Giáo viên trường công ở Anh nghỉ việc cao kỷ lục vì lương thấp
Với chủ đề "Vững bước vào kỷ nguyên mới", Ngày hội Văn hóa SHB - T&T quy tụ hơn 15.000 người đại diện cho tổng số 80.000 cán bộ nhân viên của SHB và T&T Group tại các lĩnh vực trong và ngoài nước. Đây không chỉ là một hoạt động nội bộ, mà còn mang tầm vóc một đại sự kiện văn hóa có tính biểu tượng cao, thể hiện rõ tinh thần đổi mới sáng tạo của hai tổ chức kinh tế hàng đầu Việt Nam.Trên diện tích khổng lồ hơn 6.000m², công nghệ mapping tiên tiến phủ trọn mặt sàn biến không gian sân vận động Mỹ Đình thành một sân khấu sống động chưa từng có, đây cũng là nơi các hoạt động nghệ thuật, triển lãm và diễu hành diễn ra đầy ấn tượng.Dấu ấn doanh nghiệp của T&T Group và SHB được thể hiện chân thực thông qua hoạt động diễu hành quy mô lớn. Lấy cảm hứng từ nghi thức diễu hành tại Thế vận hội Olympic, các khối ngành nghề đồng loạt xuất hiện với màu cờ sắc áo riêng biệt, thể hiện sự đa dạng, sức mạnh và niềm tự hào của từng lĩnh vực mà T&T Group và SHB đang tiên phong phát triển.Khoảnh khắc thiêng liêng khi hơn 15.000 người cùng hòa vang Quốc ca Việt Nam không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, mà còn xác lập kỷ lục Việt Nam về số lượng cán bộ nhân viên đơn vị tham gia nghi thức Chào cờ và hát Quốc ca cùng một địa điểm đông nhất Việt Nam. Đặc biệt, sự tham dự của gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao, tác giả của bài Quốc ca, càng làm tăng thêm ý nghĩa sâu sắc của sự kiện.Không chỉ mang dấu ấn sáng tạo, công nghệ hiện đại và thể hiện tầm vóc doanh nghiệp, Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025 còn là hành trình tôn vinh những giá trị truyền thống, kết hợp cùng tinh thần đổi mới để hướng tới tương lai, khắc họa rõ nét qua ba chương của show diễn thực cảnh: Gây dựng - Lửa thiêng hùng khí Tiên Rồng, Gắn kết - Thắp sáng một vòng Đồng Tâm, và Vươn tầm - Cất cánh trong kỷ nguyên mới.Trong không gian thiết kế được xây dựng trên nền trống đồng - biểu tượng của dân tộc Việt Nam văn hiến, anh hùng, chuyến hành trình từ quá khứ, hiện tại đến tương lai đã được tái hiện sống động, khẳng định hành trình 32 năm bền bỉ, sáng tạo, nhất tâm cống hiến và tiên phong của T&T Group và SHB trong dòng chảy lịch sử và vươn mình của đất nước.Một trong những điểm nhấn đặc biệt của sự kiện là nghi lễ rước ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng thắp sáng tại sân vận động Mỹ Đình. Nghi lễ rước lửa không chỉ mang đậm dấu ấn Olympic, mà còn là tuyên ngôn mạnh mẽ của SHB và T&T Group trong hành trình cống hiến, chung tay xây dựng, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh thịnh vượng của dân tộc.Ba thập kỷ cống hiến bền bỉ của SHB và T&T Group đã được ghi dấu bằng những thành tựu rực rỡ, minh chứng cho tâm cống hiến, trí sáng ngời và tinh thần đổi mới không ngừng.SHB, từ một ngân hàng nông thôn, trải qua 32 năm phát triển, đã vững vàng trong TOP 5 Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam, thuộc TOP 100 Ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á, TOP 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Toàn cầu. Với T&T Group, từ một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện máy, hiện nay đã trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam, hoạt động sôi nổi tại thị trường trong nước và quốc tế.Và Ngày hội Văn hóa 2025 chính là lời khẳng định cho quyết tâm của SHB và T&T Group tiến vào kỷ nguyên mới của đất nước. Sự kiện cũng mở ra chương mới đầy triển vọng, nơi sức mạnh tập thể và lòng nhiệt huyết của toàn thể cán bộ, nhân viên T&T và SHB sẽ tạo thành một khối thống nhất "cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn" theo đúng tinh thần Olympic, sẵn sàng cho bước chuyển mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.Tại sự kiện, doanh nhân Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Điều hành Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB đã gửi đến tập thể lãnh đạo, nhân viên thông điệp mới - cũng chính là lời hiệu triệu quan trọng trước thời cơ mới, vận hội mới của đất nước.Theo đó, doanh nhân Đỗ Quang Hiển khẳng định, tiếp nối truyền thống anh hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam, hơn 80.000 CBCNV trong hệ thống T&T Group - SHB sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, phát triển dựa trên 4 trụ cột: Cải cách cơ chế, chính sách, quy định, quy trình; Con người là chủ thể; Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; Hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đồng thời, lấy mục tiêu mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng, đối tác, nâng cao đời sống cho người dân và đóng góp vào sự phát triển giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng của dân tộc làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của T&T Group và SHB.Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2024: Xuất hiện câu hỏi thực tế
Trong đó, các mặt bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục của nam giới đến khám gồm:
Kevin Durant lọt vào tốp 10 danh sách ghi bàn mọi thời đại của NBA
Giải Tặng thưởng: Nhà thơ Đào Phong Lan (TP.HCM) với tác phẩm Nụ cười ở Sài Gòn (111); Nhà thơ Xuân Trường (tên thật Nguyễn Trường, TP.HCM) tác phẩm Gặp cha chưa mẹ (110); Nhà thơ Phạm Trung Tín (TP.HCM) với tác phẩm Tượng đài (85).
Hai khách hàng của Sun Life, chị Nguyễn Thị Thủy Tiên và cô Nguyễn Thị Chín, đã mang đến những câu chuyện chân thực từ trái tim, thể hiện rõ giá trị nhân văn mà bảo hiểm nhân thọ mang lại.Cô Nguyễn Thị Chín, một người phụ nữ kiên cường 57 tuổi hiện sống tại TP.HCM, đã có những trải nghiệm sâu sắc về giá trị của bảo hiểm nhân thọ. Cách đây 9 năm, để chuẩn bị cho những bất ngờ trong cuộc sống, chồng chị Chín đã quyết định tham gia gói bảo hiểm Bảo An Phúc của Sun Life sau khi được tư vấn bởi chị Xuân Tiên - một tư vấn viên tận tâm của công ty.Chỉ 5 ngày sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký, một tai nạn bất ngờ đã lấy đi điểm tựa lớn nhất cuộc đời chị là người chồng của mình. Trong khoảnh khắc ấy, ngoài những nguồn động viên quý giá và kịp thời của người thân và bạn bè để ổn định cuộc sống, điều làm cô Chín cảm thấy vơi bớt nỗi lo chính là khoản tài chính chị nhận được từ gói bảo hiểm mà chồng chị đã ký ngay trước biến cố xảy ra.Chị kể lại, nhờ vào đó chị đã không chỉ trang trải được các chi phí cần thiết trong giai đoạn khó khăn đó mà chị còn quyết định tiếp tục đầu tư vào tương lai vững vàng cho gia đình bằng cách tham gia thêm hai hợp đồng bảo hiểm mới cho bản thân và hai con nhỏ. Dù phải đối mặt với nhiều thử thách, bao gồm cả việc phải vào viện điều trị bệnh, chị Chín vẫn kiên cường nuôi dạy con cái. Con gái chị hiện đã học năm 3 đại học, còn con trai đang học lớp 6."Bảo hiểm thực sự là một "lá chắn" vững chắc giúp gia đình chị vượt qua những thời điểm khó khăn nhất", chị Chín cho biết.Đối với trường hợp của gia đình chị Thủy Tiên, một người kinh doanh tự do tại quận 7, TP.HCM, thì mối lương duyên tham gia bảo hiểm của chồng chị là anh Đinh Công Thuận lại rất tình cờ.Trong một buổi sáng bình thường tại quán cà phê trong năm 2015, chồng chị nghe thấy một cuộc tư vấn bảo hiểm từ bàn bên cạnh. Sự tò mò đã dẫn lối chồng chị đến với quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ cùng Sun Life. Đây là một quyết định mà vào thời điểm đó, chị cũng không ngờ rằng sẽ mang lại sự bảo vệ quan trọng cho gia đình mình trong tương lai.Năm 2019, khi chồng chị không may mắc bệnh hiểm nghèo, bảo hiểm nhân thọ đã trở thành nguồn cứu trợ tài chính quan trọng. Trong quá trình điều trị, gia đình chị đã nhận được quyền lợi bảo hiểm để trang trải chi phí y tế và hỗ trợ thuốc men. Khi người chồng ra đi sau một thời gian chiến đấu với bệnh tật, chị Tiên đã đứng trước thách thức lớn trong việc một mình nuôi dạy con cái cùng với gánh nặng tài chính trên vai. Một lần nữa, khoản tài chính nhận được từ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm của anh đã giúp chị có thể đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho con gái mình. Chị dành một phần tài chính để mua hợp đồng bảo hiểm mới, vừa bảo vệ bản thân vừa bảo vệ cho con gái, phần còn lại chị gửi tiết kiệm để tích lũy cho tương lai của con.Chị Thủy Tiên cho biết: "Dù không ai mong muốn nhận quyền lợi bảo hiểm trong hoàn cảnh như vậy, nhưng khoản tiền này thực sự có giá trị nhân văn, giúp mẹ con mình hướng về tương lai với niềm hy vọng".Cuộc sống luôn chứa đựng những bất ngờ, đặc biệt khi người trụ cột trong gia đình không còn bên cạnh. Nhưng với tình yêu thương và những kỷ niệm đẹp, cùng sự đồng hành của bảo hiểm, mỗi gia đình sẽ có một "lá chắn" vững chắc để bước tiếp đến tương lai tươi sáng.Để cuộc sống luôn tiếp bước, và những gì có giá trị và ý nghĩa sẽ cần được vun trồng và bồi đắp. Đây là lý do Sun Life công bố dự án trồng cây mang tên "Lá chắn". Lấy cảm hứng từ cây mắm - loài cây đầu nguồn bảo vệ thiên nhiên, Sun Life sẽ trồng cây tương ứng với số lượng trường hợp nhận quyền lợi bảo hiểm và quan tâm đến sự ổn định và liên tục, giống như cách bảo hiểm nhân thọ cung cấp an toàn tài chính cho các gia đình.Sáng kiến này không chỉ làm nổi bật tính chất bảo vệ của cây trồng và bảo hiểm mà còn nhấn mạnh cam kết đối với trách nhiệm môi trường và xã hội, thúc đẩy một tương lai bền vững và mang lại sự an tâm cho những người tham gia bảo hiểm.Từ năm 2015 đến tháng 10.2024, Sun Life đã chi trả hơn 750 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng; trong đó có gần 1.000 lượt khách hàng gặp bệnh hiểm nghèo, hơn 2.000 ca tai nạn và hơn 62.000 trường hợp chi trả viện phí.Sun Life đã áp dụng công nghệ vào quy trình yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm, nhờ vậy, có khoảng 23% yêu cầu quyền lợi bảo hiểm được giải quyết trong vòng 24 giờ nhờ tính năng tự động nhập liệu và thẩm định hồ sơ trên ứng dụng My Sun Life. Năm 2025, Sun Life sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách tối ưu hóa quy trình yêu cầu bồi thường bảo hiểm để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm nhanh chóng, dễ dàng và đơn giản hơn.
Những nguyên nhân khiến da bị tổn thương, lão hóa nhanh?
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...