Bí ẩn 'pháo đài' Azovstal của Ukraine: Thành phố trong lòng đất
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Fucoidan Umi No Shizuku tổ chức hội thảo về sức khỏe
“Với những người trẻ, khó khăn nhất là ở giai đoạn mới ra trường vì không còn được nhận hỗ trợ tài chính từ gia đình. Mới đi làm, mức lương trung bình khoảng dưới 10 triệu đồng/tháng thì cuộc sống của họ khá chật vật nên ý thức trong vấn đề chi tiêu là rất quan trọng. Mỗi người cần có kế hoạch chi tiêu, quản lý tài chính cụ thể để không xài tiền một cách phung phí. Mỗi tháng nên để dành khoảng 20 - 30% tiền lương để tiết kiệm. Khi số tiền tiết kiệm đủ lớn có thể đầu tư trong khả năng để sinh lời”, ông Điền cho biết.
Bẫy lừa đảo vào “hang ổ” ở Campuchia
Trường ĐH Cửu Long xây dựng trong khuôn viên xanh mát với tổng diện tích 23,6 ha, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Hằng năm, trường không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động dạy và học.Đặc biệt, ngày 15.11.2024, trường khởi công xây dựng tòa nhà Khoa học sức khỏe, với tổng mức đầu tư gần 150 tỉ đồng, phục vụ công tác đào tạo các khối ngành sức khỏe. Trong đó, có phòng khám đa khoa tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu thực hành của sinh viên và khám chữa bệnh của người dân. Trường hiện có 919 cán bộ, nhân viên, giảng viên. Trong đó, có 5 giáo sư, 41 phó giáo sư, 147 tiến sĩ, 396 thạc sĩ, gần 200 bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Mỗi ngành đào tạo đều có đủ đội ngũ giảng viên trình độ tiến sĩ chuyên ngành và trình độ thạc sĩ theo quy định của Bộ GD-ĐT.Không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Cửu Long đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quy mô trong nước và quốc tế. Gần đây nhất là hội thảo quốc tế "Đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế trong thời đại 4.0 hiện nay - Thực trạng và giải pháp". Trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tham gia nghiên cứu khoa học trong trường đại học có vai trò rất quan trọng. Từ đó, giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên có cơ hội tiếp cận lĩnh vực chuyên môn của mình, rèn luyện khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khả năng làm việc theo nhóm, cách thuyết trình, báo cáo…Trường ĐH Cửu Long đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và đã có 16 chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (11 CTĐT trình độ đại học, 5 CTĐT trình độ thạc sĩ). Trường đang phối hợp Trung tâm kiểm định chất lượng Sài Gòn kiểm định 4 CTĐT gồm: 2 CTĐT đại học (Bảo vệ thực vật, Công nghệ kỹ thuật cơ khí) và 1 CTĐT thạc sĩ ngành Luật kinh tế. Dự kiến, đầu năm 2025, trường thực hiện kiểm định thêm 6 CTĐT, quyết tâm không ngừng nâng số CTĐT đạt chuẩn kiểm định giáo dục.Đến nay, Trường ĐH Cửu Long đã ký kết hơn 100 bản ghi nhớ hợp tác với các trung tâm, trường ĐH, CĐ, các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thụy Sĩ, Lào, Campuchia, Thái Lan... Trong đó, nhiều dự án được thực hiện thành công như chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên; các chương trình liên kết đào tạo, thực tập sinh; đầu tư dự án, tài trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học... Đặc biệt, trường đã đào tạo hơn 700 lưu học sinh quốc tế cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào và Campuchia.Nhà giáo ưu tú, PGS-TS Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long cho biết, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Cửu Long đã đào tạo và cấp bằng cho hơn 32.000 cử nhân, kỹ sư và hơn 1.200 thạc sĩ. Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên của trường có việc làm sau khi tốt nghiệp là 97%, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Bệnh viện Quân y 121 hiện tổ chức 35 khoa, ban với hơn 550 cán bộ, nhân viên; trong đó trên 75% thầy thuốc điều trị có trình độ sau đại học. Lượng bệnh nhân đến khám bình quân hơn 1.000 người/ngày.Với việc đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, Bệnh viện Quân y 121 đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tất cả bệnh nhân bảo hiểm y tế đến từ các tỉnh thành. Nhiều trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán, điều trị như máy CT Scanner, máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA chẩn đoán kịp thời bệnh lý tim mạch, mạch máu não), máy chụp xạ hình (Spect CT giúp xạ hình thận, xạ hình xương, xạ hình tuyến giáp), máy siêu âm đàn hồi gan (Fibroscan), máy nội soi tiêu hóa, máy đo độ loãng xương, máy kéo giãn cột sống...Thời gian qua, Bệnh viện Quân y 121 đã xử lý thành công nhiều ca bệnh khó như liệt tứ chi do tổn thương đĩa đệm sống lưng, sống cổ; vết thương thấu tim do dao đâm; khối u não cực lớn; rắn độc cắn thập tử nhất sinh; thay khớp háng cho nữ bệnh nhân 100 tuổi…Ngày 15.3.2024, Bệnh viện Quân y 121 kỷ niệm 60 năm thành lập với nhiều tự hào khi 2 lần tập thể, 5 cá nhân được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.Ngày 7.7.2024, lễ động thổ Dự án xây dựng Bệnh viện Quân y 121 được diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo các cấp. Dự án có tổng mức đầu tư 110 tỉ đồng, tiếp tục mở ra giai đoạn phát triển mới cho Bệnh viện Quân y 121.Trước đó, Bệnh viện Quân y 121 đã hoàn thành giai đoạn 1 xây dựng hoàn chỉnh khu điều trị nội trú khang trang, khu kỹ thuật cao hiện đại, khoa truyền nhiễm, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa dinh dưỡng, nhà chỉ huy viện, khu làm việc khối cơ quan, hệ thống cây xanh, sân, đường…Năm 2024, các khoa mắt, ngoại chấn thương, ngoại thần kinh, nội tim mạch… đã có những đột phá mới, thu hút đông bệnh nhân đến khám và điều trị.Năm 2024, Bệnh viện Quân y 121 đã khám 261.061 lượt bệnh nhân (tăng 8,04% so cùng kỳ năm 2023), thu dung 68.743 bệnh nhân (tăng 22,27%), cấp cứu 17.998 bệnh nhân (tăng 1,73%), chẩn đoán hình ảnh 173.699 ca (tăng 12,36%), chẩn đoán chức năng 54.713 ca (tăng 9,14%), nội soi 6.469 ca (tăng 3,59%), điều trị nội trú 28.470 bệnh nhân (tăng 12,47%), phẫu thuật 7.243 ca (tăng 31,14%)…Năm 2025, Bệnh viện Quân y 121 tiếp tục phát triển nhiều kỹ thuật điều trị mới, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu chuyên môn khám chữa bệnh; đồng thời sớm hoàn chỉnh thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bệnh viện Quân y 121- cơ sở 2 Phú Quốc…
Diệp Lâm Anh: Tôi chọn sống độc thân sau ồn ào hôn nhân
Khởi tranh vòng loại từ ngày 18 và 19.1, Hội thi cờ người Xuân Ất Tỵ năm nay quy tụ hơn 40 kỳ thủ có thứ hạng cao trong làng cờ tướng Khánh Hòa về tham gia thi đấu. Tại hội thi, các kỳ thủ tranh tài 5 ván, tính điểm theo hệ Thuỵ Sĩ để chọn ra các kỳ thủ xuất sắc vào bán kết, chung kết. Các trận bán kết, chung kết diễn ra từ 31.1 đến 2.2 theo hình thức cờ người trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Trải qua các cuộc tranh tài sôi nổi, hấp dẫn ở vòng loại, 4 kỳ thủ xuất sắc gồm: Lưu Minh Hiệp, Thân Đức Công, Lê Thành Công và Đỗ Ngọc Thanh đã giành suất vào bán kết, thi tài tại hội thi.Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban tổ chức, CLB cờ người được thành lập từ năm 2006 và tổ chức thi đấu thường niên vào dịp Tết Nguyên đán, dịp Festival biển hàng năm. Hội thi cũng là một trong những chương trình mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm Ất Tỵ được tỉnh Khánh Hòa tổ chức xuyên suốt dịp Tết dọc bãi biển Nha Trang. Riêng sự độc đáo của Hội thi cờ người đã thu hút được rất nhiều người dân và du khách đến xem. Ngoài việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân gian, Hội thi cờ người còn góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của văn hóa dân gian đến du khách trong và ngoài nước.Độc đáo của môn thi đấu cờ người đến từ sự kết hợp giữa trí tuệ của 2 kỳ thủ và các pha biểu diễn kỹ năng đấu võ mãn nhãn của các võ sinh đóng vai quân cờ. Mỗi nước đi của kỳ thủ trên bàn cờ thì ở dưới sân là kỹ năng biểu diễn của các võ sinh. Trong ngày thi đấu, màn biểu diễn kỹ năng đấu võ đối kháng của các "quân cờ", cũng như các nước đi kỳ ảo của 2 kỳ thủ đã nhận được nhiều tràng vỗ tay reo hò của khán giả xung quanh.