Hanoi Buffaloes chiếm ngôi đầu VBA 2023 của Saigon Heat
Trên sân Pleiku, người hâm mộ chờ đợi một trận đấu bùng nổ, giàu cảm xúc khi Công Phượng có dịp đối đầu đội bóng cũ HAGL. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra trong hiệp 1. Chất lượng chuyên môn của hiệp đấu này không quá cao, khi CLB Bình Phước quá phụ thuộc vào Công Phượng và những đường lên bóng của đội bóng này trở nên dễ hóa giải. Trong khi đó, khi không được sử dụng các ngoại binh, HAGL cũng không quá vượt trội đối thủ hạng nhất.Trong một thế trận khá tẻ nhạt và đôi bên không có các tình huống phối hợp ấn tượng thì HAGL tạo ra sự khác biệt sau một tình huống cố định. Phút 21, từ cú đá phạt từ bên cánh phải của Minh Vương, bóng khẽ chạm đầu một cầu thủ CLB Bình Phước rồi tìm đến vị trí của Dụng Quang Nho. Sau đó, cựu tuyển thủ U.23 Việt Nam đệm bóng cận thành, mở tỷ số cho HAGL.Sang hiệp 2, thế trận gần như không có sự thay đổi nào. Hai đội vẫn tương đối bế tắc và CLB Bình Phước nhờ đến sai lầm của đối thủ để có bàn gỡ hòa. Phút 55, nỗ lực pressing của Hồ Tuấn Tài khiến Phan Đình Vũ Hải bối rối. Thủ môn của HAGL phá bóng nhưng bóng lại tìm đến vị trí của Công Phượng và tiền đạo này đã lập tức tận dụng cơ hội để ghi bàn. Đây cũng là bàn thắng ấn định tỷ số hòa 1-1 bởi trong khoảng thời gian còn lại của trận đấu, khả năng tấn công của cả HAGL lẫn CLB Bình Phước đều không có dấu hiệu khởi sắc. Hai đội buộc phải bước vào loạt đá luân lưu may rủi. HLV Lê Quang Trãi quyết định tung thủ môn Trần Trung Kiên, người vừa vô địch AFF Cup 2024 vào sân để bắt thay Vũ Hải. Và đây là quyết định sáng suốt. Trung Kiên đã cản phá thành công 2 quả đá 11 m của Huỳnh Tấn Sinh và Hồ Tuấn Tài, góp công lớn giúp HAGL giành chiến thắng 4-3 và đoạt vé vào tứ kết Cúp quốc gia. Cũng trong chiều 12.1, một trận đấu khác tại Cúp quốc gia cũng được định đoạt trong loạt đá luân lưu. Sau khi hòa nhau 1-1 trong 90 phút, CLB Ninh Bình giành chiến thắng 4-2 trước đội Bà Rịa Vũng Tàu.Hành khách trộm hơn 23.000 USD trên chuyến bay từ TP.HCM đến Singapore
Sau nhiều giờ vụ việc người dân tố bị buộc mua quách giá cao gây xôn xao, chiều 5.3.2025, tại trụ sở Công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên (Công viên nghĩa trang Thanh Bình, xã Mỹ Thuận, thành phố Nam Định, thuộc tỉnh Nam Định), khoảng hơn 10 chiến sĩ công an và lực lượng quản lý thị trường đã có mặt tại đây để kiểm tra và làm việc với công ty này.Lực lượng chức năng có mặt ở đây ít nhất 2 tiếng và xuất hiện tại khu vực văn phòng, khu vực bày bán quách của công ty.Một lãnh đạo Công an tỉnh Nam Định cho hay, sự xuất hiện của lực lượng công an tại Công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên là chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Nam Định sau khi nhận được phản ánh vụ người dân tố cơ sở này bán quách giá cao gây xôn xao dư luận.Cùng ngày, phóng viên Báo Thanh Niên cũng có cuộc trao đổi với một số người dân trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và huyện Nam Trực (Nam Định) từng sử dụng dịch vụ hỏa táng tại Công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên. Họ đều xác nhận công ty này không cho người dân mang quách từ bên ngoài vào, tất cả đều phải mua quách tại đây với giá trên 10 triệu đồng.Đặc biệt, người dân biết giá quách ở trong công ty bán cao hơn rất nhiều so với ngoài thị trường nhưng trong lúc tang gia bối rối, họ không tranh cãi mà vẫn chấp nhận giá này.Một số người giải thích, tại địa bàn Nam Định chỉ có một đơn vị hỏa táng nên đơn vị này lợi dụng để gây khó khăn cho người dân.Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên trước đây có tên là Công ty cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long, do ông Trần Đình Giao (Chủ tịch Hội đồng quản trị) điều hành.Tháng 4.2023, ông Trần Đình Giao bị TAND tỉnh Nam Định tuyên phạt 5 năm tù, đồng thời phạt bổ sung 60 triệu đồng về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và vi phạm các quy định về sử dụng đất đai".Cùng bị xét xử trong vụ án này còn có 3 bị cáo khác là Trần Thị Hoan (nhân viên bộ phận thu ngân), Phạm Thị Hoa và Đỗ Minh Tiến (nhân viên bộ phận kế toán của Công ty tang lễ Hoàng Long) cùng về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức". Các bị cáo này bị tòa tuyên phạt từ 2-3 năm tù.Công ty tang lễ Hoàng Long thành lập tháng 7.2012 trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Long, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trụ sở đặt tại Công viên nghĩa trang Thanh Bình (ở xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định).Năm 2020, Công ty tang lễ Hoàng Long xảy ra 2 vụ án cưỡng đoạt tài sản, bảo kê hoạt động hỏa táng đã bị Công an tỉnh Nam Định, Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.Trong đó có một vụ án trong đường dây Đường "Nhuệ" thực hiện (tức Nguyễn Xuân Đường, ở tỉnh Thái Bình). Sau đó, Đường "Nhuệ" bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên 15 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”, 6 đồng phạm còn lại (trong đó có Nguyễn Thị Dương, là vợ của Đường "Nhuệ").Vụ thứ 2 là cưỡng đoạt tài sản của các cơ sở làm dịch vụ tang lễ thông qua hoạt động bảo kê dịch vụ hỏa táng, do Trần Đại Thủy (trú tỉnh Nam Định) và 3 đồng phạm thực hiện.
Toyota nói xe điện là phát minh tồi tệ
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Phía luật sư tổng thống Hàn Quốc hồi tháng trước đã đệ đơn yêu cầu Tòa quận trung tâm Seoul hủy lệnh bắt giữ đối với vị tổng thống bị luận tội. Lý do là việc bắt giữ được tiến hành không hợp pháp vì phía công tố đã chờ quá lâu để truy tố ông.Với phán quyết của tòa án, Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể được thả ngay lập tức và được yêu cầu tiếp tục tham dự phiên tòa từ bên ngoài.Tuy vậy, theo AFP, luật sư của Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết nhà lãnh đạo vẫn chưa rời trung tâm giam giữ sau khi tòa án hủy lệnh bắt giữ ông.Luật sư Seok cho hay ông Yoon chỉ được thả khi phía công tố rút lại quyền kháng cáo hoặc không kháng cáo trong một thời gian cụ thể. Phía công tố chưa bình luận về thông tin trên.Trước đó, ông Yoon Suk-yeol ngày 25.2 tham dự phiên điều trần luận tội cuối cùng để xác định trách nhiệm của ông trong vụ ban bố thiết quân luật hồi tháng 12.2024.Ông đã bị quốc hội luận tội và nếu Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên có tội thì ông sẽ bị phế truất. Nếu không, ông sẽ được khôi phục chức vụ.Trước tòa, ông Yoon xin lỗi người dân nhưng bác bỏ cáo buộc nổi loạn. Ông Yoon nói “Đảng đối lập cho rằng tôi ban bố thiết quân luật nhằm thiết lập chế độ độc tài và kéo dài thời gian cầm quyền. Đây là âm mưu bịa đặt nhằm buộc tội tôi nổi loạn”.Ông cho rằng vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang đối diện một “cuộc khủng hoảng hiện hữu” và nhu cầu cấp thiết là công nhận tình hình và có hành động để vượt qua.
Chiến sự Ukraine ngày 723: 'ngàn cân treo sợi tóc' ở Avdiivka
Chiều 31.12, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Kon Tum đã trao thưởng cho các lực lượng có thành tích trong đấu tranh chuyên án A2-524P về phòng chống tội phạm ma túy.Vào khoảng 4 giờ 30 ngày 31.12, tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào (cách làng Iệc, xã Pờ Y, H.Ngọc Hồi, Kon Tum khoảng 160 m về phía Việt Nam), các lực lượng chức năng bắt quả tang Trần Thanh Tùng (41 tuổi, ở P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) vận chuyển gần 3 kg ma túy từ Lào về Việt Nam.Cụ thể, lực lượng của Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng Kon Tum, Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm miền Trung (thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Kon Tum, Công an H.Ngọc Hồi phối hợp tổ chức mật phục tại khu vực biên giới và bắt giữ Tùng khi người này vừa về đến Việt Nam. Lúc bị bắt, Tùng mang trên người 1 túi màu hồng, bên trong đựng 3 túi màu vàng chứa chất tinh thể rắn màu trắng (gần 3 kg), phía ngoài túi có in dòng chữ GUANYINWANG.Làm việc với lực lượng chức năng, Tùng khai nhận 3 túi màu vàng chứa tinh thể màu trắng là ma túy, do một phụ nữ tên Thảo (không rõ nhân thân, lai lịch) thuê vận chuyển từ Lào về Việt Nam qua biên giới tỉnh Kon Tum với tiền công 15 triệu đồng.Hiện vụ việc đang được các lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum tiếp tục phối hợp điều tra, xử lý theo quy định.