Bạn có thắc mắc: Phụ nữ thích được tặng gì dịp 8.3?
Bên cạnh những bình luận tích cực khen ngôi nhà được khoác áo mới, nhiều người còn xin thông tin về vật liệu, cách sửa chữa để tham khảo, áp dụng. Ai nấy đều cho rằng đây là món quà tuyệt vời mà người con dành cho cha mình.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là anh Trương Văn An (41 tuổi, quê ở Nghệ An). Anh An cho biết, hiện anh đang đi làm cách nhà 30 km nên sáng đi sớm, chiều tối mới về nhà. Vì thế, lúc đầu anh nghĩ không gắn bó với nhà cũ mà xây nhà mới ở cách đó 15 km để tiện cho công việc hiện tại. Tuy nhiên, vào một ngày đẹp trời khi ngồi uống cà phê, anh nảy ra ý tưởng sửa ngôi nhà của cha thay vì xây ngôi nhà mới. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa là nơi con cháu quây quần mỗi dịp cuối tuần, lễ tết.Nói là làm, chỉ 2 ngày sau khi có ý tưởng, anh bắt tay vào thực hiện. Anh hoạch tính các hạng mục để đơn vị thi công phối hợp với nhau kịp tiến độ. Việc khó khăn gặp phải là anh quyết định quá nhanh, không có thời gian ngồi với đội ngũ thiết kế bàn thảo kỹ. Mỗi tối, khi đi làm về anh mới xem và chỉnh sửa các thiết kế. "Tôi không thuê đội ngũ thiết kế nên có vài chi tiết không đúng với ý mình. Ngôi nhà hoàn thiện cũng chỉ được khoảng 90% ý tôi mong muốn", anh An chia sẻ và cho biết thêm trong quá trình thi công, mọi quyết định anh đều phải đưa ra nhanh chóng. Đường điện, thiết bị điện, bố trí ổ cắm, công tắc, màu sơn, màu gạch… hầu như anh không có thời gian suy nghĩ và lựa chọn."Khó khăn nhất là việc mình không ở nhà để truyền đạt ý tưởng cho thợ. Khi mình đi làm thì thợ chưa đến, khi về nhà thợ đã hoàn thành công việc hôm đó. Việc nêu ý tưởng bổ sung đều qua điện thoại. Ngôi nhà trước và sau khi sửa khác nhau rõ rệt về công năng sử dụng, phù hợp với gia đình. Tôi ưu tiên xây dựng, chỉnh trang khu vườn để dịp cuối tuần gia đình có nơi thư giãn, không gian thoải mái nhất", anh An chia sẻ thêm.Chi phí sửa nhà chưa tính nội thất khoảng 600 triệu đồng. Phần nội thất, anh An cho biết cũng với số tiền tương đương sửa nhà. Ngôi nhà hoàn thiện khiến cha anh An rất hài lòng, vì nhà được cải tạo hoàn toàn mới theo phong cách hiện đại. Hàng xóm cũng khen khu vực sân vườn và không gian mở của ngôi nhà. Hằng ngày, các cụ trong làng vẫn đến ngồi uống nước và nói chuyện, gắn kết tình làng nghĩa xóm.Ông Hoàn (75 tuổi), cha anh An, cho biết bản thân ủng hộ mọi quyết định của con. "Tôi hoàn toàn nhất trí khi con đưa ra ý kiến sửa nhà và sinh sống tại địa phương. Tôi cũng nói với con trai nhất quyết sẽ ở lại nhà của mình, không đến nhà của bất kỳ đứa nào ở chung. Khi thấy con sửa nhà đẹp, tôi rất vui mừng, hàng xóm ngày nào cũng đến uống nước, nói chuyện đến đêm muộn. Ở tuổi tôi như vậy là hạnh phúc lắm rồi", ông Hoàn bày tỏ.Ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng của sự gắn bó gia đình. Khi con cái quyết định sửa nhà cho đấng sinh thành không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thể hiện mong muốn mang sự an yên cho cha mẹ trong những năm tháng về già. Từ khi ngôi nhà được sửa sang, các thế hệ trong gia đình có cơ hội chia sẻ, quan tâm, cùng nhau tạo ra những giá trị hạnh phúc mới. "Trước đây, nhà xây theo kiểu cũ và một số vị trí xuống cấp nghiêm trọng, tôi ít ở nhà cuối tuần mà thường xuyên đi du lịch và đi chơi ở TP.Vinh. Sửa nhà rồi, tôi muốn dành thêm thời gian cho gia đình, muốn ở bên cha nhiều hơn và chăm chút cho ngôi nhà, mảnh vườn", anh An bộc bạch.Cấp mới tên miền gắn liền chuyển đổi số từ ngày 1.6
Trường hợp người bệnh có u xơ tử cung cần theo dõi định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần hoặc tái khám ngay khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cần điều trị như: cường kinh, rong kinh, tiểu rắt, tiểu buốt… Nếu ngưng việc thăm khám định kỳ, khối u phát triển quá lớn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn trong phẫu thuật.
Bất động sản nghỉ dưỡng Bình Châu, Hồ Tràm duy trì sức hút với nhà đầu tư
Đây là lần đầu tiên mình đi chuyến xe về quê đón tết đầy "kiếp nạn". Bắt đầu là hành trình mua vé tàu đầy gian nan.Vé tàu từ Nha Trang đi Huế thì mình không thể "canh" online mua được. Nếu mua trực tiếp, cũng chỉ mua được chặng dài hơn Nha Trang đi Vinh (để về Huế), giá vé khá đắt, gần gấp 3 lần với vé xe. Mình buộc phải mua vé xe của nhà xe chuyên chạy tuyến chở khách du lịch, giá khá cao so với tuyến cố định. Có vé xe, ngày trở về quê đón tết của tôi những tưởng nhẹ nhàng hơn nhưng không hề. Giờ khởi hành được ấn định 19 giờ 30 thế nhưng mãi đến hơn 20 giờ mới có xe xuất hiện đón chúng tôi. Theo lý giải của người bán vé: "Ngày tết mật độ giao thông tăng cao, nên xe di chuyển chậm, mong hành khách thông cảm". Lúc lên xe tất cả đều hoan hỉ, trên mặt tôi hay những đồng hương vẫn còn háo hức, chờ đợi với suy nghĩ, ngủ một giấc, đến sáng sẽ thấy được những nẻo đường Huế yêu. Thế nhưng, hy vọng nhiều, thì vỡ mộng ngay khi xe chỉ vừa chạy ra khỏi địa phận TP.Nha Trang thì đã tắc đường kéo dài suốt hơn 2 tiếng đồng hồ. Qua các tỉnh khác, nhà xe cũng di chuyển chậm hơn, khiến hành trình từ về quê vốn chỉ 12 tiếng, ngày tết kéo dài 22 tiếng.Cảnh tắc đường kéo dài, bác tài vừa lái xe vừa trấn an hành khách: "Đằng nào cũng sẽ tới nhà. Hôm qua tắc đường còn kinh khủng hơn cơ. Với cảnh này, hành khách có khi phải ở trên xe cả ngày lẫn đêm, nôn nao cũng bằng thừa. Nhanh nhất thì 3 giờ tới nhà (Huế) mà chậm cũng phải 5 giờ".Trên chuyến xe "đi để trở về" của chúng tôi toàn những bạn trẻ từ 25 tuổi trở lên và một số du khách người nước ngoài. Mọi người yên lặng nghe lời bác tài nói rồi ngủ 1 đêm. Đến sáng mở mắt ra, xe vẫn còn địa phận tỉnh Bình Định mà lý ra giờ này mọi khi đã đến Quảng Nam. Chuyến đi bị chậm, những khuôn mặt không còn cười nổi, ai ai cũng tự bảo với nhau "Đêm qua tắc đường quá, kiểu gì cũng về đến nhà". Đến 10 giờ sáng, nhà xe chỉ dừng cho hành khách đi vệ sinh, không ăn sáng và sau đó cũng không có ăn trưa mãi cho đến hơn 14 giờ 30 nhà xe đáp đến Huế, tất cả đều đói mệt lả. Cùng trên chuyến xe, Thu Hằng (quê ở thị xã Phong Điền, TP.Huế) theo tuyến xe từ Lâm Đồng xuống Nha Trang; ghép nối vào tuyến Nha Trang - Huế đã làm việc trong nhà vườn trồng hoa của người quen ở Đà Lạt được 8 năm. Thu Hằng cho biết: "Từ ngày 25 tháng chạp, mình chỉ kịp ăn trưa ở nhà, mang một giỏ quà tết ra nhà xe để kịp chuyến. Đến tối xe dừng ở Nha Trang để đổi tuyến, mình ăn tạm ổ bánh mì. Qua ngày hôm sau, nhà xe cũng vội đón trả khách du lịch ở các thành phố nên không dừng ăn sáng hay ăn trưa, cứ thế mình ở trên xe khách 22 tiếng, chỉ còn 2 tiếng nữa là vừa tròn một ngày một đêm ăn uống tạm bợ. Mình mệt, bác tài chở cả đoàn khách về đến Huế cũng mệt, nhưng nghĩ đến chuyến xe tết đã đáp quê hương nên không ai trách móc".Trên hành trình trở về nhà, lướt một vòng mạng xã hội, rất nhiều người đăng cảnh tắc đường với câu cảm thán: "tắc đường ở đây 3 tiếng rồi", "nỗi ám ảnh mang tên tắc đường", "tắc đường, thương hiệu ngày tết"… Bên dưới những dòng trạng thái này, đa số các bình luận đều là những câu hỏi cập nhật tình hình, dự báo tình hình tắc đường trong những ngày tiếp theo. Không chỉ chia sẻ về cảm xúc, nhiều người còn đăng hướng dẫn "cẩm nang tránh tắc đường" để những người khác biết cách tránh những đoạn đường cao điểm, đi vòng vào các tuyến đường vòng, ít xe qua lại.Độc đáo hơn, nhiều người còn đăng những clip thú vị trên đường phố có khi là những cảnh đẹp và có rất nhiều clip ghi lại cảnh các chủ phương tiện lái xe vi phạm lấn làn, vượt không đúng cách mà theo các chủ tài khoản đó "tắc đường thì chịu thôi". "Mình tranh thủ lái xe chở vợ và con về quê sớm hơn so với tết mọi năm, để tránh cảnh tắc đường nhưng mà càng tránh thì cảnh tắc đường càng kéo dài. Mỗi đoạn tắc đường kéo dài từ 3 đến 5 tiếng, các con nhỏ trên xe mình khá mệt nên mình nghỉ trạm dừng chân khá nhiều. Thời gian kéo dài hơn so với dự kiến, nhưng đảm bảo an toàn cho cả gia đình", anh Thành Vinh (quê ở tỉnh Quảng Bình) chia sẻ.
Xà lách cũng là một chất tăng cường oxit nitric. Không chỉ tốt cho đời sống tình dục, rau xanh còn là nguồn dinh dưỡng mạnh mẽ, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và omega-3.
Nhộn nhịp thị trường diều
Khác với mọi năm, lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty năm nay diễn ra trong bối cảnh bờ sông được UBND TP.Phan Thiết chỉnh trang lại bờ kè. Hai bờ sông Cà Ty trở nên rộng rãi, như 2 khán đài, trải dài từ cầu Dục Thanh xuống tới cầu Trần Hưng Đạo, thu hút hàng nghìn khán giả là người dân và du khách khắp nơi đến thưởng lãm và cổ vũ cho các tay chèo.Sở "chỉ huy" không đóng trên cầu Lê Hồng Phong như mọi năm, mà chuyển xuống bờ sông thuộc P.Lạc Đạo, nơi có cả 2 phường Đức Thắng và Đức Nghĩa (cũ) sáp nhập kể từ ngày đầu năm 2025.Dù năm nay các phường Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo đã bị sáp nhập, nhưng lễ hội đua thuyền vẫn giữ nguyên 9 đội tham gia, mỗi đội 25 tay chèo đến từ các làng chài ở phố biển Phan Thiết. Với 3 cự ly đua là 300 m, 500 m và 1.200 m; điểm xuất phát từ chân cầu Dục Thanh, điểm kết cuối quay đầu là cầu Trần Hưng Đạo.Cái khó năm nay mà các tay chèo gặp phải là khi xuống dòng Cà Ty gặp gió ngược rất mạnh, trong khi thủy triều bắt đầu rút. Do vậy, có những thuyền đua tưởng chừng sắp cán đích thì bị thuyền bạn soán ngôi, một phần do gió ngược quá mạnh.Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Nguyễn Nam Long, trưởng ban tổ chức giải đua thuyền, cho biết không ngờ lượng khán giả năm nay lại đông như vậy. Một phần do hai bờ kè sông được chỉnh trang sạch đẹp, rộng rãi, làm tăng thêm diện tích cho người dân đến xem, cổ vũ cổ vũ các đội đua.Không chỉ có thuyền đua, giải năm nay còn thu hút gần 30 thuyền thúng tham gia lắc thúng.