Bình Dương: Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng hơn 63 tỉ đồng
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.Phim 18+ của Lương Đình Dũng tranh giải tại Liên hoan phim châu Á
Chốt năm 2024 tiết kiệm được hơn 200 triệu đồng, sau quá trình tìm hiểu, chị Nguyễn Thị Hoa (trú Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) quyết định đầu tư vào bạc chứ không mua vàng như mọi năm."Năm nay vàng khan hiếm, việc mua bán khá khó khăn, giá cũng đang lên rất cao. Tôi được bạn giới thiệu nên đầu tư vào bạc và định dồn toàn bộ tiền tiết kiệm được trong năm mua khoảng 6 - 7 kg để tích trữ, giá lên thì bán kiếm lời", chị Hoa nói.Chị Hoa định mua bạc của Công ty CP Tập đoàn Phú Quý, nhưng điều đáng ngạc nhiên là phải đặt trước khoảng 15 - 20 ngày.Trong các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc lớn hiện nay, Phú Quý là đơn vị tiên phong tung ra thị trường dòng sản phẩm bạc mang tính tích trữ đầu tư, bắt đầu từ tháng 4.2024. Doanh nghiệp này có các dòng sản phẩm chính gồm bạc miếng 1 lượng, 5 lượng; bạc thỏi 10 lượng, 1 kg.Theo nguồn tin của Thanh Niên, từ tháng 4.2024 tới nay, Tập đoàn Phú Quý luôn trong tình trạng sản xuất không kịp phục vụ nhu cầu; khách thường xuyên phải đặt để chờ nhận hàng. "Thời gian qua, có khách chi 5 - 7 tỉ đồng mua hàng trăm kg bạc. Đến hiện tại, chúng tôi đã nhận đơn bạc tới giữa tháng 2", đại diện Tập đoàn Phú quý chia sẻ.Tương tự, Công ty CP Ancarat Việt Nam dù vừa ra mắt dòng sản phẩm bạc mỹ nghệ và bạc tích trữ từ ngày 10.1, song ngay lập tức trong tình trạng "cháy hàng", cung không đủ cầu.Trao đổi với Thanh Niên, bà Bùi Hồng Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Ancarat Việt Nam, cho biết trong khi tình hình kinh doanh vàng suốt cả năm 2024 và đầu 2025 kém sôi động, thì kinh doanh bạc lại "sốt xình xịch". "Ban đầu, chúng tôi chỉ tính ra mắt dòng sản phẩm bạc mỹ nghệ với khoảng 10 mẫu, mỗi mẫu sản xuất 1.000 miếng với mục đích thăm dò, song vừa ra mắt mãi lực đã rất cao. Làm đến đâu bán đến đó, phải tăng sản xuất liên tục", bà Tâm nói.Hiện, Ancarat có hai dòng sản phẩm chính là bạc mỹ nghệ dành để làm quà tặng, sưu tập. Dòng còn lại là bạc để tích trữ với các trọng lượng như 1 lượng, 5 lượng, 0,5 kg và 1 kg. Bạc mỹ nghệ có giá khoảng 1,3 triệu đồng/lượng; bạc tích trữ giá thấp hơn khoảng 1,1 triệu đồng/lượng. Loại bạc tích trữ 1 kg có giá trên 31 triệu đồng/miếng."Khách mua bạc để biếu tặng và tích trữ khá nhiều. Chúng tôi khá bất ngờ, không nghĩ người dân mua bạc nhiều như vậy. Có khách hàng mua tích trữ tới 50 miếng loại 1 kg/miếng. Hiện, công ty đang tăng tốc sản xuất dự trữ khoảng 300 kg bạc phục vụ bán từ nay tới dịp ngày vía Thần tài (ngày 10 tháng giêng âm lịch)", bà Tâm chia sẻ.Chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, thời gian gần đây việc mua vàng vẫn gặp khó khăn; trong khi đó, đầu tư bạc đang là xu thế mới.Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, xu hướng đầu tư vào bạc đang dần được đẩy mạnh. Các ngân hàng lớn trên thế giới dần chuyển hướng đầu tư vào bạc. Thế giới có quỹ tín thác bạc cũng như các công ty lớn về bạc."Ở thời điểm hiện tại, người đầu tư vào bạc chưa nhiều, bởi số người thực sự am hiểu trong lĩnh vực này còn hạn chế. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực đầu tư khá triển vọng trong vòng 5 năm tới. Từ nay đến 2030, bạc sẽ trở thành xu thế mới trong cất giữ và đầu tư", ông Phương dự đoán.Một số chuyên gia kinh tế nhìn nhận, hiện chưa có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc lớn trong nước đầu tư dòng sản phẩm bạc tích trữ. Tuy nhiên, khi việc đầu tư vào bạc phổ biến hơn, các "ông lớn" trong ngành có thể sẽ tham gia thị trường nhiều tiềm năng này.Ông Phương lưu ý, tỷ lệ biến động giá bạc nhiều hơn giá vàng, có nghĩa là tăng mạnh hơn và giảm cũng nhiều hơn. Bạc có tỷ suất sinh lời cao hơn vàng, dễ mua hơn vàng do không bị khan hiếm nguồn cung. Tuy nhiên, nhược điểm khi đầu tư vào bạc là tính thanh khoản không cao như vàng, kén mua, kén bán; mua bạc ở tiệm nào phải bán lại ở đúng tiệm đó. Nhìn chung thời gian tới, đây là sản phẩm nên xem xét đầu tư.
Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS cấp sai quy định: Bộ GD-ĐT nói 'sử dụng bình thường'
Rồi Đạt nói thêm: "Đối với mình, ngày cá tháng tư thật thú vị và đem lại nhiều niềm vui. Dịp này, mình cũng hay diễn nét buồn, giả bộ khóc lóc, chia tay người yêu. Sau đó, được mọi người quan tâm, hỏi thăm. Nhưng khi mình nói ra sự thật chỉ là một trò đùa thì mọi người lại chửi tung tóe. Qua đó, mình cảm thấy vui vì hằng ngày mọi người ít hỏi thăm như vậy nhưng khi có chuyện, biến cố thì họ lại quan tâm như những đứa em trong gia đình".
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...
Balu Gaming - Phòng máy với thiết kế hiện đại tại miền Tây
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới đội ngũ văn nghệ sĩ, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gian phát triển văn học nghệ thuật, để văn nghệ sĩ đắm mình trong đời sống xã hội, cuộc sống của nhân dân.Đội ngũ văn nghệ sĩ cũng ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự chấn hưng của dân tộc.Theo Tổng Bí thư, với những đóng góp to lớn, đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng đã trở thành đội quân văn hóa của Đảng, nhân tố nòng cốt làm nên sức vóc, bề dày văn hóa mới, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển ngành công nghiệp văn hóa định hướng xã hội chủ nghĩa.Dù vậy, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của văn học, nghệ thuật thời gian qua; gợi mở những giải pháp quan trọng để thúc đẩy đời sống văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn nữa, có nhiều thành tựu to lớn hơn trong những năm tiếp theo.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.Từ đó, Tổng Bí thư đề nghị gia tăng mạnh mẽ đóng góp, cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ trong thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước.Tổng Bí thư cũng đề nghị đội ngũ văn nghệ sĩ, phấn đấu tạo ra bộ sưu tập mới, những tác phẩm để đời, bổ ích, phản ánh sinh động hiện thực giai đoạn cách mạng mới. Các tác phẩm phải khơi dậy, quy tụ lòng dân, nhân lên sức dân, cùng toàn Đảng, toàn dân toàn quân, tạo thành sức mạnh vô địch đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao mới; đồng thời, tích cực đóng góp xây dựng nền văn minh nhân loại.Tổng Bí thư yêu cầu xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ thật sự là những chiến sĩ cách mạng kiên trung trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng. Ông yêu cầu văn nghệ sĩ phải không ngừng bám sát nhịp sống, hơi thở của nhân dân, hòa mình cùng đất nước, dám đi vào những vấn đề gai góc, phức tạp, nhạy cảm của cộng đồng, đến với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo, phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống. "Vốn sống của văn nghệ sĩ phải vươn ra khắp mọi miền Tổ quốc; phải đập cùng nhịp đập trái tim của Tổ quốc", Tổng Bí thư nêu rõ.Về tác phẩm, phải có bản sắc, giá trị tư tưởng xã hội chủ nghĩa và nghệ thuật cao; phản ánh tâm hồn, phong thái, cốt cách; khơi dậy khí phách, niềm tự hào dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo tương lai; có khả năng lan tỏa đạo đức xã hội chủ nghĩa, bổ ích đối với công chúng, tạo thành sức mạnh văn hóa giúp dân tộc trường tồn."Chỉ khi nghệ thuật phản ánh hiện thực chân thực đúng đắn, nghệ thuật mới sinh sôi và có như vậy nghệ sĩ, nghệ thuật mới có công chúng, đi được vào lòng công chúng, sống được với thời gian và trở nên có giá trị", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Tổng Bí thư yêu cầu, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát triển, ươm tạo, bồi dưỡng, phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật. Cùng đó, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo quản lý, tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ thâm nhập sâu rộng thực tế sôi động của đất nước, đồng hành, gắn bó máu thịt với công cuộc lao động sáng tạo của nhân dân ta trên mọi lĩnh vực của đời sống, nâng cao lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tổng Bí thư cũng lưu ý, đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng, tôn vinh tài năng của văn nghệ sĩ trên cơ sở toàn diện, khoa học, minh bạch và kịp thời, tạo sự phấn khởi, tin tưởng trong xã hội, sự đồng thuận, đoàn kết trong văn nghệ sĩ; có nhiệm vụ cụ thể, phong trào sáng tác theo các chủ trương chiến lược của Đảng.