Diện túi it bag đón thu thanh lịch nhưng không đơn điệu cho các quý cô
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.Nguy hiểm tiềm tàng từ hệ thống phanh tái sinh trên ô tô điện
Chiều 10.1, Công ty TNHH MTV Sedo Vinako đã có công văn gửi Báo Thanh Niên phản hồi về nội dung bài viết "Dân bức xúc vì doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường" đăng trên Báo Thanh Niên số ra sáng nay 10.1.Theo nội dung công văn, doanh nghiệp cho biết sau khi đọc toàn bộ nội dung bài báo đã nhận thức rõ những thiếu sót trong việc tiếp nhận thông tin và làm việc với cơ quan báo chí để kịp thời đưa ra phản hồi từ doanh nghiệp khi PV Báo Thanh Niên liên hệ làm việc.Như Thanh Niên đã thông tin, nhiều hộ dân ở thôn Đông Yên (xã Duy Trinh, H.Duy Xuyên) phản ánh xưởng số 5 của Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (đóng tại thôn Đông Yên) được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2021 với mục đích chính là sản xuất bao bì đóng gói. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, trong quá trình sản xuất, xưởng này đã sử dụng khí gas hóa lỏng để trộn chung với nguyên liệu nên thường xuyên thải ra môi trường các loại khí rất hôi thối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của hàng chục hộ dân xung quanh.Mặc dù chính quyền địa phương, đại diện công ty cùng người dân đã có một số cuộc đối thoại, nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm, hôi thối vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.Trong công văn phản hồi, đại diện Công ty TNHH MTV Sedo Vinako cho biết với việc kiểm soát tại nguồn, công ty đã tìm nguồn nhiên liệu khí hóa lỏng khác để thay thế khí LPG; tuy nhiên, theo nhà cung cấp máy sản xuất tấm mút xốp thì không đổi sang công nghệ khí khác ngoài LPG.Công ty lắp đặt hệ thống xử lý khí thải bằng việc sử dụng các thiết bị lọc khí để loại bỏ mùi trước khi thải ra môi trường; lắp đặt các bộ lọc carbon hoạt tính để hấp thụ khí LPG và các chất gây mùi.Đối với việc cải thiện thông gió, sau khi sản xuất tạo ra tấm mút xốp thì cần có thời gian 3-5 ngày để khí LPG thoát ra. Quá trình khí thoát ra trong nhà xưởng sẽ được hút qua các hệ thống xử lý khí thải và một phần thoát ra qua các khe cửa, cũng như quạt hút để tản nhiệt nhà máy (nên gây mùi cho các hộ dân gần bên công ty cách đó khoảng 100 m).Công ty cũng sử dụng thiết bị đo, cảm biến LPG để theo dõi mức độ rò rỉ hoặc tích tụ khí trong không khí; thực hiện kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống ống dẫn, van, bình chứa và thiết bị liên quan để phát hiện và sửa chữa các điểm rò rỉ.Đại diện công ty cũng cho hay, thời gian qua đã luôn nỗ lực tìm giải pháp để cải thiện các vấn đề về môi trường (như người dân phản ánh).Cụ thể, giảm ½ lượng quạt hút tản nhiệt cho nhà xưởng; vận hành thêm hệ thống xử lý khí thải trước và sau thời gian sản xuất chính 2 tiếng đồng hồ nhằm xử lý mùi phát tán ra môi trường.Ngoài ra, thay nguồn nhiên liệu LPG nhập khẩu hàm lượng mùi giảm hơn 50%; tìm đơn vị tư vấn đủ chức năng lên phương án lắp đặt hệ thống thu gom xử lý mùi LPG triệt để từ quá trình sản xuất tấm mút xốp và trình cơ quan chức năng phê duyệt.Bên cạnh đó, công ty cũng đo lường mức độ ô nhiễm bằng cách sử dụng các thiết bị đo khí hoặc cảm biến mùi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùi LPG đến môi trường. Đặc biệt, tiến hành khảo sát người dân xung quanh để thu thập thông tin.Đại diện công ty cũng khẳng định, tất cả các giải pháp đã thực hiện cũng như kế hoạch thực hiện khắc phục đã được báo cáo đầy đủ đến các cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan; hiện đang trong quá trình cải thiện hệ thống sản xuất với mục tiêu không gây ảnh hưởng đến môi trường và người dân địa phương.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều nay 10.1, một cán bộ Phòng TN-MT H.Duy Xuyên cho biết các phòng ban chuyên môn của huyện cũng kiểm tra, ghi nhận thực tế doanh nghiệp rất nỗ lực để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường. "Ngoài ra, công ty cũng có lấy mẫu để phân tích, đánh giá và gửi kết quả khắc phục cho Sở TN-MT và UBND H.Duy Xuyên", vị này nói.Cũng theo vị cán bộ này, qua kiểm tra thực tế cũng ghi nhận sự tích cực của công ty trong vấn đề cải thiện môi trường xung quanh. Về các nội dung trong công văn mà Công ty TNHH MTV Sedo Vinako phản hồi cho Báo Thanh Niên, địa phương ghi nhận phần khắc phục như doanh nghiệp phản hồi là đúng. Công ty có cố gắng trong việc khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường, nhưng mùi hôi thì vẫn còn nên vẫn đang nỗ lực tìm công nghệ nhằm xử lý triệt để mùi hôi đảm bảo hơn."Sau khi nhận phản ánh của người dân, các lực lượng chức năng huyện phối hợp với Sở TN-MT có đi kiểm tra và yêu cầu công ty khắc phục vấn đề ô nhiễm như người dân phản ánh. Ngay sau đó, doanh nghiệp có văn bản gửi các ngành chức năng đề ra giải pháp, phương án khắc phục; khi thực hiện xong thì cũng có báo cáo kết quả", vị cán bộ này thông tin thêm.
Tôi yêu Tổ quốc tôi và chuỗi hoạt động chào mừng Tháng thanh niên năm 2024
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.
Hoa là một trong những mặt hàng được nhiều người lựa chọn để làm quà tặng trong những dịp lễ đặc biệt, trong đó có Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3.
Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè: Lan tỏa các giá trị tốt đẹp trong cộng đồng
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.