Tuyển sinh lớp 10, thí sinh nào được cộng điểm và xét tuyển thẳng?
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.Những tấm lòng vàng 24.11.2023
Chiều 1.3, chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên năm 2025 tiếp tục diễn ra tại Trường THPT Hai Bà Trưng (TP.Huế) với sự tham dự của hàng nghìn học sinh (HS) trên địa bàn TP.Huế. Chương trình do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Huế tổ chức, được tường thuật trực tuyến trên nhiều kênh của Báo Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên với sự hỗ trợ đường truyền internet tốc độ cao của VNPT Huế.Trong hàng nghìn HS của TP.Huế tham dự chương trình, có gần 100 HS đến từ Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế. Đây là những học sinh quê ở huyện miền núi A Lưới xa nhà, xuống miền xuôi để theo học chương trình THPT. Em A Lieng Thảo (lớp 12, Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế) cho biết từ nhiều ngày trước, khi có thông tin tham gia chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức, Thảo và các bạn đã rất hào hứng. "Bởi lẽ khi đến với chương trình, em có cơ hội tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích và định hướng được trường đại học mà em sẽ theo học sau này", Thảo nói.Kể về ước mơ trở thành giáo viên dạy văn, Thảo cho biết gia cảnh khó khăn nên từ bé Thảo đã ý thức được rằng "muốn thoát cảnh nghèo khó, chỉ còn cách đi học"."Từ bé, lúc tập viết, em đã ước mơ làm giáo viên. Đến nay, sau chuỗi ngày vượt khó rời núi để đeo theo con chữ, em vẫn giữ ước mơ đó. Tham dự chương trình Tư vấn mùa thi, sau khi được tư vấn, em quyết định sẽ theo học tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế", Thảo tâm sự.Rời khỏi gian hàng tư vấn của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, Thảo nói: "Ước mơ của em sẽ quay về quê hương để gieo con chữ ở vùng cao và truyền lửa cho các em nhỏ sau này rằng: Chỉ có học mới có thể thoát nghèo khó", Thảo thổ lộ.Lớn lên giữa núi rừng H.A Lưới, trước điều kiện khám chữa bệnh vẫn còn khó khăn, em Nguyễn Khánh Minh Ánh (lớp 12, Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế) nuôi ước mơ trở thành bác sĩ để mong một ngày nào đó không xa sẽ trở về quê chữa bệnh, cứu người."Thời gian qua, em đã nỗ lực rất nhiều trong học tập để thực hiện ước mơ đặt chân vào Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế. Hôm nay được các anh chị tư vấn viên giới thiệu tường tận mô hình bộ phận cơ thể người khiến đam mê trong em lại trỗi dậy mạnh mẽ. Em sẽ cố gắng thật nhiều để thi đậu vào trường và theo nghiệp y", Minh Ánh tâm sự.Kể về những ngày xa nhà xuống phố để học THPT, em Hồ Thị Lan Anh (lớp 12, Trường THPT dân tộc nội trú TP.Huế) cho biết trước khi rời núi đi học, ba mẹ Lan Anh đã rất tự hào về cô con gái. Bởi lẽ, trong số các anh em thì duy nhất Lan Anh đã nỗ lực rất nhiều để theo học tại TP.Huế."Ngày em đi học dưới thành phố, em có nói với ba mẹ sẽ cố gắng học tập thật tốt để theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên mầm non. Chỉ còn vài tháng nữa, em hy vọng sẽ thực hiện được ước mơ đó để ba mẹ vui. Em nghĩ rằng chỉ có học mới có cơ hội thoát khỏi nghèo khó", Lan Anh xúc động.
Quảng Nam: 11 thanh niên trúng nghĩa vụ quân sự dương tính Covid-19
Bà Bonnie Chandler, tổng giám đốc của Canadian Auto Stores - một cửa hàng bán lẻ phụ tùng ô tô nhỏ tại Ontario (Canada) cho biết bà lo lắng về tác động của các mức thuế quan mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lên công việc kinh doanh của mình."Thật đau lòng khi chính phủ đang gây chia rẽ giữa những người chỉ muốn làm ăn", bà nói.Một nhóm thương mại đại diện cho hầu hết các hãng sản xuất ô tô lớn đã cảnh báo vào hôm 4.3 rằng mức thuế nhập khẩu 25% mới đối với hàng hóa từ Canada và Mexico sẽ dẫn đến việc giá xe tăng mạnh. Họ nhấn mạnh rằng tác động tiêu cực đến giá cả và nguồn cung xe sẽ có thể nhận ra gần như ngay lập tức.
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:
Bảo hiểm VietinBank - VBI tung loạt ưu đãi mừng Xuân quà tặng 800 triệu đồng
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…