$796
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xoilac 73. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xoilac 73.Chốt năm 2024 tiết kiệm được hơn 200 triệu đồng, sau quá trình tìm hiểu, chị Nguyễn Thị Hoa (trú Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) quyết định đầu tư vào bạc chứ không mua vàng như mọi năm."Năm nay vàng khan hiếm, việc mua bán khá khó khăn, giá cũng đang lên rất cao. Tôi được bạn giới thiệu nên đầu tư vào bạc và định dồn toàn bộ tiền tiết kiệm được trong năm mua khoảng 6 - 7 kg để tích trữ, giá lên thì bán kiếm lời", chị Hoa nói.Chị Hoa định mua bạc của Công ty CP Tập đoàn Phú Quý, nhưng điều đáng ngạc nhiên là phải đặt trước khoảng 15 - 20 ngày.Trong các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc lớn hiện nay, Phú Quý là đơn vị tiên phong tung ra thị trường dòng sản phẩm bạc mang tính tích trữ đầu tư, bắt đầu từ tháng 4.2024. Doanh nghiệp này có các dòng sản phẩm chính gồm bạc miếng 1 lượng, 5 lượng; bạc thỏi 10 lượng, 1 kg.Theo nguồn tin của Thanh Niên, từ tháng 4.2024 tới nay, Tập đoàn Phú Quý luôn trong tình trạng sản xuất không kịp phục vụ nhu cầu; khách thường xuyên phải đặt để chờ nhận hàng. "Thời gian qua, có khách chi 5 - 7 tỉ đồng mua hàng trăm kg bạc. Đến hiện tại, chúng tôi đã nhận đơn bạc tới giữa tháng 2", đại diện Tập đoàn Phú quý chia sẻ.Tương tự, Công ty CP Ancarat Việt Nam dù vừa ra mắt dòng sản phẩm bạc mỹ nghệ và bạc tích trữ từ ngày 10.1, song ngay lập tức trong tình trạng "cháy hàng", cung không đủ cầu.Trao đổi với Thanh Niên, bà Bùi Hồng Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Ancarat Việt Nam, cho biết trong khi tình hình kinh doanh vàng suốt cả năm 2024 và đầu 2025 kém sôi động, thì kinh doanh bạc lại "sốt xình xịch". "Ban đầu, chúng tôi chỉ tính ra mắt dòng sản phẩm bạc mỹ nghệ với khoảng 10 mẫu, mỗi mẫu sản xuất 1.000 miếng với mục đích thăm dò, song vừa ra mắt mãi lực đã rất cao. Làm đến đâu bán đến đó, phải tăng sản xuất liên tục", bà Tâm nói.Hiện, Ancarat có hai dòng sản phẩm chính là bạc mỹ nghệ dành để làm quà tặng, sưu tập. Dòng còn lại là bạc để tích trữ với các trọng lượng như 1 lượng, 5 lượng, 0,5 kg và 1 kg. Bạc mỹ nghệ có giá khoảng 1,3 triệu đồng/lượng; bạc tích trữ giá thấp hơn khoảng 1,1 triệu đồng/lượng. Loại bạc tích trữ 1 kg có giá trên 31 triệu đồng/miếng."Khách mua bạc để biếu tặng và tích trữ khá nhiều. Chúng tôi khá bất ngờ, không nghĩ người dân mua bạc nhiều như vậy. Có khách hàng mua tích trữ tới 50 miếng loại 1 kg/miếng. Hiện, công ty đang tăng tốc sản xuất dự trữ khoảng 300 kg bạc phục vụ bán từ nay tới dịp ngày vía Thần tài (ngày 10 tháng giêng âm lịch)", bà Tâm chia sẻ.Chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, thời gian gần đây việc mua vàng vẫn gặp khó khăn; trong khi đó, đầu tư bạc đang là xu thế mới.Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, xu hướng đầu tư vào bạc đang dần được đẩy mạnh. Các ngân hàng lớn trên thế giới dần chuyển hướng đầu tư vào bạc. Thế giới có quỹ tín thác bạc cũng như các công ty lớn về bạc."Ở thời điểm hiện tại, người đầu tư vào bạc chưa nhiều, bởi số người thực sự am hiểu trong lĩnh vực này còn hạn chế. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực đầu tư khá triển vọng trong vòng 5 năm tới. Từ nay đến 2030, bạc sẽ trở thành xu thế mới trong cất giữ và đầu tư", ông Phương dự đoán.Một số chuyên gia kinh tế nhìn nhận, hiện chưa có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc lớn trong nước đầu tư dòng sản phẩm bạc tích trữ. Tuy nhiên, khi việc đầu tư vào bạc phổ biến hơn, các "ông lớn" trong ngành có thể sẽ tham gia thị trường nhiều tiềm năng này.Ông Phương lưu ý, tỷ lệ biến động giá bạc nhiều hơn giá vàng, có nghĩa là tăng mạnh hơn và giảm cũng nhiều hơn. Bạc có tỷ suất sinh lời cao hơn vàng, dễ mua hơn vàng do không bị khan hiếm nguồn cung. Tuy nhiên, nhược điểm khi đầu tư vào bạc là tính thanh khoản không cao như vàng, kén mua, kén bán; mua bạc ở tiệm nào phải bán lại ở đúng tiệm đó. Nhìn chung thời gian tới, đây là sản phẩm nên xem xét đầu tư. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xoilac 73. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xoilac 73.Ngày 12.2, thông tin từ UBND tỉnh Tây Ninh cho biết hai thị xã của tỉnh này đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III.Hai thị xã vừa được công nhận đô thị loại III là TX.Hòa Thành và TX.Trảng Bàng. Cụ thể, TX.Hòa Thành đạt đô thị loại III với phạm vi gồm toàn bộ ranh giới TX.Hòa Thành có diện tích tự nhiên khoảng 82,92 km2. Trong đó, khu vực nội thị bao gồm 4 phường (Long Hoa, Long Thành Trung, Long Thành Bắc, Hiệp Tân) và khu vực ngoại thị gồm 4 xã (Trường Tây, Long Thành Nam, Trường Đông, Trường Hòa).TX.Trảng Bàng đạt đô thị loại III với phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Trảng Bàng có diện tích tự nhiên khoảng 340,14 km2. Trong đó, khu vực nội thị gồm 6 phường (Trảng Bàng, Lộc Hưng, Gia Lộc, Gia Bình, An Tịnh, An Hòa) và khu vực ngoại thị gồm 4 xã (Đôn Thuận, Hưng Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ).Việc được công nhận đô thị loại III sẽ giúp hai địa phương định hướng phát triển và đầu tư nâng cấp về mọi mặt theo các tiêu chí cao hơn. Qua đó, mang lại bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng sống người dân.Ông Nguyễn Nam Hưng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh cho biết, đây là kết quả của quá trình đầu tư, phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng đô thị của hai địa phương, đặc biệt tiến độ hoàn thành sớm hơn kế hoạch đề ra là điểm sáng của hai đô thị này."Theo kế hoạch được tỉnh đề ra thì TX.Hòa Thành và TX.Trảng Bàng sẽ hoàn thành chỉ tiêu đô thị loại III vào cuối năm 2025. Tuy nhiên, vào đầu năm 2025, hai đô thị này đã được công nhận đô thị loại III cho thấy sự nỗ lực rất lớn từ hai địa phương này. Tới đây, hai địa phương sẽ phải tiếp tục nỗ lực xây dựng để phát triển đô thị mạnh và nhanh hơn, đảm bảo trở thành thành phố trực thuộc tỉnh theo đúng lộ trình của tỉnh đã đề ra", ông Hưng thông tin thêm. ️
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội. ️
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB. ️