Đang hạ giải ngôi chùa cổ chứa bảo vật quốc gia tòa Cửu Phẩm Liên Hoa
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến xin quẻ, cúng sao giải hạn đầu năm để cả năm bình an, may mắn. Nhiều người đang lầm tưởng những điều này có nguồn gốc trong Phật giáo. Tuy nhiên, thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM khẳng định đây là những điều không có trong đạo Phật.Khi coi bói, xin quẻ là chúng ta tin vào định mệnh của mình, tin vào hên xui có một sự an bài nào đó. Điều này xuất phát từ ảnh hưởng của văn hóa Lão từ Trung Hoa. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, coi tướng, coi tay, coi ngày, coi tháng, xin săm, bói quẻ không có trong đạo Phật.Theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta là người quyết định cho con đường hạnh phúc hay khổ đau của chính mình, tức là chính mình tạo ra và đón nhận hoa trái hay hậu quả do chính mình tạo nên. Do đó, thực hiện lời dạy của Đức Phật là đúng một tiến trình nhân quả giúp con người có ý chí, nghị lực, có sáng tạo vươn lên né những cái ác, hướng thiện, làm cái tốt đẹp. Còn chấp nhận sự an bài nào đó có thể khiến con người bị chững lại trí tuệ, làm thui chột sự phấn đấu của con người vì tin có sự an bài."Mỗi con người là ông thầy bói, là săm quẻ cho chính mình. Nếu vận hạn nằm trong bàn tay thì chính bàn tay mình quyết định con đường đi chứ không phải do tác động yếu tố bên ngoài. Hãy tin vào điều đó chúng ta sẽ có cuộc sống tốt hơn, góp phần xây dựng gia đình và xã hội được tốt hơn", vị thượng tọa chia sẻ.Trong nhiều năm qua, GHPGVN có chủ trương không dâng sao giải hạn, không xin săm, bói quẻ. Thay vào đó, GHPGVN có thông bạch đề nghị các chùa cúng cầu an đầu năm, khai kinh Dược Sư. Trong đó, "Dược" là thuốc, "Sư" là ông thầy; "Dược Sư" là ông thầy thuốc trị tâm bệnh cho chúng sinh. Những toa thuốc đó là những lời dạy của Phật, của Thánh hiền, thực hiện theo kinh, theo lời dạy chính là thực hiện theo toa thuốc.Vì vậy, thượng tọa Thích Trí Chơn khuyên rằng, tin vào Đức Phật, thực tập lời dạy của Ngài thì chúng ta sẽ có được một năm mới bình an, hạnh phúc. "Chúng ta nên chọn mĩ tục, hãy loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp nữa. Người ta xin săm, bói toán, chọn ngày, chọn tháng, chọn tuổi vì không đủ tự tin. Chúng ta không nên tin vào đối tượng bên ngoài, tin vào con người bên ngoài mà đánh mất mình, đánh mất bình an, hạnh phúc. Mỗi người hãy vững chãi, tự tin với chính mình, bước chân mình đi, ánh mắt mình nhìn, bàn tay mình làm việc góp phần cho cuộc sống này được tốt đẹp hơn", sư thầy bày tỏ.Như vậy, mỗi ngày, chúng ta cần tự làm mới lấy mình, nhìn cuộc sống với ánh mắt tinh khôi, nở nụ cười cho thật tỏa sáng thì mỗi ngày trôi qua sẽ đều là mới. Qua đó, mỗi khoảnh khắc chúng ta đều sống trong cái mới, tự thiết lập cho mình bình an, hạnh phúc, thậm chí bản thân mỗi người sẽ đủ khả năng hóa giải khổ đau nếu đủ chất liệu bình an trong trái tim này.Nhớ hàng dâm bụt
Sự ra đi của nhà thơ Dương Kỳ Anh ở tuổi 77 để lại nhiều tiếc nuối với bạn bè, đồng nghiệp. Trên trang cá nhân, nhà thơ Trần Hữu Việt chia sẻ: “Thương tiếc nhà thơ Dương Kỳ Anh - người thủ trường đặc biệt những năm đầu làm báo Tiền Phong”.Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh tên thật là Dương Xuân Nam, sinh năm 1948 tại Hà Tĩnh. Ông là nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Dương Kỳ Anh còn là một trong những nhà thơ, nhà báo hiếm hoi của Việt Nam được ghi tên trong từ điển Danh nhân Văn hóa Thế giới (Khu vực châu Á - Thái Bình Dương).Nhà thơ Dương Kỳ Anh từng xuất bản một số tác phẩm như Và anh đợi (1987), Dang một chuyện tình (1989), Đi qua thời gian (1992), Bông hoa lạ (1994), Bài phóng sự (2000), Miền ký ức (2001), Bức ảnh thứ hai (2001), Chị Huệ làng Tảo Trang (2003), Xuyên Cẩm (2004), Thơ Dương Kỳ Anh (2005), Thổ địa (2006); Cõi ta bà (2008)... Ông giành được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của mình. Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh được nhiều người gọi với danh xưng “cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Ông đảm nhận vai trò Trưởng ban Tổ chức kiêm chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi sắc đẹp này từ năm 1988 đến năm 2008. Trong một lần chia sẻ với Thanh Niên, ông từng cho rằng thi hoa hậu nên là một ngày hội văn hóa, giúp cho tất cả các cô gái trong độ tuổi trẻ trung đều có cơ hội được tỏa sáng, học hỏi, thể hiện bản thân. Ông cũng từng chia sẻ quan điểm về việc không chấp nhận thí sinh phẫu thuật thẩm mỹ tại Hoa hậu Việt Nam để đảm bảo tính công bằng cho cuộc thi.
Những câu hỏi mở trong nghiên cứu học máy
Những hình ảnh về nhà thờ giáo xứ Thánh PhanxicôXavie (Q.Bình Tân, TP.HCM) trang trí tết được mọi người chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn trong năm của người Việt, thời điểm để đoàn tụ gia đình và tôn vinh truyền thống văn hóa. Người Công giáo tiếp tục trang trí nhà thờ với nhiều biểu tượng truyền thống như bánh chưng, bánh tét, hoa mai, hoa đào...
Trong làng bóng đá sinh viên khu vực Tây Nam bộ, Trường ĐH Trà Vinh đang dần khẳng định vị thế của một thế lực mới. Sau màn trình diễn ấn tượng tại mùa giải trước, đội bóng tiếp tục thể hiện phong độ xuất sắc để lần thứ hai liên tiếp góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ, ngay từ trận mở màn, đương kim vô địch khu vực đã gửi lời tuyên chiến mạnh mẽ với phần còn lại khi đánh bại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long bằng chiến thắng áp đảo 4-0. Không chỉ có cách biệt lớn về tỷ số, trận đấu này còn ghi dấu ấn đặc biệt khi đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận lập hat-trick đầu tiên của vòng loại khu vực. Tiếp đà hưng phấn, thầy trò HLV Trầm Quốc Nam tiếp tục hủy diệt Trường ĐH FPT Cần Thơ với tỷ số 4-1 trong một thế trận hoàn toàn áp đảo. Sự đồng đều ở cả ba tuyến giúp đội kiểm soát hoàn toàn trận đấu, cho thấy một hệ thống chiến thuật bài bản và hiệu quả.Nhưng đỉnh cao của sự bùng nổ đến ở lượt trận cuối vòng bảng, khi ĐH Trà Vinh khiến tất cả phải ngỡ ngàng với chiến thắng 6-0 trước Trường ĐH Tây Đô. Ấn tượng hơn, ngay ở giây thứ 49, tiền đạo Hà Văn Thuận đã ghi bàn thắng nhanh nhất của vòng loại khu vực. Một trận đấu thể hiện trọn vẹn sự vượt trội của đội bóng này, cả về kỹ thuật lẫn tinh thần thi đấu.Với ba trận toàn thắng cùng hiệu số khủng, Trường ĐH Trà Vinh hiên ngang tiến vào vòng play-off với tư cách ứng cử viên số một. Và họ đã không khiến người hâm mộ thất vọng.Bước vào vòng loại trực tiếp, sự kịch tính và khốc liệt tăng lên đáng kể. Trận đấu với Trường ĐH Cửu Long được dự báo là thử thách không hề dễ dàng, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Đối thủ chơi đầy quyết tâm và khiến thầy trò HLV Trầm Quốc Nam gặp không ít khó khăn. Nhưng trong thời điểm then chốt, bản lĩnh của một đội bóng lớn đã lên tiếng: pha lập công duy nhất giúp đội giành chiến thắng tối thiểu 1-0, ghi danh vào trận chung kết khu vực.Nếu như trận bán kết là màn thử thách sự kiên nhẫn, thì trận chung kết với Trường ĐH Nam Cần Thơ lại là nơi mà ý chí và quyết tâm của Trà Vinh được đẩy lên đỉnh điểm. Cả hai đội đã cống hiến một trận cầu căng thẳng, giằng co từng pha bóng. Tưởng chừng trận đấu sẽ phải bước vào loạt sút luân lưu thì đúng vào phút bù giờ cuối cùng, Nguyễn Văn Giàu hóa người hùng với bàn thắng quý như vàng, chính thức đưa Trường ĐH Trà Vinh vào vòng chung kết toàn quốc. Thành công của Trường ĐH Trà Vinh không chỉ đến từ một cá nhân xuất sắc mà là sự kết hợp hoàn hảo giữa chiến thuật hợp lý và tinh thần đồng đội tuyệt vời. Đội bóng này không có lối chơi cứng nhắc mà thể hiện sự linh hoạt đáng kinh ngạc: khi đối thủ yếu, họ tấn công vũ bão; khi gặp đối thủ mạnh, họ phòng ngự chặt chẽ và tận dụng cơ hội một cách lạnh lùng.Nhắc đến Trà Vinh, không thể không kể đến hai cái tên nổi bật nhất: đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận và tiền đạo Hà Văn Thuận. Minh Thuận không chỉ là thủ lĩnh về tinh thần mà còn là trái tim của hàng công, với những bàn thắng quan trọng và khả năng dẫn dắt lối chơi. Trong khi đó, Hà Văn Thuận lại là mẫu tiền đạo nhanh nhẹn, có thể trừng phạt đối thủ chỉ với một khoảnh khắc sơ sẩy.Bên cạnh đó, hàng thủ vững chắc và sự chắc chắn từ tuyến giữa cũng là yếu tố quan trọng giúp đội bóng này trở nên đáng sợ. Đây là một tập thể không có quá nhiều ngôi sao, nhưng lại có sự gắn kết và đồng lòng – điều mà nhiều đội bóng phải thèm muốn.Lần đầu tiên góp mặt tại vòng chung kết năm ngoái, ĐH Trà Vinh đã tạo được tiếng vang lớn khi lọt vào tứ kết. Nhưng với một đội bóng tham vọng, họ không muốn dừng lại ở đó.Mùa giải 2025, Trường ĐH Trà Vinh bước vào vòng chung kết với một tâm thế khác: không còn là kẻ thách thức mà là một đối thủ thực sự đáng gờm. Họ đã chứng minh được khả năng và giờ đây, mục tiêu không chỉ là góp mặt mà còn là tiến sâu, ít nhất là vượt qua được thành tích năm ngoái. Khi đón tiếp các đội bóng tại TP.HCM để chuẩn bị cho VCK vào năm ngoái, một trong những đội khiến chúng tôi (PV Báo Thanh Niên) ấn tượng nhất. Không phải là vì các cá nhân xuất sắc nổi trội, hay các cầu thủ có ngoại hình nổi bật. Điều khiến chúng tôi ấn tượng là sự chân chất, chân thành từ cả thầy lẫn trò đến cả cổ động viên của Trường ĐH Trà Vinh. Mùa giải năm ngoái, HLV Trầm Quốc Nam từng chia sẻ rằng cả đội không ít lần thao thức đến tận 2-3 giờ sáng, không phải vì lo lắng mà vì niềm phấn khích quá lớn khi lần đầu tiên đặt chân đến sân chơi đỉnh cao này. “Ai cũng mong chờ từng giờ từng phút để được ra sân, để khẳng định mình và mang về niềm tự hào cho ngôi trường thân yêu”, ông tâm sự.Nhưng với Trường ĐH Trà Vinh, bóng đá không chỉ là chuyện thắng - thua. Đó là một sân khấu, nơi đội bóng muốn trình diễn thứ bóng đá đẹp, cống hiến hết mình để người hâm mộ có thể thưởng thức những pha bóng mãn nhãn. HLV Trầm Quốc Nam từng nhấn mạnh: "Chúng tôi không chỉ đá vì danh hiệu, mà còn để thể hiện bản sắc, để xứng đáng là đại diện tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ tại giải đấu uy tín này". Với họ, mỗi trận đấu là một lời khẳng định về tinh thần thể thao cao thượng, về lối chơi kỹ thuật, fair-play và sự bùng cháy đến những phút cuối cùng.Các CĐV của đội bóng miền Tây cũng ấn tượng không kém. Năm 2024, lần đầu tiên, trên khán đài của Trường ĐH Tôn Đức Thắng xuất hiện dàn âm thanh cổ vũ độc đáo với nhạc ngũ âm và trống Chhay-dăm cùng những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của người Khmer. Không quá ồn ào, không đao to búa lớn nhưng đủ chân thành để khiến các cầu thủ dưới sân cảm nhận “lửa” đang được tiếp từ khán đài. Bước vào VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO, tinh thần bóng đá đẹp đó vẫn là kim chỉ nam dẫn lối. Trường ĐH Trà Vinh không chỉ hướng đến những cột mốc thành tích, mà còn muốn lan tỏa hình ảnh của một đội bóng chơi bóng với niềm đam mê thuần khiết nhất. Họ không chỉ muốn thắng, mà muốn thắng theo cách khiến người hâm mộ phải nhớ mãi—bằng những pha phối hợp đẹp mắt và bằng tinh thần của những người con miền Tây.
Chàng trai xác sống và những kỳ nhân ‘xăm mình’ lừng danh thế giới
Báo Thanh Niên giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm:Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Thưa các trí thức, nhà khoa học, các doanh nhân và toàn thể các đại biểu dự hội nghị tại Hội trường trung tâm và các điểm cầu.Ngày 18.5.1963, tại Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại hội lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam được tổ chức, đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử khoa học và công nghệ nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trong bài phát biểu tại Đại hội, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ biến khoa học và kỹ thuật, coi đây là động lực để xây dựng và phát triển đất nước. Người căn dặn: "Khoa học phải gắn với sản xuất, phục vụ nhân dân". Sự kiện này đặt nền móng cho những bước phát triển ứng dụng khoa học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn 6 thập kỷ sau, hôm nay, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai được tổ chức, với quy mô và tầm vóc mới, phản ánh quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đất nước trong việc đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Như chúng ta đã biết, khoa học và công nghệ là động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nhiều nước. Các bài học thành công từ Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản hay gần đây là Ấn Độ, Ai-len, Hàn Quốc và Singapore đã chứng minh vai trò của khoa học kỹ thuật. Các quốc gia này tận dụng công nghệ để chuyển đổi mô hình kinh tế, thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt. Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta. Tuy nhiên, phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số mới chỉ là "phương tiện quan trọng" để đạt tới mục đích. Đột phá, đổi mới sáng tạo mới là yếu tố kỳ diệu để làm nên kỳ tích, bởi đột phá, sáng tạo mới tạo ra bước tiến vượt bậc mang tính cách mạng, mới vượt qua rào cản, giới hạn hiện tại để đạt kết quả vượt trội, nổi bật. Đột phá luôn mang tính mới mẻ, tính hiệu quả, vượt giới hạn, tạo ảnh hưởng lớn. Ví dụ: Trong công nghệ: sự ra đời của điện thoại thông minh đã thay đổi cách con người giao tiếp và làm việc. Trong kinh tế: mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số như Uber, Airbnb, thương mại điện tử... là sự bứt phá đối với ngành công nghiệp truyền thống. Công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR) là đột phá lớn của sinh học, y học và nông nghiệp. Trong xã hội là những cải cách về chính sách giáo dục, y tế, văn học nghệ thuật, quản lý đang mang lại những thay đổi to lớn về chất lượng sống của con người.Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã chỉ ra những định hướng chiến lược và được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng thuận, xem đây như một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Sự ủng hộ này thể hiện khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc. Hội nghị hôm nay thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự đồng lòng của toàn Đảng và hệ thống chính trị. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là chìa khóa đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển.Thưa các đồng chí và các đại biểu,Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Từ Đại hội IV, khoa học và công nghệ đã được xác định là cuộc cách mạng, và đến nay, là quốc sách hàng đầu. Nhiều Nghị quyết quan trọng như Nghị quyết 20, Nghị quyết 52, Nghị quyết 36 đã được ban hành, mang lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển của đất nước như ngày nay. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các Nghị quyết của T.Ư chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện (các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục; các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả; nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%; chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm để tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"...). Nguyên nhân chính của việc chưa thực sự thành công của các Nghị quyết của T.Ư chính là nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết", "Nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ đất nước trong thời kỳ mới.Làm sao để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Với ý nghĩa đó, tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và làm sâu sắc thêm một số quan điểm, định hướng sau:Trước hết là về quan điểm: Luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm. Đột phá phải tiến hành ở cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đó là những khoảng không gian vô tận, có nhiều miền hoang vu, có nhiều cơ hội để các trí thức, các nhà khoa học, người lao động biến"sỏi đá thành cơm". Nhưng hiện nay nên tập trung trên các lĩnh vực: vật lý và năng lượng (cơ học lượng tử để có những sản phẩm ứng dụng như vi xử lý, laser, nano...) ; công nghệ thông tin và truyền thông; y học và sinh học (ADN, gen, vaccine, 3D..); công nghệ không gian; công nghệ vật liệu, năng lượng và môi trường (năng lượng tái tạo, pin lithium-Ion, thu giữ và lưu trữ carbon..); phát minh trong đời sống (3D, robot và tự động hóa, công nghệ thực tế ảo-VR và thực tế tăng cường-AR); công nghệ blockchain, innetnet vạn vật (IoT); thông tin địa lý; phân tích văn hóa số; giáo dục và đào tạo trực tuyến... Cần chuyển từ ứng dụng và làm chủ công nghệ sang xây dựng năng lực sáng tạo đột phá, tận dụng cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 để "đi tắt, đón đầu" làm chủ tương lai. Triển khai Nghị quyết phải hướng vào những vấn đề thực tiễn đất nước đang đòi hỏi, thị trường và nền kinh tế đang cần. Những sản phẩm nghiên cứu phải được thương mại hóa, đăng ký được bản quyền. Về hành động, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Nhà nước cần tập trung bốn việc: (1) Hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển, (2) Xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá, (3) Tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá, (4) Đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, tôi đề nghị và nhấn mạnh 8 nhiệm vụ, giải pháp, nhất là những nhiệm vụ đột phá:Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động: Xác định phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. T.Ư đã gương mẫu hành động, với chương trình hành động kèm theo được quán triệt ngay hôm nay. Các cấp ủy, chính quyền cần cụ thể hóa nghị quyết bằng các kế hoạch sát thực tiễn, lấy kết quả triển khai làm tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng. Mọi nhiệm vụ sẽ được giám sát, đánh giá thường xuyên; làm tốt được khen thưởng, làm chậm hoặc sai phạm sẽ bị phê bình, xử lý. Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển. Các cấp ủy, chính quyền, đơn vị cần lập kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu Nghị quyết 57, với nhiệm vụ rõ ràng, phân công cụ thể, thời gian hoàn thành và kết quả đo lường được. Ngay trong năm 2025 này, cần phải lựa chọn và giải quyết những vấn đề rất căn cơ, tạo nền tảng cho giai đoạn 2026 - 2030, tạo cú hích cho năng suất lao động mới, tạo niềm tin cho xã hội.Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách: trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm (những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật. Cần có tư duy mới, cách tiếp cận trong sửa đổi luật công nghệ thông tin, luật Khoa học và công nghệ, luật Ngân sách nhà nước, luật Quản lý sử dụng tài sản công và luật Viên chức,... đồng bộ hóa các qui định pháp luật có liên quan). Chúng ta khuyến khích người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trước hết phải bằng chính các quy định của pháp luật, tạo không gian cho người quản lý quyết định và chịu trách nhiệm.Bộ Chính trị đã định hướng đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, và tinh thần này sẽ được thể chế hóa trong luật Sửa đổi luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự kiến được Quốc hội thông qua sớm. Ban Cán sự Đảng Chính phủ cần phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ xây dựng 27 luật và 19 nghị định trong năm 2025, đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và ban hành sớm văn bản hướng dẫn để các quy định mới sớm đi vào thực tiễn. Hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả, có cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ, nhất là với đội ngũ cán bộ thực thi. Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa. Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy về khoa học công nghệ: Trong quý 1/2025, hoàn thành việc sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ; tập trung đầu tư trọng điểm để phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh. Có kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân tài khoa học, công nghệ. Triển khai các giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu, thu hút nhân tài công nghệ là người Việt và người nước ngoài tới làm việc. Các thủ tục liên quan đến vấn đề này phải thực sự thông thoáng hơn nữa, thậm chí phải có tính cạnh tranh cao so với các nước khác mới thu hút được. Xem xét bỏ bớt các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp với yêu cầu mới của Nghị quyết 57. Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những người hiểu rõ văn hóa Việt Nam, trưởng thành ở các nước phát triển, am hiểu chuyên môn và quản lý, có sự kết nối quốc tế sâu rộng. Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều. Tính toán hình thành cơ chế Kiến trúc sư trưởng hoặc Tổng công trình sư cho việc thực hiện các đề án, dự án lớn về khoa học công nghệ và chuyển đổi số mang tính liên ngành; Lập Viện quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định về các nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kiểm định sản phẩm và dịch vụ. Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi. (Vừa qua, một số dự án tập đoàn công nghệ lớn có ý định đầu tư vào Việt Nam, nhưng quy trình thủ tục quá rườm rà, vướng nhiều thứ, mất hàng năm trời không triển khai được). Vấn đề này phải được rà soát lại để cải cách mạnh mẽ ngay từ năm 2025.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho KHCN xứng tầm là quốc sách đột phá: Bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ, R&D, lập các quỹ khoa học và công nghệ, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thiên thần, quỹ khởi nghiệp, quỹ đổi mới sáng tạo,… Nghiên cứu cơ chế cho mô hình "đầu tư công - quản trị tư", bảo đảm nhà khoa học có quyền chủ động trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% Ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho KHCN lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Sớm công bố chính sách này và hướng dẫn thủ tục thực hiện thuận lợi. Tiến hành rà soát, điều chỉnh các đề án, dự án để đảm bảo phù hợp với Nghị quyết 57, tránh lãng phí, tập trung đầu tư hiệu quả, có trọng tâm. Đồng thời, cải cách triệt để quy trình phân bổ, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, loại bỏ cơ chế "xin - cho" và các thủ tục rườm rà để tối ưu hóa nguồn lực và khuyến khích sáng tạo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là nhân tài khoa học, công nghệ, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế, với các chính sách hấp dẫn về quốc tịch, thu nhập, nhà ở và môi trường làm việc. Thủ tục liên quan phải thông thoáng, hấp dẫn, cạnh tranh với quốc tế. Xây dựng mạng lưới chuyên gia trong nước và quốc tế, thường xuyên báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo T.Ư. Đẩy mạnh phong trào tôn vinh tài năng và sáng tạo, khơi dậy tinh thần yêu nước, cống hiến của các nhà khoa học. Tiếp tục duy trì phong trào học tập suốt đời, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, trọng tâm là sau đại học, đại học, dạy nghề.Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số: Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng như đã nêu trong Nghị quyết 57. Đặc biệt, cần chuẩn bị hạ tầng năng lượng cho 5 - 10 năm tới, với trọng tâm là năng lượng sạch, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển bằng hành động cụ thể. Tối ưu hóa và nâng cấp hạ tầng số, xây dựng các trạm gốc 5G, mở rộng Internet băng thông rộng và phạm vi phủ sóng cáp quang. Phát triển hệ thống vệ tinh tầm thấp tốc độ cao. Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, triển khai luật Dữ liệu và sàn giao dịch dữ liệu trong năm 2025. Trong năm 2025, Ban Cán sự Đảng Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, bổ sung Quy hoạch điện VIII, khai thác hiệu quả các tiềm năng như điện gió, điện mặt trời, triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo nguồn điện bền vững. Đồng thời, cần quản lý, khai thác, bảo vệ hiệu quả khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm, để phục vụ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải: Cần ưu tiên nguồn lực cho một số ngành kinh tế có lợi thế và tiềm năng phát triển, tránh dàn trải, kém hiệu quả và lãng phí, bao gồm giải pháp công nghệ cho những vấn đề của thực tiễn đất nước như sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, an ninh lương thực, khoa học về sức khỏe con người, các ngành công nghiệp 4.0. Tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh. Đẩy nhanh kết nối và chia sẻ dữ liệu quan trọng trong các lĩnh vực như dân cư, tư pháp, giáo dục, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, phương tiện... Trung tâm dữ liệu quốc gia phải hoàn thành với dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống," dẫn dắt chuyển đổi số toàn diện, tạo nền tảng phát triển kinh tế số và lực lượng sản xuất hiện đại giai đoạn 2026 - 2030, đáp ứng mục tiêu Nghị quyết 57.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế: Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo. Tích cực tham gia xây dựng các chuẩn mực quốc tế, trước mắt là trong khu vực ASEAN, thông qua các sáng kiến như Công ước Hà Nội. Chúng ta phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Thưa các đồng chí và các đại biểu,Đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn. Chúng ta phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa. Tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, xây dựng một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số.Nghị quyết 57 đã tháo gỡ rào cản, khắc phục điểm nghẽn và tạo cơ chế đột phá để giải phóng sức sáng tạo, nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia. Với nền tảng chính trị, pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cao từ toàn Đảng, nhân dân và giới trí thức, Tôi tin rằng Nghị quyết sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững.Nhân dịp năm mới 2025 và Xuân Ất Tỵ, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cùng toàn thể các trí thứ, nhà khoa học, người lao động và đồng chí, đồng bào mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc đất nước ta đón một năm mới tràn đầy niềm tin, khí thế và thắng lợi mới.Xin trân trọng cảm ơn.