Cô gái trẻ selfie với Messi bỗng trở nên nổi tiếng
Tòa án tại Pháp đang xét xử bác sĩ phẫu thuật Joël Le Scouarnec, người bị cáo buộc tấn công tình dục 299 bệnh nhân, đa số là trẻ em, trong tội ác kéo dài nhiều thập niên.Bác sĩ 74 tuổi này đang thụ án 15 năm tù giam về tội lạm dụng trẻ em và hiện bị xét xử về cáo buộc cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục 299 bệnh nhân, chủ yếu khi họ được gây mê. Sự việc diễn ra từ năm 1989-2014 và có 256 nạn nhân dưới 15 tuổi, trong đó nạn nhân nhỏ nhất chỉ mới 1 tuổi. Bác sĩ này tiếp tục hành nghề dù từng bị kết tội năm 2005 về việc sở hữu những hình ảnh lạm dụng trẻ em và có nhiều lời cảnh báo từ các đồng nghiệp. Bị cáo đối diện mức án thêm 20 năm tù giam nếu bị kết tội. "Tôi đã làm những điều ghê tởm", Đài France 24 dẫn lời bị cáo Le Scouarnec nói với tòa tại Brittany và cho biết mình "hoàn toàn nhận thức được rằng những vết thương này không thể xóa nhòa hay chữa lành được".Bác sĩ phẫu thuật này lần đầu tiên bị kết án vào năm 2020 vì tội lạm dụng 4 trẻ em, bao gồm cả 2 cháu gái của mình.Tuy nhiên, việc ông vẫn tiếp tục hành nghề y cho đến khi nghỉ hưu bất chấp những dấu hiệu cảnh báo sớm đã gây ra sự chỉ trích gay gắt từ các cơ quan quản lý y tế của Pháp, đặc biệt là Hội Bác sĩ, hiện là một bên dân sự trong vụ án."Có bao nhiêu người biết ông ta là một kẻ ấu dâm và cho ông ta hành nghề y? Họ biết nhưng họ không làm gì cả", một nạn nhân nói với AFP. Chỉ đến năm 2017, cảnh sát mới phát hiện nhật ký mô tả chi tiết nhiều thập niên lạm dụng các nạn nhân của bác sĩ này, sau khi một bé gái 6 tuổi cáo buộc ông ta hãm hiếp.Nhiều nạn nhân và các hiệp hội y khoa đã lên án Hội Bác sĩ tại Pháp vì không hành động sau những cảnh báo sớm. Hội Bác sĩ ra thông cáo cam kết đấu tranh chống bạo lực tình dục trong ngành y tế. Vụ việc đã làm dấy lên lời kêu gọi cải cách các quy tắc đạo đức y khoa của Pháp, vốn bị những người chỉ trích cho rằng dễ làm nản lòng các bác sĩ khi báo cáo về tình trạng lạm dụng. Những người lên tiếng có nguy cơ phải chịu hậu quả pháp lý vì vi phạm các quy tắc "anh em" trong nghề.Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài vài tuần và giới quan sát cho rằng phán quyết có thể sẽ tác động sâu rộng đến việc quản lý y khoa của Pháp.Vu Huệ Tăng, nữ trà sư hàng đầu thế giới
Ngày 24.1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03) Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Hồng Thiết (42 tuổi), Hoàng Mạnh Cường (32 tuổi, cùng quê tỉnh Yên Bái), Huỳnh Ngọc Cẩm Như (33 tuổi, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM), Nguyễn Thị Hồng Loan (30 tuổi, quê tỉnh Lào Cai) và Nguyễn Hoàng Yến Trang (30 tuổi, quê An Giang) để điều tra về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.Trước đó, ngày 25.12.2024, PC03 phối hợp Công an H.Hóc Môn phát hiện thùng container trên xe đầu kéo, dừng trước nhà kho trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng có biểu hiện nghi vấn nên kiểm tra.Qua đó, công an phát hiện bên trong là hàng hóa nhập lậu gồm thực phẩm, dung dịch tẩy rửa, phụ gia thực phẩm, pin Lithium Ion, tủ lạnh... ước tính trị giá hàng tỉ đồng, không khai báo hải quan.Kết quả mở rộng điều tra cho thấy, thùng container nói trên trước đó được Công ty TNHH Hoa Ban Mai khai báo nhập khẩu, theo tờ khai hải quan số 106824900600/A11 ngày 24.12.2024.Quá trình điều tra, công an phát hiện đây là đường dây vận chuyển trái phép hàng hóa do Phạm Hồng Thiết cầm đầu. Thiết tổ chức, thành lập các công ty ma, thực hiện khai báo gian dối, nhập khẩu trái phép hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam để tiêu thụ.Hiện vụ việc đang được Công an TP.HCM mở rộng điều tra, làm rõ.
Phim ‘Người một nhà’ tập 6: Trí cùng đường nên ‘đầu quân’ cho Khải?
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Chị Đỗ Thị Như Lan (34 tuổi), ngụ tại H.Cẩm Mỹ (Đồng Nai), cho biết từng "khóc ròng" trong những dịp tết. Bởi một mình chị phải quán xuyến việc lo nấu nướng để cúng kiếng ở nhà chồng. Chị đảm trách tất cả nhiệm vụ: nấu ăn, rửa chén, trông con…
Cách khắc phục một tai nghe AirPod không hoạt động
Ông Tunku Ismail Idris, cũng là chủ sở hữu đội bóng Johor Darul Ta'zim nổi tiếng nhất Malaysia, từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch FAM từ năm 2017 đến 2018, trước khi nhường chỗ cho vị chủ tịch hiện nay ông Hamidin Mohd Amin.Sau khi AFF Cup 2024 kết thúc, chứng kiến đội tuyển Malaysia sớm bị loại ngay vòng bảng, ông Tunku Ismail Idris đăng thông điệp trên tài khoản cá nhân mạng xã hội X tuyên bố: "Chúng tôi đã xác định được 6-7 cầu thủ ngoại chất lượng, sẵn sàng bổ sung cho đội tuyển Malaysia thi đấu ngay tháng 3 tới đây tại vòng loại Asian Cup 2027. Hy vọng rằng chính phủ Malaysia có thể hỗ trợ trong quá trình nhập tịch cho số cầu thủ này. Đội tuyển Malaysia phải bắt đầu chiến dịch vòng loại với các kết quả tích cực".FAM và đội tuyển Malaysia hiện cũng có một loạt động thái mới để nâng cấp hiệu suất quản lý và thi đấu. Cụ thể, FAM bổ nhiệm một nhân vật mới từ Canada, ông Rob Friend, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý bóng đá làm Tổng giám đốc điều hành đội tuyển. Đội tuyển Malaysia hiện cũng có HLV mới là ông Peter Cklamovski từ Úc, làm việc cùng Giám đốc kỹ thuật Scott O'Donnell, đồng hương với nhà cầm quân này.Trong khi đó, sau thông điệp của ông Tunku Ismail Idris, giới chức bóng đá Malaysia đang nghiêng về khả năng ủng hộ đội tuyển nước này cần bổ sung gấp các cầu thủ ngoại nhập tịch để nâng cao khả năng thi đấu và giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027. Do việc đào tạo cầu thủ trẻ đến nay được xem là thất bại, vì có rất ít cầu thủ được bổ sung lên đội tuyển đạt chất lượng như mong muốn."Việc nhập tịch cầu thủ sẽ không xung đột với lợi ích đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá Malaysia. Đào tạo cầu thủ trẻ là trách nhiệm của các CLB, không phải của FAM. Những gì FAM và MFL (Malaysia Super League) cần làm để bóng đá trẻ Malaysia phát triển hơn, đó là tạo ra các giải đấu cạnh tranh. Các CLB cần có nền tảng phù hợp để đào tạo cầu thủ trẻ. Việc chúng ta chưa làm được, chỉ nên tự trách mình, không thể đổ hết lỗi cho FAM", ông Tunku Ismail Idris nhấn mạnh khi trả lời một người dùng mạng xã hội X cho rằng, FAM đã chi hàng triệu USD đào tạo cầu thủ trẻ nhưng thất bại.Trả lời phỏng vấn trên tờ New Straits Times ngày 12.1, cầu thủ Safawi Rasid của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo đội Terengganu FC, cho biết: "Nếu đội tuyển tiếp tục bổ sung thêm cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc cầu thủ có gốc gác, hoàn toàn không gây xung đột. Tôi tin, các cầu thủ trẻ và trong nước, sẽ xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bạn bắt buộc phải luôn tiến bộ, chứng minh mọi khả năng của mình. HLV mới là người quyết định sẽ chọn ai vào đội tuyển".Sự kiện đội tuyển Malaysia quay lại chiến lược nhập tịch cầu thủ ngoại là vì thành tích quá yếu kém tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trước đó, chiến lược này bị chỉ trích dữ dội khi "Những chú hổ Mã Lai" dù giành quyền dự Asian Cup 2023 nhưng sớm bị loại ở vòng bảng.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm cùng bảng F với đội tuyển Việt Nam, còn có 2 đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé vào vòng chung kết. Do đó, bảng này đội Malaysia gần như sẽ quyết đấu với đội Việt Nam, do đội Nepal và Lào được xem rất yếu khó lòng cạnh tranh. Nếu kịp nhập tịch các cầu thủ ngoại, trong đó có một số cầu thủ thi đấu lâu năm cho CLB Johor Darul Ta'zim do ông Tunku Ismail Idris làm chủ, chắc chắn đội tuyển Malaysia sẽ rất khác trong tháng 3 tới đây khi vòng loại khởi tranh.