Ô tô điện gầm cao Baojun Yep rục rịch vào Đông Nam Á, đấu VinFast VF 3
Anh H. cho biết, 2 năm gần đây anh thấy da "cậu nhỏ" có dấu hiệu lão hóa, da bị giãn và thâm đen hơn trước. Ngoài ra, "cậu nhỏ" cũng nhão hơn trước, thiếu chun dãn như hồi còn trẻ. Được sự tư vấn nhiệt tình trên mạng xã hội để làm “trẻ hóa cậu nhỏ”, anh H. đã đến một cơ sở làm đẹp để tiêm chất làm trẻ hóa làn da, được gọi là exosome. Tuy nhiên, sau khi tiêm, dương vật của anh có dấu hiệu sưng tấy và đau. Sau đó, anh đến Trung tâm Sức khỏe nam giới Men’s Health để thăm khám và điều trị.Những trường THPT có chỉ tiêu lớp 10 cao nhất TP.HCM
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.
Tàu cao tốc TP.HCM đến Côn Đảo: Tắm biển trong xanh, ăn hải sản thỏa thích
Đối mặt với không ít khó khăn, biến động cùng sự "lao dốc" của những thị trường lớn như Trung Quốc, Đông Nam Á… thị trường xe máy toàn cầu năm 2024 vẫn tiếp đà tăng trưởng với lượng xe máy mới bán ra lập kỷ lục mới.Theo chuyên trang thống kê dữ liệu mô tô xe máy Motorcycles Data, trong năm 2024 người dân toàn cầu đã mua sắm 61,8 triệu xe máy mới các loại, tăng 2,7% so với năm 2023, đồng thời tăng khoảng 10 triệu xe so với thời điểm năm 2020. Nhu cầu mua sắm xe máy tăng cao tại các quốc gia, khu vực như Ấn Độ, Đông Âu, Bắc Mỹ… đã bù đắp cho sự sụt giảm tại các thị trường hàng đầu như Trung Quốc, Đông Nam Á…Những thương hiệu xe máy truyền thống vốn có thế mạnh trong ngành như Honda, Yamaha… tiếp tục chiếm ưu thế. Trong khi đó, nhu cầu xe máy điện gia tăng cũng góp phần giúp những thương hiệu như Yadea có bước tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số. Tuy nhiên, cục diện cạnh tranh ở nhóm dẫn đầu không có nhiều thay đổi.Cụ thể, theo Motorcycles Data trong năm 2024, Honda vẫn là thương hiệu xe máy hút khách nhất thế giới với tổng doanh số bán đạt 19,4 triệu xe, tăng 6% so với năm 2023, đồng thời chiếm tới 32% thị phần xe máy toàn cầu.Danh mục sản phẩm đa dạng, cùng nỗ lực phát triển, mở rộng danh mục sản phẩm sang các phân khúc xe máy điện và thế mạnh về thương hiệu… là những yếu tố giúp Honda tiếp tục là thương hiệu xe máy được ưa chuộng nhất thế giới. Trong số các thị trường Honda phân phối xe máy Bosnia (tăng 127,9%), Albania (tăng 112%) và Ukraine (tăng 100,8%) là những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Vị trí thứ 2 thuộc về thương hiệu xe máy Ấn Độ - Hero Motor với 5,9 triệu xe bán ra, tăng 6,9% so với năm 2023. Trong đó, Costa Rica (tăng 184%), Nigeria (tăng 184%) và Sri Lanka (tăng 54,3%) là những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thương hiệu xe máy Ấn Độ.Yamaha đứng ở vị trí thứ 3 với 4,6 triệu xe bán ra, tăng 4,2%; trong đó mức tăng trưởng nhanh nhất tập trung ở các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 87,3%) và Romania (tăng 86,9%). Yadea với thế mạnh về xe máy điện cũng đạt thành tích 4,3 triệu xe bán ra, giảm 13% so với năm 2023. Tuy nhiên, kết quả này cũng giúp Yadea vươn lên vị trí thứ 4 đồng thời bám sát Yamaha. Trong đó thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Yadea là Campuchia, Pakistan và Moldova.Vị trí thứ 5 thuộc về TVS Motor với 3,7 triệu xe bán ra (tăng 12,6%). Các vị trí còn lại thuộc về Bajaj Auto với 3,1 triệu xe (tăng 9,3%); Suzuki với 2 triệu xe (tăng 6,1%); Italika với 1,3 triệu xe tăng 35,8%; Zongshen với 1 triệu xe bán ra (tăng 3,4%) và Royal Enfield đạt 948.000 xe (tăng 5,1%).Tại Việt Nam, trong năm 2024 người Việt đã mua sắm tổng cộng 2.653.607 xe máy các loại, tăng 5,44% so với năm 2023. Trong đó, Honda chiếm gần 80% thị phần.
Dự án nút giao An Phú có tổng vốn đầu tư 3.400 tỉ đồng, được khởi công vào tháng 12.2022. Đây là công trình trọng điểm khu vực cửa ngõ phía đông thành phố, giúp tăng cường kết nối giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ và các tuyến trục chính của TP.HCM.Báo cáo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết, dự án có 12 gói thầu đang thi công, sau hơn hai năm thi công đã đạt tổng tiến độ 65%. Trong đó, có 2 hạng mục là xây dựng cầu Bà Dạt và cầu Giồng Ông Tố đã đạt 90% khối lượng thi công, hiện đang hoàn thành công tác thảm bê tông nhựa đường. Cùng với đó, nhánh hầm chui HC1 thuộc khu vực đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây về Mai Chí Thọ đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng, các hạng mục còn lại như trạm bơm, những đốt hầm kín… đang được gấp rút thi công để kịp thông xe trước ngày 30.4. Khi đó, các phương tiện có thể đi hầm chui về đường hầm sông Sài Gòn một cách thuận lợi. Các đơn vị đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục còn lại trong năm 2025. Đối với 6 gói thầu chưa khởi công gồm: xây dựng phần mặt bằng nút giao, các cầu bộ hành, hạng mục cây xanh, hạng mục chiếu sáng giao thông, hệ thống camera, biển quảng cáo, xây dựng tháp trung tâm, chủ đầu tư dự kiến khởi công đồng loạt vào quý 3. "Khi toàn bộ nút giao An Phú được hoàn thành đưa vào phục vụ bà con sẽ đồng bộ với nút giao Mỹ Thủy, giảm tải rất lớn cho giao thông khu vực vào cảng Cát Lái. Cùng với kế hoạch khởi công đường liên cảng, mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cửa ngõ phía Đông TP sẽ được mở rộng thông thoáng trong tương lai" - ông Lương Minh Phúc nói.Cũng theo ông Lương Minh Phúc, riêng phạm vi mở rộng đường Lương Định Của, đoạn từ Mai Chí Thọ đến đường Nguyễn Hoàng (phía phải tuyến) hiện chưa thể triển khai do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng phần 22.012 m2 thuộc Khu đô thị phát triển An Phú. Theo kế hoạch, nếu công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành thì sẽ tổ chức di dời đường ống cấp nước D400, thi công hạng mục nhánh cầu N1.2 và phần đường mở rộng trong thời gian 12 tháng kể từ khi nhận đủ mặt bằng. Hiện tại, Ban giao thông đang lập kế hoạch tổ chức giao thông tạm khu vực này để khai thác cùng với các hạng mục khác đã hoàn thành của nút giao vào cuối năm 2025. Để sớm hoàn thành nhánh cầu N1.2 đồng bộ với toàn dự án, Ban Giao thông kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP.Thủ Đức, Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm, thực hiện theo chỉ đạo trước đó của Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường: "nghiên cứu, thống nhất giải pháp xử lý các nội dung liên quan theo đúng quy định" báo cáo UBND TP trước 15.3 để làm cơ sở triển khai công việc tiếp theo thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần 22.012 m2 thuộc Khu đô thị phát triển An Phú".Sau khi nghe báo cáo của chủ đầu tư, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được đánh giá cao nỗ lực của các nhà thầu, đơn vị tư vấn, chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan. Chủ tịch thành phố biểu dương và đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh nhịp độ thi công các hạng mục, các nhánh cầu, đường, hầm đang triển khai. Đối với những kiến nghị của chủ đầu tư, các Sở, ban, ngành cùng UBND TP.Thủ Đức cần nhanh chóng tìm phương án tháo gỡ để hoàn thiện nút giao An Phú trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện đi lại tốt nhất cho người dân. "Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng, không chỉ xây dựng mỹ quan đô thị cho khu Đông thành phố mà còn giữ vai trò kết nối với các dự án metro, đường sắt quốc gia. Do đó, công tác chuẩn bị kết nối cũng phải sẵn sàng để triển khai nhanh nhất có thể. Tất cả phải theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vượt nắng thắng mưa, làm 3 ca 4 kíp xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ, đảm bảo tiến độ công trình đẩy nhanh nhất có thể" - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được chỉ đạo.
Ưu, nhược điểm VinFast Lux A2.0 qua góc nhìn của chủ xe
Cụ thể, theo văn bản số 4640/QĐ-UBND, kể từ 1.1.2025, các tổ chức, cá nhân (gồm cả khách là người Việt Nam và người nước ngoài) đến tham quan khu vực đỉnh Fansipan (xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, Lào Cai) đều phải nộp phí tham quan danh lam thắng cảnh. Mức phí dành cho người từ 16 tuổi trở lên là 10.000 đồng, trẻ em trên 6 tuổi đến dưới 16 tuổi là 5.000 đồng.Những đối tượng khách được miễn phí nộp phí tham quan là trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách đặc biệt có ý kiến của Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, học sinh các trường tiểu học, PTCS, PTTH thuộc thị xã tham quan ngoại khóa…Đối tượng được giảm 50% mức phí tham quan là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người cao tuổi, người khuyết tật nặng theo quy định pháp luật…Để triển khai việc thu phí này, UBND thị xã Sa Pa sẽ triển khai 3 trạm thu phí có camera giám sát và 4 barie. Cụ thể, lắp đặt 1 trạm thu phí có camera giám sát và barie tại vỉa hè trước cổng tòa nhà Sun Plaza và lắp đặt các hàng rào xung quanh tòa nhà Sun Plaza; 1 trạm thu phí có camera giám sát và barie tại đường Nguyễn Chí Thanh trước cổng soát vé vào ga đi cáp treo Fansipan; lắp đặt 70 m hàng rào tại đường Nguyễn Chí Thanh khu vực đặt trạm thu phí; 1 trạm thu phí có camera giám sát và barie bán vé bổ sung và kiểm soát vé tại cầu thang lối đi lên đỉnh Fansipan (bên phải); lắp đặt 1 barie kiểm soát vé tại cầu thang lên đỉnh Fansipan (bên trái).Văn bản nêu rõ, thắng cảnh khu vực đỉnh Fansipan nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận hành chính xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa. Sở hữu những danh thắng tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, du lịch Sa Pa luôn thu hút đông du khách trong nước và quốc tế, trong đó khu vực đỉnh Fansipan là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với những du khách trong nước và ngoài nước, mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ trong phát triển kinh tế du lịch Sa Pa. Hằng năm, hàng nghìn lượt khách du lịch đến với khu vực đỉnh Fansipan để tham quan và ngắm cảnh. Trong 2 năm trở lại đây, mỗi năm tổng lượng khách đến tham quan khu vực đỉnh Fansipan đạt trên 1.125 nghìn lượt khách, doanh thu 690.008 triệu đồng. Riêng năm 2023, tổng lượng khách đạt trên 1.253 lượt, doanh thu 785.581 triệu đồng.Theo UBND thị xã Sa Pa, việc thu phí danh lam thắng cảnh khu vực đỉnh Fansipan là tất yếu và góp phần tăng thu ngân sách cho thị xã Sa Pa, hạn chế việc bổ sung kinh phí của cấp trên trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên địa bàn; tạo điều kiện có nguồn kinh phí cho công tác vệ sinh môi trường, bảo quản, tu bổ và phục hồi, phát huy giá trị danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch văn hóa.Ngoài ra, UBND thị xã Sa Pa cũng đã ban hành văn bản 4639 về việc phê duyệt phương án tổ chức quản lý và thu phí tham quan danh lam thắng cảnh thác Cát Cát, xã Hoàng Liên với mức phí tương tự: người từ 16 tuổi trở lên là 10.000 đồng, trẻ em trên 6 tuổi đến dưới 16 tuổi là 5.000 đồng.