhưng đến nay, cô gái Bỉ vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào về cha mẹ ruột của mình.Không ít lần xét nghiệm ADN, mất ngủ vì hy vọng để rồi bật khóc thất vọng, nhưng Clara vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. Ngày đầu gặp tôi, Clara nói rằng sẽ ở Việt Nam 2 tháng trong hành trình tìm mẹ cũng như khám phá đất nước nơi mình sinh ra. Nhưng trước khi khởi hành về Bỉ, chị đã có một quyết định mà không ai ngờ tới."Trước khi về tìm mẹ ruột, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện ở lại Việt Nam. Nhưng 2 tháng ở đất nước này, trước ngày khởi hành trở lại Bỉ, tôi cảm thấy không muốn quay lại đó chút nào. Tôi cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện và hạnh phúc ở Việt Nam và tôi nghĩ "tại sao không thay đổi kế hoạch của mình?" và tìm việc ở đây để tôi có thể ở lại quê hương nơi mình sinh ra", cô gái Bỉ kể lại.Với Clara, quyết định này sẽ cho chị có nhiều thời gian hơn để tìm gia đình ruột thịt của mình và khám phá thêm về nguồn gốc về đất nước nơi chị cất tiếng khóc chào đời. Thêm vào đó, chị thích sống ở đây bởi cảm nhận được mọi người thân thiện và cởi mở, đồ ăn rất ngon. Chị cũng cảm thấy an toàn và thời tiết quanh năm ấm áp, điều mà ở Bỉ không có.Ít ai biết, để có được chuyến trở về Việt Nam tìm mẹ, trước đó Clara đã làm thêm tại 2 nhà hàng, làm việc chăm chỉ suốt 6 tháng liên tục, dành dụm tiền. Những nỗ lực đó của Clara luôn được cha mẹ nuôi ủng hộ.Clara vốn có cuộc sống hạnh phúc cùng gia đình Bỉ ở vùng Teuven và TP.Liège. Clara có một anh trai nuôi, cũng là người Việt và 2 người em sinh đôi, là con ruột của cha mẹ nuôi. Ngày chị quyết định ở lại Việt Nam, cha mẹ nuôi đã vô cùng sốc."Trong chúng tôi có chút buồn, nhưng đồng thời cũng rất vui vì chúng tôi biết rằng Clara đang hạnh phúc ở Việt Nam. Người làm cha mẹ như chúng tôi luôn khuyến khích con theo đuổi con đường của mình. Tháng 2 này, chúng tôi dự định sẽ đến Việt Nam thăm con gái", bà Geneviève Meeckers (51 tuổi) là mẹ nuôi của Clara cho biết. Cô gái Bỉ vô cùng biết ơn vì điều đó.Sau quyết định ở lại Việt Nam, chị bắt đầu tìm một công việc để có thể sống ổn định ở đây và chị đã làm được. Trong lúc đang tìm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình là thiết kế nội thất/kiến trúc, chị được mời làm quản lý của một nhà hàng mới mở ở TP.HCM.Cô gái Bỉ quyết định làm việc ở đó 1 tháng cho đến khi tìm được việc. Hiện tại, chị đang làm việc cho một công ty thiết kế đồ nội thất và thực sự thích công việc của mình.Clara đón tết ở Việt Nam cách đây 15 năm cùng gia đình người Bỉ của mình tại Hà Nội nhưng lúc đó cô gái gốc Việt còn quá nhỏ để hiểu hết về ngày này. Trong ký ức của Clara, ngày tết Hà Nội được trang trí rất đẹp và nhiều cửa hàng đóng cửa. "Có rất nhiều hoa. Tôi không biết nhiều về nó, nhưng tôi biết rằng đó là một ngày lễ gia đình và mọi người đều trở về quê hương của họ để ăn mừng. Điều đó thực sự quan trọng đối với họ", cô gái chia sẻ.Lần thứ hai đón tết Việt Nam và là lần đầu tiên ở TP.HCM, Clara có nhiều cảm xúc đặc biệt, vừa tò mò nhưng cũng vừa háo hức. Cô gái biết rằng tết là một ngày đặc biệt ở Việt Nam khi mọi người được nghỉ một kỳ nghỉ dài, là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng nhau."Và tôi thực sự cũng rất muốn được đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình. Tôi biết rằng hành trình tìm mẹ có gian nan, nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tìm được mẹ cũng là mơ ước ngày tết của tôi", chị bày tỏ.Mong muốn của Clara cho Tết là năm 2025 sẽ tràn ngập những điều tốt đẹp, có được những cơ hội tốt, và tìm thấy hướng đi đúng cho cuộc đời của mình. Cô gái cũng mong sẽ học hỏi và khám phá nhiều điều mới mẻ và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Clara cho biết sẽ trở thành một người Việt Nam thực thụ khi tham gia vào các hoạt động văn hóa của người Việt, đi du lịch ở nhiều tỉnh thành cũng như dành thời gian cho những người bạn ở Việt Nam mà chị quen. Chính nhờ họ mà chị cảm thấy không đơn độc khi ở TP.HCM. "Chúc quý độc giả Báo Thanh Niên một năm mới với mọi điều may mắn và tốt đẹp!", cô gái Bỉ nhắn nhủ.
Xe tay ga Honda dưới 40 triệu đồng: Chọn BeAT nhập khẩu hay Vision mới?
Theo luật sư Trần Anh Tuấn, tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo giờ ở vùng I là 22.500 đồng/giờ. TP.HCM thuộc vùng I. Như vậy, mức tối thiểu mà các cơ sở kinh doanh phải trả cho sinh viên làm thêm giờ là từ 20.000 đến 22.500 đồng/giờ. Trường hợp bị trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu giờ, sinh viên cần mạnh dạn trình bày, trao đổi với người sử dụng lao động trực tiếp về việc điều chỉnh mức thù lao hợp lý và phù hợp với quy định pháp luật.
Nếu xét về nguồn gốc xuất xứ, Toyota Avanza Premio và Mitsubishi Xpander có điểm tương đồng khi đều được nhà phân phối tại Việt Nam nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Trước đó, Xpander từng có phiên bản lắp ráp tại Việt Nam những những tháng gần đây, phiên bản này không còn phân phối.
Vietnam Airlines chuẩn bị đón thêm 'siêu máy bay' tiếp sức cao điểm hè
Giang mai, lậu hay Herpes có thể gây ra các vết loét, mụn nước ở môi và cổ họng. Mầm bệnh lây truyền khi tiếp xúc với chất dịch sinh dục hay da kề da. Các vết loét có thể được giảm đau và mau lành hơn khi dùng thuốc mỡ kháng virus theo toa.