Ninh Thuận: Thành lập trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19
Ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc sàn thương mại điện tử chuyên về quà tặng Beloved & Beyond, cho rằng nhu cầu tìm kiếm, mua quà tặng vào ngày 8.3 của nhiều người sớm hơn so với mọi năm. Ngay từ ngày 1.3, ông Tuấn đã nhận thấy bắt đầu có những đơn đặt hàng quà tặng, đồng thời số lượng người mua cũng tăng mạnh vào ngày 4 và 5.3.Nắng nóng đỉnh điểm, Nam bộ cán mức 40 độ C
Gói viện trợ mới gồm 1,25 tỉ USD viện trợ quân sự được rút từ kho dự trữ của Mỹ và 1,22 tỉ USD thuộc Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI). Đây là gói viện trợ USAI cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, theo Reuters.Thiết bị quân sự trong chương trình USAI được mua từ ngành công nghiệp quốc phòng hoặc các đối tác, thay vì lấy từ kho dự trữ của Mỹ, nghĩa là có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm mới có thể đưa thiết bị ra chiến trường."Theo chỉ đạo của tôi, Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng để củng cố vị thế của Ukraine trong cuộc chiến này trong thời gian tại nhiệm còn lại của tôi", ông Biden nhấn mạnh trong một tuyên bố.Ông Biden cho hay gói viện trợ quân sự mới sẽ cung cấp cho Ukraine ngay lập tức những năng lực họ tiếp tục sử dụng để đạt hiệu quả lớn trên chiến trường, cùng nguồn cung dài hạn cho hệ thống phòng không, pháo binh và các hệ thống vũ khí quan trọng khác.Ông Biden cho biết thêm Bộ Quốc phòng Mỹ đang trong quá trình cung cấp hàng trăm ngàn quả đạn pháo, hàng ngàn quả tên lửa và hàng trăm xe bọc thép "để tăng cường sức mạnh cho Ukraine khi nước này bước vào mùa đông".Gần 3 năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022, Mỹ đã cam kết viện trợ tổng cộng 175 tỉ USD cho Ukraine, nhưng không chắc liệu Washington có tiếp tục viện trợ cho Ukraine nữa hay không sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20.1.2025. Ông Trump đã nói rằng ông muốn chấm dứt xung đột Nga-Ukraine một cách nhanh chóng.Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump đã đặt câu hỏi về mức độ tham gia của Mỹ vào cuộc xung đột Nga-Ukraine, cho rằng các đồng minh châu Âu nên gánh vác nhiều hơn trong việc hỗ trợ Ukraine, theo Reuters.
NSND Trịnh Kim Chi: Vũ Mạnh Cường hay nài nỉ đi xin vai
Ngày 4.3, tại vùng lõi thuộc vịnh Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh), Tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh khi tuần tra kiểm soát đã phát hiện tàu cá QN - 40476-TS đang có hành vi sử dụng lồng cào sắt để khai thác thủy sản.Sau đó, tổ công tác đưa phương tiện cùng tang vật về cảng công tác Bến Đoan (P.Hồng Gai, TP.Hạ Long) để xử lý theo quy định.Làm việc với cơ quan chức năng, lái tàu khai danh tính là P.V.Đ (42 tuổi, trú tại khu 7, P.Phong Hải, TX.Quảng Yên, Quảng Ninh).Theo UBND TP.Hạ Long, từ năm 2017, tỉnh Quảng Ninh có quy định cấm đánh bắt thủy sản trong vùng lõi vịnh Hạ Long cũng như quyết liệt xử lý việc sử dụng các dụng cụ, ngư cụ đánh bắt theo kiểu hủy diệt.Trong vòng 1 năm qua, lực lượng chức năng bắt giữ 34 vụ với 34 đối tượng, khởi tố 1 vụ, 1 bị can về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; xử phạt 33 vụ vì hành vi vi phạm lĩnh vực thủy sản, trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 554,5 triệu đồng.
Hơn 22 giờ ngày 12.2, Đội CSGT Bình Triệu (Phòng CSGT Công an TP.HCM) xử lý xong hiện trường vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe tải xảy ra trên đường Đỗ Mười (Q.12).Theo thông tin ban đầu, khoảng 20 giờ cùng ngày, xe tải mang biển số 51C - 511.xx chạy trên đường Đỗ Mười (quốc lộ 1 cũ), hướng từ TP.Thủ Đức về An Sương. Khi xe qua cầu Bình Phước 2 (Q.12) một đoạn thì xảy ra tai nạn liên hoàn với 2 xe tải đang di chuyển cùng chiều phía trước. Hậu quả, tai nạn khiến 1 xe tải leo lên con lươn, 1 xe tải khác lật ngang giữa đường. Hai tài xế xe tải được người dân giải cứu khỏi cabin. Người bị thương được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.Vụ tai nạn liên hoàn khiến giao thông trên đường Đỗ Mười ùn ứ xe kéo dài.Nhận tin báo, Đội CSGT Bình Triệu đến giải quyết hiện trường. CSGT tiến hành xét nghiệm chất kích thích, đo nồng độ cồn tài xế có liên quan. Sau đó, lực lượng chức năng trích xuất camera an ninh quanh khu vực để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn này.
U.23 Việt Nam thoát hiểm nhờ vận son HLV Park Hang-seo?
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.