Người lái xe nhất là shipper, xe ôm công nghệ dùng điện thoại xem Google Maps có bị CSGT phạt?
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.Điều gì đang xảy ra trên thị trường chứng khoán?
23 giờ ngày 26.11.2024, trên công trường xây dựng Trạm biến áp (TBA) 110kV sân bay Long Thành và đường dây đấu nối vẫn vô cùng tấp nập. Không khí hối hả, tập trung "căng như dây đàn" để vào giai đoạn nước rút, sớm hoàn thành các hạng mục cuối cùng, để đóng điện công trình vào ngày hôm sau (27.11). Đây là công trình cấp điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) - công trình trọng điểm quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ngay khi sân bay đi vào hoạt động - được hoàn thành sớm hơn dự kiến so với kế hoạch ban đầu là hoàn tất vào quý 2/2025.Ông Lê Khắc Hưng - công nhân Xí nghiệp Lưới cao thế Đồng Nai thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai - chia sẻ, ông cùng các đồng nghiệp được huy động tham gia thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị từ ngày 24.11. Nhận thức được đây là dự án trọng điểm, để đáp ứng tiến độ, toàn bộ lực lượng tham gia nhiệt tình và hăng say bất kể ngày đêm. Đa số là ăn, ngủ tại công trường với tinh thần không quản ngại khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Dự án đường dây 110 kV đấu nối sau Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Hảo, tỉnh Bình Thuận được đầu tư để truyền tải nguồn từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong khu vực; tăng cường nguồn cung cấp điện từ trạm 220kV Vĩnh Hảo cho khu vực tỉnh Bình Thuận, đảm bảo nhu cầu phát triển phụ tải điện và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đáp ứng nhu cầu cấp điện trong khu vực theo tiêu chí N-1. Đại diện Công ty CP phát triển năng lượng Việt - đơn vị thi công dự án, cho biết quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn: áp lực về tiến độ, vật tư, điều kiện thời tiết… Đáng nói, trong thời điểm chạy nước rút của công trình, địa bàn thi công bị ảnh hưởng lớn của hoàn lưu sau bão Yagi, mưa gió liên tục. Thế nhưng, với quyết tâm "vượt nắng thắng mưa", công ty đã tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của chủ đầu tư; tăng cường bổ sung nhân lực, tổ chức lao động hợp lý, tăng ca, tăng kíp, làm việc từ 7 - 23 giờ mỗi ngày để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chính thức đóng điện, đưa vào vận hành ngày 31.10.2024.Không chỉ vài ba dự án, hàng chục công trình lưới điện 110kV ở khu vực miền Nam được đóng điện thành công với khối lượng công việc khổng lồ, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải ngày càng cao trên địa bàn quản lý. Riêng 3 tháng cuối năm, tính bình quân, khoảng 1,5 ngày hoàn thành 1 công trình điện.Trong thực tế, khu vực miền Nam là nơi có nền địa chất yếu, vào mùa mưa nhiều vị trí trụ điện bị ngập, sình lầy, nhiều khu vực thi công có địa hình chia cắt, nhiều kênh rạch nên công tác thi công, vận chuyển thiết bị vô cùng gian nan, khó khăn. Thậm chí vào mùa nước nổi, nhiều nơi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngập nước kéo dài, khiến tiến độ triển khai thi công các dự án điện khó gấp bội.Thế nhưng, với quyết tâm cao độ, từ đầu quý 3/2024, song song điều quân ra hỗ trợ dự án đường dây 500 kV mạch 3, EVNSPC tập trung nhân lực để triển khai loạt công trình điện với khối lượng công việc cực kỳ lớn. Lãnh đạo EVNSPC khẳng định, nếu không quyết tâm cao, nỗ lực lớn thì chỉ tiêu về công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch năm khó có thể hoàn thành. Trao đổi với Thanh Niên, Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang cho biết: "Trong quý cuối năm 2024, Ban lãnh đạo EVNSPC từ Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên đến các Phó tổng giám đốc đều làm việc không có ngày nghỉ cuối tuần, bất kể ngày đêm. Chúng tôi thường xuyên có mặt trên công trường các dự án được giao phụ trách để đôn đốc tiến độ; đồng hành cùng lực lượng lãnh đạo, CBCNV làm công tác đầu tư xây dựng tại các Ban QLDA, các công ty điện lực, các nhà thầu kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên công trường. Tinh thần làm việc này đã phát huy hiệu quả và sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới".Theo EVNSPC, thành công của Tổng công ty năm qua nhờ vào sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của lãnh đạo, các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên của EVNSPC, nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát; sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của chính quyền và nhân dân các địa phương thì rất khó có thể thực hiện thành công. Bình Phước là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng điện năng cao. Năm 2024, dự báo mức sản lượng điện năng tiêu thụ toàn tỉnh sẽ đạt 3,655 tỉ kWh, tăng 11,91% so với năm 2023. Với chủ trương "điện đi trước một bước", giai đoạn 2021-2025, EVNSPC đã dành nguồn lực hơn 3.170 tỉ đồng triển khai các công trình lưới điện tại đây. Tuy nhiên, khó nhất trong quá trình triển khai các dự án là quỹ đất, giải phóng mặt bằng… Thế nhưng, năm 2024, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, đã có 9 công trình điện được đóng thành công.Trong năm 2024, lãnh đạo EVNSPC, các đơn vị thành viên cũng thường xuyên làm việc với lãnh đạo các địa phương trên địa bàn quản lý như Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương, Bến Tre… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng. Đặc biệt, EVNSPC và UBND các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre đã kí biên bản phối hợp thực hiện các công trình lưới điện 110 kV trọng điểm trên địa bàn, chào mừng Đại hội Đảng các cấp…Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc EVNSPC - cho biết, một trong những khó khăn khi triển khai các dự án trong năm 2024 là liên quan bàn giao mặt bằng. Lý do, năm qua, luật Đất đai mới ban hành nên các địa phương đang trong giai đoạn xây dựng đơn giá. Khi chưa có đơn giá, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành các dự án, EVNSPC và các đơn vị thành viên đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền và vận động người dân bàn giao mặt bằng trước, khi đơn giá được phê duyệt sẽ nhận tiền sau. Nhờ sự đồng hành đó, các công trình hoàn thành đúng tiến độ.Năm 2024, EVNSPC không chỉ ghi dấu ấn trên các công trình lưới điện khu vực miền Nam mà còn tham gia trải nghiệm đầy cảm xúc tại "chảo lửa" miền Trung trong những ngày các nước sôi sục với đường dây 500 kV mạch 3. Từ tháng 5.2024, hưởng ứng lời hiệu triệu của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hơn 600 cán bộ, kỹ sư, công nhân có tay nghề cao của EVNSPC đã "lên đường" tiếp sức cho Dự án đường dây 500 kV mạch 3. Đảm nhận thi công các vị trí trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, những người "lính áo cam" của ngành Điện miền Nam không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết mà còn đối diện thách thức lớn bởi đây là lần đầu tiên họ tham gia thi công đường dây siêu cao áp 500kV, trên địa hình đồi núi phức tạp… Dù vậy, với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm xuyên ngày nghỉ, những "chiến sỹ áo cam" của EVNSPC đã không quản khó nhọc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chung sức cùng EVN hoàn thành Đường dây 500 kV mạch 3.
Nghĩ đơn giản để... hạnh phúc
Ở trận ra quân tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH Quy Nhơn thi đấu tốt, nhưng không thể tận dụng triệt để các cơ hội để ghi bàn. Tân binh của giải đấu đành nhận thất bại với tỷ số 0-1 trước nhà cựu vô địch ĐH Huế. “Sau khi để thua trận đầu trước đội ĐH Huế, chúng tôi buộc phải giành chiến thắng tại lượt 2, khi gặp đội Trường ĐH Trà Vinh. Do đó, chúng tôi đã nhập cuộc với quyết tâm rất cao để giành một chiến thắng, thì mới có cơ hội đi tiếp”, HLV trưởng Thái Bình Thuận của đội Trường ĐH Quy Nhơn chia sẻ.Đội Trường ĐH Quy Nhơn chơi tốc độ, đẩy cao đội hình lên tấn công ngay từ đầu khi chạm trán đội Trường ĐH Trà Vinh vào chiều 4.3. Chung cuộc, đoàn quân của HLV Thái Bình Thuận đã đạt được mục đích, khi giành chiến thắng 3-1 trước đội Trường ĐH Quy Nhơn. Lần lượt, Dương Trí Trường (phút thứ 5), Sen Senmeuang (phút 40+2), Trương Gia Huy (phút 70) là những cái tên đã ghi bàn, mang về 3 điểm cho đội Trường ĐH Quy Nhơn.Trong đó, Sen Senmeuang là sinh viên người Lào, đang theo học tại Trường ĐH Quy Nhơn. Đáng chú ý, Sen Senmeuang chính là “ngoại binh” đầu tiên ghi bàn tại vòng chung kết giải bóng đá TNSV THACO cup 2025.Trong 3 mùa tổ chức, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam chứng kiến nhiều cầu thủ “ngoại binh” người Lào, Campuchia dự giải. Cầu thủ ghi bàn đầu tiên tại giải Thanh Niên sinh viên Việt Nam (ở trận đầu tiên của mùa I - năm 2023) cũng là một sinh viên người Lào, đó là Vilay Sayyalath của đội Học viện Hàng không Việt Nam.Chiến thắng trước đội Trường ĐH Trà Vinh giúp đội Trường ĐH Quy Nhơn thắp sáng lại hy vọng đi tiếp tại vòng chung kết, sau khi để thua đội ĐH Huế ở lượt trận đầu. Nhưng ngoài kết quả, HLV Thái Bình Thuận vẫn chưa hài lòng về lối chơi của các cầu thủ đội Trường ĐH Quy Nhơn.“Các cầu thủ còn khá non kinh nghiệm khi mới lần đầu dự giải, dẫn đến chưa phân bổ thể lực một cách hợp lý. Chúng tôi chơi tốt trong hiệp 1, nhưng khi đối thủ hừng lên trong đầu hiệp 2 thì lại không thể kiểm soát thế trận, bị cuốn theo lối chơi của đội Trường ĐH Trà Vinh và hệ quả là bị thủng lưới. Ban huấn luyện và các cầu thủ vẫn còn nhiều việc phải làm để cải thiện trong thời gian tới”, HLV Thái Bình Thuận đánh giá.Ở lượt trận cuối bảng A, đội Trường ĐH Quy Nhơn sẽ chạm trán với đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đây cũng là trận đấu quyết định cho tấm vé đi tiếp của thầy trò HLV Nguyễn Đình Long. HLV Bình Thuận khẳng định: “Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng có lợi thế sân nhà, quen mặt sân và có đông đảo khán giả sát cánh cổ vũ. Họ chơi khá gắn kết và sở hữu trong đội hình nhiều cầu thủ có thể hình tốt. Tuy nhiên, chúng tôi muốn đi tiếp vào vòng trong và mục tiêu là phải có điểm ở trận cuối vòng bảng”.
Các số đo dài, rộng cao của hai mẫu xe này đều chỉ chênh lệch nhau vài milimet. Honda Vario 150 dài hơn, thấp hơn so với Air Blade 150. Chiều cao yên Air Blade 150 cao hơn 6 mm so với Honda Vario 150, tuy nhiên khoảng sáng gầm của mẫu xe nhập khẩu lại nhỉnh hơn Air Blade 150 tới 7 mm. Trong khi trọng lượng Air Blade 150 (113 kg) nặng hơn Vario 150 chỉ 1 kg. Trải nghiệm thực tế cho thấy, Honda Air Blade 150 mang lại tư thế ngồi thoải mái hơn khi khoảng cách từ yên xe đến yếm xe trước khá thoáng. Trong khi Honda Vario 150 có phần sàn xe rộng nhưng không gian từ yên đến yếm xe trước lại khá chật.
Cảnh báo nguy cơ ‘ngày tận thế của internet’ do bão mặt trời năm 2025
Theo đó, ngày 2.12.2024, UBND TP.Thủ Đức ban hành công văn số 11872 về việc rà soát, xử lý các công trình xây dựng sân thể thao ngoài trời và các công trình phụ trợ vi phạm xây dựng trên địa bàn TP.Thủ Đức.UBND TP.Thủ Đức đã giao Chủ tịch UBND 34 phường chỉ đạo tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết, không để phát sinh các điểm nóng các công trình có mái che làm sân thể thao không phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc không đúng mục đích sử dụng đất; công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng.Căn cứ ý kiến chỉ đạo nêu trên, một số phường đã có tập trung tiến hành xử lý các công trình vi phạm. Tuy nhiên chưa thực hiện triệt để và vẫn còn phát sinh nhiều công trình xây dựng mới trên đất không phù hợp quy hoạch xây dựng, không đúng mục đích sử dụng đất mà chưa xử lý kịp thời và dứt điểm. Từ cơ sở trên, UBND TP.Thủ Đức đề nghị Chủ tịch UBND 34 phường rà soát thống kê các công trình có mái che làm sân thể thao không phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc không đúng mục đích sử dụng đất; công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng trên địa bàn phường quản lý. Báo cáo về UBND TP.Thủ Đức (thông qua Thanh tra Xây dựng) trước ngày 28.2.2025 để tổng hợp báo cáo Thường trực UBND TP.Thủ Đức. Đồng thời tăng cường công tác nắm bắt địa bàn, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm và dứt điểm các trường hợp vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt đối với các công trình xây dựng sân thể thao ngoài trời và các công trình phụ trợ vi phạm trật tự xây dựng và các vi phạm khác về đất đai, xây dựng. Tăng cường công tác phối hợp thực hiện nghiêm quyết định số 17/2024 của UBND TP.HCM về ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM...Sau khi xử lý đảm bảo đúng các quy định pháp luật và dứt điểm các trường hợp vi phạm, báo cáo kết quả cho UBND TP.Thủ Đức (thông qua Thanh tra Xây dựng tổng hợp báo cáo hàng tháng cho UBND TP.Thủ Đức). UBND TP.Thủ Đức đề nghị Chủ tịch UBND 34 phường nghiêm túc thực hiện.Trước đó Báo Thanh Niên đã có bài viết " Sân pickleball 'lấn' đất nông nghiệp, nhà kho, công viên" phản ánh phong trào chơi môn thể thao pickleball phát triển mạnh kéo theo hàng loạt sân bóng được đầu tư nhanh chóng. Tại TP.HCM, không quá lời khi nói ở đâu có đất trống, ở đó có sân pickleball, bất kể là đất nông nghiệp hay đất quy hoạch làm công viên, làm đường... Vi phạm trật tự xây dựng khi xây dựng các sân pickleball diễn ra tràn lan và nhiều địa phương đã mạnh tay xử lý các vi phạm trên, trong đó có TP.Thủ Đức.