Độc, lạ bánh canh mực câu tươi sống ở Đà Nẵng
Ngày 20.1, tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh cho biết, lực lượng của đơn vị vừa phát hiện nhiều gói đồ lạ, nghi chứa ma túy, trôi dạt vào bãi biển trên địa bàn tỉnh này.Thông tin ban đầu, lúc 4 giờ 50 ngày 19.1, người dân đi nhặt phế liệu ở bờ biển (đoạn thuộc ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, TX.Duyên Hải, Trà Vinh) phát hiện một gói hình chữ nhật, màu vàng, trọng lượng khoảng 400 gram. Trên vỏ gói in chữ nước ngoài màu đỏ, bên trong chứa chất bột màu trắng, nghi ma túy. Ngay sau đó, người dân trình báo vụ việc đến chính quyền địa phương.Nhận được thông tin, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp công an xác minh, điều tra. Qua quá trình tìm kiếm dọc bờ biển, đến 16 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng phát hiện thêm 10 gói tương tự, nghi chứa ma túy.Đại tá Nguyễn Hồng Lượng, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh cho biết, qua trao đổi với Bộ đội biên phòng tỉnh Bến Tre, được biết chiều 18 và sáng 19.1, lực lượng Đồn biên phòng Cổ Chiên (thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Bến Tre) cũng phát hiện 5 gói tương tự trôi dạt vào bờ biển, nghi chứa ma túy.Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh thông báo vụ việc đến UBND các huyện, thị xã ven biển để phối hợp tuyên truyền, vận động người dân nâng cao cảnh giác, khi gặp những vật tương tự cần báo ngay đến chính quyền địa phương.Hiện, Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh phối hợp với lực lượng chức năng tiếp tục xác minh nguồn gốc và tính chất của các vật thể nghi là ma túy.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2024
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.
4 kịch bản khiến xung đột Ukraine trở thành chiến tranh NATO - Nga
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Lúc 17 giờ trên sân Tam Kỳ (trực tiếp FPT Play, TV360+5) diễn ra trận đấu giữa CLB Quảng Nam (11 điểm, hạng 12) với CLB Bình Dương (14 điểm, hạng 8). Nếu giành chiến thắng ở trận đấu này, CLB Bình Dương sẽ qua mặt được đội xếp hạng 6 trên bảng xếp hạng V-League là CLB HAGL. Với lực lượng được đánh giá mạnh hơn, trong đó tiền đạo Nguyễn Tiến Linh phấn chấn tinh thần khi vừa nhận được tấm HCV "xịn" từ ban tổ chức AFF Cup, hứa hẹn tỏa sáng. Với CLB Quảng Nam, nếu đánh bại được CLB Bình Dương, họ cũng tạm thoát khỏi vị trí nguy hiểm trên bảng xếp hạng. Phong độ của các cầu thủ Quảng Nam cũng khá tốt khi đánh bại đội Hải Phòng ở lượt trận gần nhất. Nếu duy trì được lối chơi chặt chẽ, các học trò HLV Văn Sỹ Sơn được dự báo có khả năng kiếm điểm trước đội khách Bình Dương. Lúc 19 giờ 15 trên sân Hàng Đẫy (trực tiếp FPT Play, TV360+4) diễn ra trận đấu giữa CLB Hà Nội (17 điểm, hạng 5) với CLB SLNA (9 điểm, hạng 13). Sau 2 trận thua liên tiếp, CLB Hà Nội dồn quyết tâm giành chiến thắng trước SLNA để vực dậy niềm tin nơi người hâm mộ. Nguyễn Văn Quyết cùng các đồng đội được đánh giá cao hơn hẳn so với đội khách và cần giải quyết tốt các tình huống trên sân, nhất là cụ thể hóa các cơ hội để hoàn thành mục tiêu. Trong khi đội bóng xứ Nghệ đang ở áp chót trên bảng xếp hạng V-League nên dồn quyết tâm kiếm điểm trước CLB Hà Nội nhằm cải thiện vị trí. Không còn dàn tinh binh vì lần lượt ra đi đầu quân cho các CLB khác, CLB SLNA phải vượt khó với dàn cầu thủ trẻ trung.
Mỹ níu kéo đối tác ở nam Thái Bình Dương
Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu 2 lần tăng giá vàng nhẫn tổng cộng 400.000 đồng/lượng, lên 92,4 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 93,9 triệu đồng. Công ty Phú Quý 4 lần điều chỉnh giá, mỗi lần 100.000 đồng, mua vào lên 92,3 triệu đồng, bán ra 93,8 triệu đồng. Tập đoàn Doji tăng mỗi lượng 300.000 đồng, mua vào lên 92,4 triệu đồng, bán ra 93,8 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC cũng tăng mỗi lượng vàng nhẫn thêm 300.000 đồng so với mức đầu ngày, lên 91,6 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 93,3 triệu đồng… Vàng nhẫn tiến sát 94 triệu đồng/lượng - mức giá cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.Vàng miếng SJC cũng lập mức giá kỷ lục mới ở 93,3 triệu đồng/lượng. Mức giá cao nhất trước đó 93,1 triệu đồng/lượng thử thách nhiều lần cũng bị phá khi vàng miếng SJC tăng thêm thêm 300.000 đồng/lượng trong sáng 12.3. Các công ty kinh doanh vàng mua vàng miếng SJC 91,6 triệu đồng, bán ra 93,3 triệu đồng. So với vàng miếng SJC, giá bán vàng miếng SJC hiện thấp hơn 500.000 - 600.000 đồng/lượng.Một điểm khá lạ trên thị trường sáng 12.3 đó là giá kim loại quý thế giới không biến động nhiều so với đầu ngày, xoay quanh 2.916 USD/ounce. Sở dĩ giá vàng trong nước tăng nhanh hơn thế giới, theo một số đơn vị kinh doanh, là do nguồn vàng nguyên liệu trong nước sản xuất vàng nhẫn hiện khan hiếm đã đẩy giá lên cao. Trong khi đó, nhu cầu vàng nhẫn dù không mạnh nhưng vẫn có trên thị trường.Từ đầu năm đến nay, giá vàng nhẫn đã tăng thêm gần 10 triệu đồng mỗi lượng, tương đương 11,8%. Vào năm 2024, vàng nhẫn đã tăng giá mạnh 20,8 triệu đồng/lượng, thêm 32,3%. Như vậy, những năm gần đây, tốc độ tăng giá của vàng nhẫn nhanh hơn nhiều so với vàng miếng SJC đã tạo sức hút người tiêu dùng hơn.