Việt Nam vô địch AFF Cup: Hàng chục nghìn người dân Quảng Nam đổ ra đường ăn mừng
Ở khả năng vận hành, tương tự thị trường Trung Quốc, Jaecoo 7 bán ra thị trường Việt Nam thời gian tới sử dụng động cơ tăng áp 1,6 lít TGDI, 4 xi-lanh có công suất 197 mã lực và mô-men xoắn cực đại 290 Nm. Động cơ này kết hợp với hộp số ly hợp kép 7 cấp.Nissan Kicks dùng động cơ xăng, lái như xe điện
Nguyên Vũ chia sẻ từ sau dịch bệnh Covid-19, anh không nhận show biểu diễn trong dịp tết để dành trọn thời gian cho gia đình. Chủ nhân ca khúc Dòng sông tình yêu tâm sự: “Bao năm tết tôi xa những buổi cơm nhà, đến khi dịch bệnh xảy ra, tôi mới cảm thấy cuộc sống gia đình quan trọng hơn mọi thứ tiền tài, danh vọng. Cho nên tôi muốn dành thời gian cho gia đình nhiều hơn, nhất là thời gian dành cho mẹ”.Giọng ca 7X tiết lộ trong những ngày tết, gia đình anh thường sum vầy dùng bữa vào mùng ba và không thể thiếu những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, khổ qua dồn thịt, củ kiệu… Đặc biệt dù là ngày tết hay ngày thường trong năm, nam ca sĩ đều yêu thích những món do mẹ chế biến.Nhìn lại hành trình hoạt động nghệ thuật hơn 30 năm, nghệ sĩ Nguyên Vũ tự hào vì dù không phải là con nhà nòi nhưng anh vẫn không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được vị trí hiện tại. Tuy nhiên, giọng ca Hoa anh đào trong gió cũng thừa nhận có chút nuối tiếc khi tuổi trẻ của mình không dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Ở thời điểm hiện tại, nam ca sĩ cho rằng vẫn chưa muộn để bắt đầu chăm sóc người thân yêu. Ở tuổi 50, nghệ sĩ Nguyên Vũ không chỉ giữ vững phong độ làm nghề mà còn giữ được vẻ ngoài trẻ trung, tràn đầy năng lượng. Với quan điểm sống lạc quan, yêu đời, nam ca sĩ mang đến năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh. Chủ nhân ca khúc Góc phố kỷ niệm chia sẻ: “Tôi lúc nào cũng thích giao tiếp, yêu mến người này, người kia. Thậm chí tôi biết người ta ghét tôi nhưng tôi vẫn tiếp xúc, trò chuyện để người ta không còn ghét nữa, có thể họ không thích nhưng sẽ không ghét”.Tuy nhiên ca sĩ Nguyên Vũ cũng không tránh khỏi những lần buồn bã, tiêu cực. Khi ấy, nam ca sĩ chọn cách ở một mình trong phòng, tự giải quyết nỗi buồn và sau đó bước ra với tinh thần lạc quan. Nguyên Vũ vẫn luôn giữ cho bản thân một không gian riêng. Đó chính là lý do vì sao mỗi khi nhắc đến chuyện tình cảm cá nhân, nam nghệ sĩ thường xin giữ kín cho riêng mình. Hơn hết, nam ca sĩ giờ đây không chỉ sống cho bản thân mà còn sống vì tên tuổi và hình ảnh của mình.“Tôi làm gì cũng sợ ảnh hưởng đến tên tuổi, sợ mọi người dị nghị, nói ra nói vào. Không phải lúc nào tôi cũng làm đúng nhưng tôi ý thức bản thân không nên làm sai vì quá trình nổi tiếng hơn ba mươi năm không phải đơn giản. Đến bây giờ tôi vẫn được sự tin yêu của mọi người thì chắc chắn tôi phải ý thức về tên tuổi đạo đức của mình. Những gì tôi có ở hiện tại là khán giả mang lại, tôi biết ơn về điều đó nên sợ làm phật lòng mọi người”, nam ca sĩ 7X trải lòng. Nguyên Vũ khẳng định bản thân có thể lên mạng “bốp chát antifan” nhưng anh nghĩ điều đó không cần thiết. Lý giải về điều này, giọng ca Hoa anh đào trong gió bày tỏ: “Vì tôi sống đa phần cho những người yêu thương mình, cho tên tuổi mà tôi gầy dựng bao năm nên không cần phải bốp chát với những định kiến về mình. Đã là định kiến hoặc sự ghét bỏ thì tôi không thể nào sửa được, chỉ có thời gian mới trả lời cho họ mà thôi”.
Quảng Ninh thu ngân sách từ đất tăng mạnh
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.
Bước sang năm thứ 27, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT được khai mạc tại Trường ĐH Đồng Nai vào ngày 15.2. Ngay sau đó sẽ tiếp tục diễn ra tại hơn 10 tỉnh, thành trên cả nước.Tại mỗi địa điểm đều có hoạt động tư vấn được truyền hình trực tuyến trên các nền tảng của Báo Thanh Niên, tư vấn tại gian hàng và các hoạt động tham quan giảng đường, phòng thực hành, giao lưu văn nghệ, thực hành nghề nghiệp...Đặc biệt, tại hầu hết các điểm diễn ra chương trình tư vấn, Báo Thanh Niên đếu tổ chức khu vực gian hàng triển lãm để các trường ĐH, CĐ, trung cấp, các trung tâm đào tạo, trung tâm du học... quảng bá tuyển sinh và tư vấn trực tiếp cho học sinh (HS).Để chuẩn bị tư vấn cho HS tại gian hàng, các giảng viên, cán bộ tuyển sinh đã được tập huấn kỹ càng để có thể giải đáp mọi thắc mắc về ngành nghề, chương trình đào tạo, xu hướng tuyển dụng, cách chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích, nhu cầu nhân lực…Có thể nói, những hoạt động sôi động và hấp dẫn chỉ có thể tổ chức tại gian hàng đã được các trường đầu tư để thu hút HS, như trình diễn robot, pha chế, vẽ chân dung, in quà tặng bằng máy in 3D, giao lưu văn nghệ, tổ chức trò chơi, tặng quà và học bổng... Đây cũng là lợi thế lớn nếu như trường ĐH huy động lực lượng giảng viên, cựu sinh viên cùng tham gia tư vấn, hoạt náo.Trong nhiều năm qua, các gian hàng triển lãm được đánh giá là nơi kết nối với học sinh một cách trực tiếp và hiệu quả nhất. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhận định tư vấn tại gian hàng là hình thức hiệu quả bậc nhất. "Chúng tôi được gặp gỡ trực tiếp những HS muốn đăng ký xét tuyển vào trường. Sau khi nghe các em chia sẻ băn khoăn và đặt câu hỏi về ngành nghề, chỉ tiêu, phương thức xét tuyển..., chúng tôi đã tư vấn, giải đáp để các em có được thông tin chính xác nhất".Theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, thay vì HS phải đến tận trường gặp gỡ cán bộ tuyển sinh để tìm hiểu, thì tại ngày hội, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn các em đã có thể đến gian hàng của các trường ĐH mà mình quan tâm, rất thuận lợi để có được đầy đủ thông tin mà các em cần.Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng gian hàng trong ngày hội Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên giúp các trường có thể tiếp cận hàng ngàn lượt HS một cách nhanh chóng. "Đặc biệt là tiếp cận được đúng đối tượng. Các em muốn tìm hiểu trường nào thì sẽ đến gian hàng tư vấn của trường đó. Thầy cô nhờ vậy có cơ hội gần gũi với HS hơn, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em để kết nối và tư vấn một cách hiệu quả", thạc sĩ Tư cho hay.Nhiều trường ĐH nhiều năm liền đều đăng ký 2-3-4 gian hàng liền kề nhau để có không gian rộng rãi và ấn tượng dành cho HS tới tìm hiểu, như Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, Trường ĐH FPT, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Mở TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang...Ban tổ chức Chương trình Tư vấn mùa thi đang tiếp tục tiếp nhận đăng ký gian hàng từ các trường ĐH, CĐ, trung cấp, các trung tâm tư vấn du học, ngoại ngữ, tin học. Mọi thông tin đăng ký xin liên hệ:- Khu vực Đông Nam bộ (tổ chức tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu): Chị Mỹ Quyên, email: myquyentn@gmail.com, ĐT: 0904.111.176.- Khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình): Chị Quỳnh Lê, email: quynhlebtn@gmail.com, ĐT: 0905.604.007; anh Trần Ngọc Đức: email: tranngocducgs@gmail.com, ĐT: 0905.541.164.- Bình Định và Phú Yên: Chị Trần Thị Tịnh, email: tinhbtn@gmail.com, ĐT: 0935.782.948.- Khánh Hòa: Anh Ngọc Phúc, email: nphuctn@gmail.com, ĐT: 0905.118.885.- Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng): Anh Gia Bình, email: giabinhbtn@gmail.com, ĐT: 0919.550.441.
Giải ngân vốn FDI cao nhất trong 5 năm qua
Chiều 25.2, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), ban tổ chức giải đã tiến hành kiểm tra, đánh giá lần 2 chất lượng mặt sân Quy Nhơn (sân nhà của CLB Bình Định). Với những điều kiện thuận lợi về thời tiết, chất lượng mặt sân Quy Nhơn nay đã thay đổi đáng kể so với đợt kiểm tra lần 1 vào ngày 22.2.Ban tổ chức giải đánh giá hầu hết các vấn đề tồn tại ở sân Quy Nhơn đã được khắc phục. Theo đó, mặt sân bằng phẳng, nền sân đảm bảo chất lượng, các vị trí cần bù mới, đắp thêm cỏ đã được thực hiện… Vào lúc này, mặt sân Quy Nhơn cơ bản đã đảm bảo đáp ứng các yêu cầu để tổ chức trận đấu theo quy định.Do vậy, CLB Bình Định sẽ được phép tiếp tục chuẩn bị, tổ chức trận đấu tại vòng 15 V-League 2024 - 2025 gặp CLB Bình Dương vào ngày 1.3 trên sân vận động Quy Nhơn theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, trong thời gian từ nay đến 28.2, để chuẩn bị tốt nhất cho trận đấu vòng 15, Công ty VPF và ban tổ chức giải đề nghị CLB Bình Định tạm dừng hoạt động tập luyện, thi đấu, đồng thời tiếp tục tăng cường tối đa các biện pháp chăm sóc, duy tu bảo dưỡng mặt cỏ, đặc biệt ở những vị trí mới bù, đắp thêm cỏ; kịp thời triển khai các công tác chuẩn bị sân thi đấu liên quan như cắt cỏ, lu sân, kẻ sân…Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của mùa giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2024 - 2025, Công ty VPF, ban tổ chức giải đề nghị CLB Bình Định cần có kế hoạch duy trì tốt công tác chăm sóc bảo dưỡng mặt sân; cân đối việc sử dụng sân để phục vụ công tác tập luyện cho phù hợp và chủ động phương án dự phòng cho các tình huống bất ngờ như thời tiết xấu...Sau vòng 14, CLB Bình Định đã rơi xuống đứng ở vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng, với 13 điểm. Do đó, việc được tiếp tục thi đấu trên sân nhà Quy Nhơn sẽ là động lực không nhỏ để thầy trò HLV Bùi Đoàn Quang Huy hy vọng có thể gây bất ngờ trước đối thủ mạnh là CLB Bình Dương.