Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson xóa bỏ kỷ lục không trang điểm
Khi HLV Philippe Troussier còn nắm quyền, tấm băng đội trưởng trở thành... bí ẩn lớn nhất của U.22 Việt Nam. Ở SEA Games 33, nhà cầm quân người Pháp chọn ra một nhóm đội trưởng gồm 4 cái tên, rồi xoay vòng chiếc băng thủ quân cho các cầu thủ này, tùy theo từng trận đấu mà chọn người phù hợp.Ông Troussier giải thích cho quyết định lạ lùng bằng lý do "cần thêm thời gian đánh giá chính xác các cầu thủ, đặc biệt là về mặt thủ lĩnh, năng lực chỉ huy". Tại đội tuyển Việt Nam, ông Troussier cũng xoay tua băng thủ quân, với 6 cầu thủ đeo băng đội trưởng chỉ sau 11 trận đầu HLV người Pháp nắm quyền. Tuy nhiên, khi HLV Kim Sang-sik nắm quyền, phương pháp xoay tua thủ quân đã bị loại bỏ. Ở đội tuyển Việt Nam, ông Kim chỉ định Đỗ Duy Mạnh là đội trưởng, còn Nguyễn Quang Hải và Nguyễn Tiến Linh sắm vai đội phó. Một ban cán sự cố định là lựa chọn của phần đông HLV, nhằm giúp các đội duy trì sự ổn định. Bởi đội trưởng không chỉ úy lạo, thúc đẩy tinh thần đồng đội, mà còn là "cánh tay nối dài" giúp HLV truyền đạt ý tưởng.Gần như chắc chắn, HLV Kim Sang-sik sẽ hướng tới tìm thủ quân cố định cho U.22 Việt Nam. Nhưng, đây chẳng phải chuyện đơn giản.Trong các nhân tố U.22 tiềm năng mà ông Kim có thể gọi ở đợt tập trung tháng 3, hiếm ai nổi trội ở tư chất thủ lĩnh. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đình Bắc có chỗ đứng ở đội bóng chủ quản, nhưng chưa từng đeo băng đội trưởng. Trần Trung Kiên, Phạm Lý Đức cũng là "lính mới" ở HAGL, hay Đinh Xuân Tiến ở SLNA cũng không phải thủ quân lý tưởng. Phần còn lại đang đá ở giải hạng nhất. Đồng thời, ở cấp độ U.22, không dễ tìm ra cầu thủ thực sự nổi trội, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng đến đồng đội. Ở SEA Games 30 (năm 2019), Nguyễn Quang Hải đeo băng đội trưởng, khi anh đã giành Quả bóng vàng Việt Nam, cùng vị trí vững chãi ở đội tuyển Việt Nam. Khi Quang Hải chấn thương, thủ quân là Đỗ Hùng Dũng, một nhân tố dự giải với suất quá tuổi. Đến SEA Games 31, thủ quân lại là Hùng Dũng. Tức là, ngay cả khi có lứa cầu thủ tài năng và thiện chiến, ông Park vẫn phải nhờ cậy những nhân tố kinh nghiệm và xuất chúng dìu dắt đồng đội.Tìm đâu ra những Quang Hải hay Hùng Dũng mới ở U.22 Việt Nam bây giờ?Một cầu thủ kỳ cựu từng chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Người đeo băng thủ quân phải thể hiện sự trưởng thành, nhưng cũng phải "máu chiến". Không quyết liệt và máu chiến thì không làm đội trưởng được".Dù vậy, sự máu lửa phải đi cùng sự tỉnh táo và điềm tĩnh, biết khích lệ đồng đội, nhưng cũng biết hãm phanh những cái đầu nóng đúng lúc. Tại AFF Cup 2024, Duy Mạnh từng can ngăn khi đồng đội lao vào tranh cãi với trọng tài. Chính HLV Kim Sang-sik cũng nhờ Duy Mạnh ngăn Nguyễn Thành Chung, khi trung vệ sinh năm 1997 muốn đôi co với trọng tài. Ở đội U.22 Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đang có một nhân tố tiềm năng cho vai trò đội trưởng. Đó là Khuất Văn Khang. Văn Khang từng đeo băng thủ quân U.19 Việt Nam năm 2022. Tiền vệ sinh năm 2003 có nhãn quan chiến thuật, kinh nghiệm và mức độ máu lửa để sắm vai trò thủ lĩnh. Chất lăn xả của Văn Khang góp phần quan trọng, giúp anh dù đứng ở tập thể nào cũng khẳng định được cá tính. Kinh nghiệm dạn dày ở sân chơi quốc tế với 3 năm khoác áo đội tuyển Việt Nam cũng giúp Văn Khang có bản lĩnh, sự từng trải hơn nhiều so với tuổi. Song, điểm trừ của Văn Khang là anh đang đá hậu vệ trái ở cả đội tuyển quốc gia lẫn U.22 Việt Nam. Mà khi tìm kiếm đội trưởng, các HLV thường ưu tiên các cầu thủ đá trung tâm như trung vệ, tiền vệ giữa. Bởi đây là các vị trí có mức độ bao quát và tạo ra sức ảnh hưởng trong lối chơi lớn hơn so với các cầu thủ đá cánh.Bài toán thủ lĩnh sẽ được ông Kim nghiên cứu tìm lời giải. Trước hết, đợt tập trung tháng 3 sẽ cung cấp cho nhà cầm quân người Hàn Quốc cái nhìn tổng thể về tư chất, mức độ chuẩn mực trong sinh hoạt và tập luyện để nhìn ra ai là người đáng tin tưởng.
Công an triệu tập nữ sinh viên đăng thông tin kích động bạo lực học đường
Tài sản tỉ phú USD của Việt Nam tăng vọt trong năm 2020
Chiều 10.1, hàng nghìn sinh viên, giảng viên các trường chuẩn bị kèn, trống, băng rôn khuấy động bầu không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang. Trong trận đấu khai mạc, sức "nóng" tại khán đài được đẩy lên cao, tiếp thêm động lực cho các cầu thủ quyết tâm giành chiến thắng."Để tiếp thêm tinh thần cho đội nhà Trường ĐH Nha Trang, chúng em sẽ cổ vũ nhiệt tình, lan tỏa hình ảnh cổ vũ đẹp ở giải đấu. Không chỉ cổ vũ cho đội nhà, chúng em còn cổ vũ cho đội bạn và mong muốn các trận đấu diễn ra luôn đá đẹp, fair-play", bạn Lê Thị Hương Xuân (sinh viên) chia sẻ. Những năm qua, hình ảnh cổ động viên lấp kín khán đài ở tỉnh Khánh Hòa được xem là "đặc sản" khi diễn ra giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam do Báo Thanh Niên tổ chức. Các trận đấu trở nên sôi động hơn khi đội ngũ cổ động viên "cháy" hết mình trên khán đài, tiếp thêm tinh thần cho cầu thủ tham gia thi đấu. Trận khai mạc vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên phát sóng trực tiếp trên fanpage Báo Thanh Niên đã đạt gần 50.000 lượt xem, cao nhất trong các trận bóng vòng loại khu vực trên toàn quốc. Dưới đây là một số hình ảnh cổ vũ đẹp tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang:Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
Vợ chồng đang nuôi con nhỏ vẫn theo đồng bọn chém người
Danh mục tại Quyết định 3235 bao gồm 78 hoạt chất, trong đó, có các hoạt chất thuốc kháng sinh, thuốc chuyên khoa, thuốc nội tiết. Ví dụ như: Vancomycin (kháng sinh thường được chỉ định điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn như: viêm xương tủy, viêm màng não, viêm đại tràng giả mạc, viêm nội tâm mạc...; Chloramphenicol (điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, khi những thuốc khác không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định); Colchicin (thuốc điều trị viêm và đau, giảm viêm do tinh thể a xít uric tích tụ trong khớp do bệnh gout); Ciprofloxacin (sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn (đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa); Salbutamol (giảm nhẹ tình trạng co thắt phế quản, giảm khó thở)…Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), 78 hoạt chất trên là các thuốc được kiểm soát đặc biệt trong y tế. Người bệnh chỉ sử dụng các thuốc trên khi có đơn của bác sĩ chuyên khoa; cơ sở kinh doanh các thuốc nêu trên phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền về dược chấp thuận bằng văn bản; cơ sở phải có biện pháp bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc.Các thuốc phải kiểm soát đặc biệt trong y tế nêu trên không được sử dụng trong lĩnh vực khác như chăn nuôi, thủy sản…, không sử dụng ngoài mục đích điều trị bệnh.

Tuổi trẻ cả nước chung sức vì cộng đồng
Cơ hội du lịch Nhật săn hàng xịn giá rẻ
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Rộ tin Shakira hẹn hò tình mới sau 2 năm chia tay siêu sao bóng đá Piqué
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
lịch thi đấu mu
Thị trường miền Bắc duy trì sự ổn định ở mức 60.000 đồng/kg ở hầu hết các địa phương, riêng Bắc Giang, Hưng Yên và Thái Nguyên giá heo hơi cao nhất khu vực là 61.000 đồng/kg.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư