Thương mại điện tử và du lịch trực tuyến thúc đẩy kinh tế số Việt Nam
Thấy được tầm quan trọng của điện nên Đảng và Nhà nước chú ý đầu tư phát triển hệ thống lưới điện quốc gia. Và công trình đường dây 500kV Bắc - Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công, sau đó đã chính thức vận hành, hòa lưới điện quốc gia đã "lột xác" ngành điện. Cùng với đó là nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai cũng được xây dựng 2004, tới năm 2013 nhà máy đã phát điện hòa vào lưới điện quốc gia.Trong một lần nói chuyện với người cháu Đoàn Văn Lâm (gọi tôi bằng chú, nhà ở Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), tôi hỏi tình hình hệ thống lưới điện của xã, huyện mình nay ngon lành không? Có còn thường xuyên bị cúp hay điện yếu không thể tưới cây được như mấy năm trước hay không? Cháu phấn khởi cho biết: "Hệ thống điện giờ được xây dựng gần như phủ khắp huyện, tỉnh luôn rồi, 100% nhà dân có điện sử dụng. Ngành điện cũng có nhiều đổi mới nhiều lắm. Cháu thấy đổi mới rõ nhất là dịch vụ khách hàng sử dụng điện được chú trọng và thay đổi rất nhiều so với 3-4 năm về trước".Đứa cháu tôi nhớ lại giai đoạn khó khăn, khách hàng của điện lực phải chờ rất lâu để xử lý một việc hay một sự cố rất nhỏ liên quan đến điện. Chẳng hạn điện bỗng dưng bị cúp do mưa gió, cây ngã đổ, xe tải chạy qua vướng dây điện làm đứt dây hay lý do nào đó về kỹ thuật. Hồi đó, nhà ai chưa có lắp điện thoại cố định thì họ phải trực tiếp xuống điện lực huyện báo, rất mất thời gian, công sức. Kế đó, nhân viên trực ghi nhận và chờ công ty điện lực phân công nhân viên đến xử lý. Do đó, thời gian chờ đợi sửa chữa để có điện trở lại có khi mất cả ngày là chuyện bình thường. Hay như việc ghi số điện, định kỳ hàng tháng đúng ngày quy định, nhân viên điện lực đến nhà ghi chỉ số điện năng tiêu thụ để thu tiền điện nhưng do nhiều gia đình đi làm cả ngày, đến ngày ghi chỉ số điện tiêu thụ, phải phân công một người ở nhà để... chờ nhân viên điện lực xuống ghi. Việc này cũng không thuận tiện vì giờ giấc không cố định, nhiều khi nhân viên ghi điện bị xe hư đột xuất, bị mưa gió… coi như hôm đó nghỉ làm gần nguyên ngày. Còn nếu không thu xếp ở nhà được, nhiều người "sáng kiến" ghi chỉ số mới trên bảng con treo trước cổng cho nhân viên ghi điện biết. Tương tự, việc đóng tiền điện hàng tháng cũng nhiêu khê, đôi khi không đóng kịp tiền điện vì không ở nhà, Công ty điện lực nhắc nhở và báo cắt điện là bình thường.Những "nỗi khổ" trên của người dùng điện bị xóa sạch qua sự phát triển, đổi mới, hiện đại của ngành điện. Theo tôi, việc chuyển đổi số của ngành điện cả nước nói chung, Điện lực miền Nam nói riêng đang được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả. Ngoài trang bị phương tiện hiện đại, máy móc tối tân chuyên biệt của ngành điện ra, ngành điện cũng ra sức tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng cho người dân ai cũng biết các thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại thông minh, như người ở quê bây giờ sử dụng app CSKH của EVNSPC do Điện lực Tây Ninh hướng dẫn rất thành thạo. "Từ khi cháu sử dụng app rất thích vì rất tiện dụng của các ứng dụng. Mở app ra là thấy đầy đủ từ thông báo tiền điện, biểu đồ điện năng tiêu thụ hàng ngày, chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông tin ngưng cung cấp điện… Hay mình cần hỏi điều gì có thể trực tiếp gọi hay nhắn tin sẽ được trả lời thỏa đáng", Đoàn Văn Lâm hào hứng kể.Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành điện miền Nam (1975-2025) tôi thấy được sự lớn mạnh và ngày càng phát triển vượt bậc của ngành điện nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số. Chỉ việc ghi chỉ số điện năng tiêu thụ và thu tiền điện hàng tháng không còn con người trực tiếp đến nhà dân ghi chỉ số và đưa hóa đơn tiền điện như trước kia, là sự thay đổi rất lớn. Giờ lại thêm thay đổi nữa là trên app chăm sóc khách hàng của điện lực các tỉnh, thành miền Nam đến kỳ hạn hàng tháng đều tự động báo cho khách hàng điện năng tiêu thụ, số tiền đóng. Chỉ cần thao tác trên app ngân hàng chuyển khoản tiền là khách hàng hoàn tất thanh toán tiền tiện, thật tiện lợi vô cùng.Trải qua 50 năm, hôm nay (năm 2025) có thể khẳng định chắc chắn hệ thống lưới điện miền Nam được nâng cấp ngày càng hiện đại. Điện lưới quốc gia hiện tại gần như phủ sóng khắp miền Nam từ vùng sâu, vùng xa đến hải đảo. Bộ mặt nông thôn của miền Nam được tươi mới, sáng sủa. Từ đó, nhiều công trường mọc lên, các nhà máy, xí nghiệp, ngành nghề liên danh với nước ngoài hay tư nhân trong nước được đầu tư nên kinh tế khu vực miền Nam phát triển đi lên từng ngày.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn/evnspc.vn.Trao tiền bạn đọc giúp cụ bà bán hàng rong nuôi chồng bị tai biến
Ngày 30.12, Công an H.Hiệp Đức (Quảng Nam) cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt để tạm giam đối với Nguyễn Phước Anh (46 tuổi, ở khối phố Bình Hòa, TT.Tân Bình, H.Hiệp Đức) để điều tra về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.Trước đó, vào ngày 29.10, cháu T. (5 tuổi, ở TT.Tân Bình) chơi trốn tìm ở khu vực xung quanh nhà tại khối phố Bình Hòa. Thấy vậy, Nguyễn Phước Anh đã có hành vi xâm hại tình dục cháu T.Theo Công an H.Hiệp Đức, vì bị can ngoan cố không nhận tội nên lực lượng công an phải củng cố hồ sơ, chứng cứ để đấu tranh trong một khoảng thời gian dài, Nguyễn Phước Anh mới thừa nhận hành vi đồi bại. Đến ngày 27.12, Viện KSND H.Hiệp Đức phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để thực hiện lệnh bắt để tạm giam đối với Nguyễn Phước Anh.Vụ xâm hại tình dục nêu trên đang được Công an H.Hiệp Đức tiếp tục điều tra, làm rõ.
Ông Bùi Thành Nhơn chính thức trở lại ghế Chủ tịch Novaland
"Cùng với việc tin vào năm tuổi, theo những triết lý dân gian, người xưa cũng tin vào tam tai. Tam tai, tạm hiểu là trong 3 năm liên tiếp, con người sẽ phải đối mặt với những điều không may và thách thức khác nhau. Chu kỳ này được xác định lặp lại 12 năm/lần. Mỗi người sẽ trải qua nó vào những thời điểm khác nhau trong đời. Theo đó, năm xung khắc nặng nhất, thường rơi vào năm thứ hai của tam tai", ông Tín nói.
Ngày 25.1, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk chạm trán với CLB Bandung BJB Tandamata ở lượt trận thứ 6 cũng là lượt đấu cuối giai đoạn lượt đi của giải bóng chuyền nữ Indonesia (Proliga). Đây là trận đấu mà cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy thi đấu ấn tượng. Không chỉ tấn công hiệu quả, Thanh Thúy còn hỗ trợ phòng ngự tốt với những pha bám chắn thành công. Tuy nhiên trong ngày các đồng đội thi đấu dưới sức, nhiều lần bắt bước một hỏng, chuyền hai phát động tấn công chưa tốt, một mình "cánh én" Thanh Thúy không thể mang lại "mùa xuân" cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk. Trần Thị Thanh Thúy cùng các đồng đội CLB Gresik Petrokimia Pupuk giành chiến thắng 25/22 ở ván đầu sau đó để đối thủ thắng liên tiếp 3 ván còn lại với điểm số lần lượt là 22/25, 16/25, 13/25. Là người ghi điểm số nhiều nhất cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk với 17 điểm nhưng Thanh Thúy ngậm ngùi rời sân sau trận thua ngược 1-3 trước đối thủ. Trận thua này khiến CLB Gresik Petrokimia Pupuk mà Thanh Thúy đầu quân đứng trước nguy cơ không phải lọt vào tốp 4 chung cuộc để đấu vòng bán kết. CLB Gresik Petrokimia Pupuk cần có những sự bổ sung kịp thời về lực lượng cũng như khắc phục điểm yếu nếu muốn cải thiện thành tích ở giai đoạn lượt về tại Proliga. Theo lịch thi đấu của giai đoạn lượt về, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk lần lượt đối đầu với CLB Jakarta Popsivo Polwan (ngày 26.1), CLB Jakarta Pertamina Enduro (ngày 8.2), CLB Jakarta Elektrik PLN (ngày 9.2), CLB Bandung BJB Tandamata (ngày 14.2), CLB Jakarta Livin Mandiri (ngày 15.2) và CLB Yogya Falcons (ngày 21.2).
Đã có điểm thi lớp 10 TP.HCM, bạn đọc tra cứu ngay trên Báo Thanh Niên
Chị An sinh ra tại TT.Hai Riêng, địa bàn có đồng bào thuộc 20 dân tộc thiểu số sinh sống. Điều kiện của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Từ nhỏ, chị chứng kiến những người bạn của mình phải bỏ dở việc học vì điều kiện gia đình. Thấu hiểu và đồng cảm với những thiệt thòi mà trẻ em vùng cao đang đối mặt, ngay từ khi còn học phổ thông, chị đã nuôi ước mơ thành lập nhóm thiện nguyện để chăm lo cho các em.Để thực hiện ước mơ, chị An chọn học chuyên ngành công tác xã hội. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2014, chị cùng các bạn tại TT.Hai Riêng thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng với 15 thành viên, bắt đầu hành trình sống hết mình vì trẻ em đồng bào thiểu số.Hơn 10 năm cùng CLB Hoa Xương Rồng rong ruổi khắp các bản làng ở H.Sông Hinh thực hiện chương trình thiện nguyện, chị An nhìn nhận được nhiều thứ. "Khi nhìn những mảnh đời đau thương ngoài kia, tôi thấy bản thân mình quá may mắn. Nhất là với những trẻ em người đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa, con chữ đối với các em quả thật rất khó khăn. Mùa đông là một cực hình khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc", chị chia sẻ.Để chủ động kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB cùng nhau đi nhặt, xin ve chai để bán lấy tiền xây dựng quỹ. Đến những dịp lễ tết, cả nhóm lại cùng nhau bán nước, bán hoa để gây quỹ.Suốt 10 năm qua, dấu chân của những thành viên CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng in trên khắp bản làng của 11 xã, thị trấn tại H.Sông Hinh, thực hiện các chương trình như: Nấu ăn cho em, tặng quà dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tổ chức các hoạt động mùa hè, cắt tóc miễn phí..."Càng đi nhiều, chúng mình càng thấy còn quá nhiều mảnh đời khó khăn. Những hoạt động, chương trình mà câu lạc bộ tổ chức chỉ giải quyết vấn đề cấp thời, chưa chăm lo được đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em về lâu, về dài. Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của các thành viên trong câu lạc bộ", chị An nói.Chị An cũng cho biết bản thân và các bạn trong CLB còn rất nhiều trăn trở với hoạt động thiện nguyện. Ước mơ lớn nhất của chị là thực hiện dự án nuôi em để chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho trẻ vùng cao một cách bền vững, lâu dài.Theo anh Hồ Vĩnh Hưng, Bí thư Huyện đoàn Sông Hinh, các hoạt động của chị An và CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng, xã hội."Suốt 10 năm qua, chị An và CLB thiện nguyện đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em đồng bào tại H.Sông Hinh. Làm hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết, sự tận tâm của mình, chị An đã được Tỉnh đoàn Phú Yên tuyên dương gương người tốt, việc tốt năm 2020", anh Hưng cho biết.