Phát hiện 'Đại hội da liễu spa 2024' quảng bá mỹ phẩm trái quy định
Lần đầu tiên, Liên hoan phim Sinh viên quốc tế (ISMA 2025) diễn ra tại Việt Nam do Trường ĐH Văn Lang đăng cai tổ chức, thời gian từ nay tới tháng 6, nhấn mạnh vai trò của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông.Sự kiện này quy tụ sinh viên của gần 100 trường ĐH từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có nhiều trường nổi tiếng như Học viện Nghệ thuật điện ảnh Bắc Kinh, ĐH Nghệ thuật Trung Quốc (China Academy of Art), ĐH New York, ĐH Michigan State... cùng nhiều trường từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Úc, Brazil...ISMA 2025 gồm 3 hoạt động chính nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa sinh viên và chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật. Thứ nhất, cuộc thi nghệ thuật truyền thông (Media Art Contest) diễn ra trực tuyến dành cho sinh viên từ các trường ĐH trên thế giới. Cuộc thi này bao gồm 4 hạng mục chính: Phim ngắn (10-30 phút), nghệ thuật hoạt hình (3-10 phút), nghệ thuật tương tác (1-10 phút) và tự sự bằng AI (1-4 phút). Hạn chót nộp bài là 30.6. Mỗi hạng mục đều nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật mới mẻ.Thứ hai, 72-Hour Workshop là một hoạt động thực tế diễn ra tại TP.HCM, trong đó sinh viên được phân thành 20 đội để tham gia một cuộc thi làm phim kéo dài 72 giờ. Các đội sẽ thực hiện phim với các chủ đề xoay quanh "Con người – Dòng sông – Môi trường”. Cuối cùng là diễn đàn học thuật dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thiết kế (Academic Forum) thảo luận về xu hướng truyền thông trong tương lai.Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết: "ISMA 2025 có chủ đề 'Truyền thông Tương lai: Con người – Dòng sông – Môi trường' khuyến khích sinh viên khám phá các mối liên kết con người, thiên nhiên và xã hội. Liên hoan phim ISMA 2025 được tổ chức tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông số". Theo tiến sĩ Tuấn, sinh viên các trường ĐH có thể gửi tác phẩm tham gia cuộc thi, so sánh kỹ năng với bạn bè quốc tế và tiếp cận những xu hướng công nghệ mới nhất. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm thành phố kéo dài 72 giờ là cơ hội để sinh viên học hỏi, phát triển kỹ năng, thúc đẩy mạng lưới và giao lưu kiến thức giữa sinh viên, chuyên gia và nhà nghiên cứu trong ngành.Liên hoan phim Sinh viên quốc tế ISMA được thành lập tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào năm 2017, sau đó được tổ chức tại Quý Dương, Trung Quốc (2018); Thượng Hải - Malaysia (2019); ĐH Bang Middle Tennessee, Mỹ (2023); ĐH Kookmin, Hàn Quốc (2024) và lần thứ 6 được tổ chức tại Trường ĐH Văn Lang (2025).Triển lãm ảnh tưởng nhớ nghệ sĩ Lâm Tấn Tài
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Sốc: Vàng giảm gần 1 triệu đồng/lượng
Từ Hồ Con Rùa, nhà văn hóa Thanh niên, Đường sách Nguyễn Văn Bình, Công viên 23.9, Dinh Độc Lập, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM,… khắp nơi đều rộn ràng không khí vui tươi đón chào năm mới. Người trẻ cùng hội bạn thân, gia đình đã chọn áo dài với đủ màu sắc và kiểu dáng để làm nổi bật vẻ đẹp riêng, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc.Cầm bó hoa lay ơn tươi thắm trên tay, chị Đỗ Thị Ny Na (33 tuổi), ngụ tại TP.Thủ Đức (TP.HCM), nhắc con gái cười thật tươi mỗi khi chụp hình ở khu vực Hồ Con Rùa. Chị háo hức cho biết: "Vợ chồng mình và bé Gia An đã chuẩn bị áo dài từ hơn một tháng trước. Mình còn mang theo chiếc xe Cup đời 78, đạo cụ, hoa… để buổi chụp ảnh thêm phần sinh động. Ngày thường, vợ chồng mình bận rộn với công việc, còn Gia An cũng tất bật chuyện học hành. Vì thế, hôm nay cả gia đình tranh thủ đến khu vực trung tâm TP.HCM cùng lưu lại những khoảnh khắc ý nghĩa nhân dịp đầu năm mới".Theo chị Na, tuyến đường Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) dường như đã biến thành một "studio (phòng chụp ảnh) ngoài trời" cho các buổi chụp hình của giới trẻ. "Mỗi góc nhỏ đều có thể trở thành phông nền tuyệt đẹp. Các "nàng thơ" còn chuẩn bị nhiều phụ kiện để buổi chụp hình thêm phần sinh động như quạt giấy, hoa tươi, câu đối đỏ và cả tấm hắt sáng mini giúp bắt trọn ánh sáng tự nhiên. Năm nay, áo dài thêm một lần nữa được lên ngôi. Nhìn những tà áo tung bay giữa phố, mình thấy không khí tết đến rõ ràng hơn bao giờ hết", chị Na nói.Ở khu vực Bưu điện TP.HCM, "nàng thơ" Nguyễn Thị Trà Giang (25 tuổi), ngụ tại Q.Gò Vấp, cười rạng rỡ khi chụp ảnh cùng mẹ. Năm nay, hai mẹ con Trà Giang mặc áo dài đôi màu tím. Cô gái cho biết màu tím là màu yêu thích của hai mẹ con, nên chọn mua áo dài tặng mẹ từ 2 tháng trước. "Gia đình mình mong một năm mới bình an", Giang nói.Cạnh bên ấy, khu vực Đường sách Nguyễn Văn Bình, cũng tấp nập bạn trẻ tạo dáng dưới ánh nắng đầu năm để lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất. Nhiều người còn dành thời gian ghé vào các quầy sách, mua vài cuốn tạo động lực cho năm mới. Hai anh em Đoàn Viết Khoa (19 tuổi) và Đoàn Nguyễn Xuân Nguyên (16 tuổi), ngụ tại Q.8, hào hứng chia sẻ nhân dịp đầu năm mới, cả gia đình gồm bà ngoại, ba mẹ đã cùng nhau đến trung tâm TP.HCM để du xuân. Khoa cho biết gia đình sẽ chụp ảnh tại những điểm check-in nổi tiếng như: Nhà văn hóa Thanh Niên, Dinh Độc Lập và khu vực xung quanh Hồ Con Rùa. "Bà ngoại của mình rất thích những dịp cả nhà quây quần như thế này, nên ngày đầu năm ai cũng tranh thủ dành thời gian đi cùng nhau. Nhìn bà vui, cả nhà mình ai cũng cảm thấy ấm áp hơn", Khoa chia sẻ thêm.Còn cô em Xuân Nguyên gửi lời chúc: "Mong mọi người năm mới thật vui vẻ, bình an, làm gì cũng được, miễn là hạnh phúc và gặp nhiều may mắn!"Dưới ánh nắng đầu xuân, các bạn trẻ cùng gia đình trong những bộ áo dài truyền thống tạo nên hình ảnh hài hòa, vừa có nét truyền thống vừa mang tính hiện đại. Cảnh tượng ấy không chỉ thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm mà còn lan tỏa tinh thần phấn khởi, niềm hy vọng vào một năm mới đầy tốt đẹp.Nguyễn Hồng Anh, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, chia sẻ: "Ngày đầu năm mới, không khí thật náo nhiệt và vui tươi. Tuy nhiên, khi du xuân ở những khu vực đông đúc, các bạn cũng nên lưu ý bảo quản đồ đạc cá nhân và di chuyển cẩn thận, để cùng nhau tận hưởng ngày đầu năm mới một cách thoải mái, trọn vẹn".
Thông tư số 05/2025/TT-BGDDT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học được Bộ GD-ĐT ban hành hôm 7.3.2025 và có hiệu lực từ ngày 22.4.2025. Trong thông tư này quy định cụ thể thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên (trong đó có thời gian nghỉ thai sản của giáo viên). Thông tư số 05/2025/TT-BGDDT hướng dẫn: Trường hợp thời gian nghỉ hè và thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ có giai đoạn trùng nhau, ngoài thời gian nghỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm:Giáo viên nam có vợ sinh con thì được nghỉ chế độ không? Hướng dẫn tại Thông tư số 05/2025/TT-BGDDT ghi: "Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ, giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù".Bắt đầu từ ngày 22.4.2025, khi Thông tư số 05 có hiệu lực, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường sẽ được nghỉ hè như giáo viên (trước đây chỉ giáo viên được nghỉ hè, còn lại cán bộ quản lý trường học vẫn làm việc theo lịch làm việc của viên chức nhà nước theo quy định).Thông tư số 05/2025/TT-BGDDT quy định thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng:Như vậy, Thông tư số 05/2025/TT-BGDDT có một số quy định mới và điều chỉnh về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Trong đó có bổ sung quy định về thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Và bổ sung quy định về thời gian nghỉ thai sản đối với giáo viên, trong đó có quy định việc thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè.
Vở kịch 'Lá đơn thứ 72' của sân khấu Lệ Ngọc nhận mưa bằng khen tại Lào
Đây là lần đầu tiên mình đi chuyến xe về quê đón tết đầy "kiếp nạn". Bắt đầu là hành trình mua vé tàu đầy gian nan.Vé tàu từ Nha Trang đi Huế thì mình không thể "canh" online mua được. Nếu mua trực tiếp, cũng chỉ mua được chặng dài hơn Nha Trang đi Vinh (để về Huế), giá vé khá đắt, gần gấp 3 lần với vé xe. Mình buộc phải mua vé xe của nhà xe chuyên chạy tuyến chở khách du lịch, giá khá cao so với tuyến cố định. Có vé xe, ngày trở về quê đón tết của tôi những tưởng nhẹ nhàng hơn nhưng không hề. Giờ khởi hành được ấn định 19 giờ 30 thế nhưng mãi đến hơn 20 giờ mới có xe xuất hiện đón chúng tôi. Theo lý giải của người bán vé: "Ngày tết mật độ giao thông tăng cao, nên xe di chuyển chậm, mong hành khách thông cảm". Lúc lên xe tất cả đều hoan hỉ, trên mặt tôi hay những đồng hương vẫn còn háo hức, chờ đợi với suy nghĩ, ngủ một giấc, đến sáng sẽ thấy được những nẻo đường Huế yêu. Thế nhưng, hy vọng nhiều, thì vỡ mộng ngay khi xe chỉ vừa chạy ra khỏi địa phận TP.Nha Trang thì đã tắc đường kéo dài suốt hơn 2 tiếng đồng hồ. Qua các tỉnh khác, nhà xe cũng di chuyển chậm hơn, khiến hành trình từ về quê vốn chỉ 12 tiếng, ngày tết kéo dài 22 tiếng.Cảnh tắc đường kéo dài, bác tài vừa lái xe vừa trấn an hành khách: "Đằng nào cũng sẽ tới nhà. Hôm qua tắc đường còn kinh khủng hơn cơ. Với cảnh này, hành khách có khi phải ở trên xe cả ngày lẫn đêm, nôn nao cũng bằng thừa. Nhanh nhất thì 3 giờ tới nhà (Huế) mà chậm cũng phải 5 giờ".Trên chuyến xe "đi để trở về" của chúng tôi toàn những bạn trẻ từ 25 tuổi trở lên và một số du khách người nước ngoài. Mọi người yên lặng nghe lời bác tài nói rồi ngủ 1 đêm. Đến sáng mở mắt ra, xe vẫn còn địa phận tỉnh Bình Định mà lý ra giờ này mọi khi đã đến Quảng Nam. Chuyến đi bị chậm, những khuôn mặt không còn cười nổi, ai ai cũng tự bảo với nhau "Đêm qua tắc đường quá, kiểu gì cũng về đến nhà". Đến 10 giờ sáng, nhà xe chỉ dừng cho hành khách đi vệ sinh, không ăn sáng và sau đó cũng không có ăn trưa mãi cho đến hơn 14 giờ 30 nhà xe đáp đến Huế, tất cả đều đói mệt lả. Cùng trên chuyến xe, Thu Hằng (quê ở thị xã Phong Điền, TP.Huế) theo tuyến xe từ Lâm Đồng xuống Nha Trang; ghép nối vào tuyến Nha Trang - Huế đã làm việc trong nhà vườn trồng hoa của người quen ở Đà Lạt được 8 năm. Thu Hằng cho biết: "Từ ngày 25 tháng chạp, mình chỉ kịp ăn trưa ở nhà, mang một giỏ quà tết ra nhà xe để kịp chuyến. Đến tối xe dừng ở Nha Trang để đổi tuyến, mình ăn tạm ổ bánh mì. Qua ngày hôm sau, nhà xe cũng vội đón trả khách du lịch ở các thành phố nên không dừng ăn sáng hay ăn trưa, cứ thế mình ở trên xe khách 22 tiếng, chỉ còn 2 tiếng nữa là vừa tròn một ngày một đêm ăn uống tạm bợ. Mình mệt, bác tài chở cả đoàn khách về đến Huế cũng mệt, nhưng nghĩ đến chuyến xe tết đã đáp quê hương nên không ai trách móc".Trên hành trình trở về nhà, lướt một vòng mạng xã hội, rất nhiều người đăng cảnh tắc đường với câu cảm thán: "tắc đường ở đây 3 tiếng rồi", "nỗi ám ảnh mang tên tắc đường", "tắc đường, thương hiệu ngày tết"… Bên dưới những dòng trạng thái này, đa số các bình luận đều là những câu hỏi cập nhật tình hình, dự báo tình hình tắc đường trong những ngày tiếp theo. Không chỉ chia sẻ về cảm xúc, nhiều người còn đăng hướng dẫn "cẩm nang tránh tắc đường" để những người khác biết cách tránh những đoạn đường cao điểm, đi vòng vào các tuyến đường vòng, ít xe qua lại.Độc đáo hơn, nhiều người còn đăng những clip thú vị trên đường phố có khi là những cảnh đẹp và có rất nhiều clip ghi lại cảnh các chủ phương tiện lái xe vi phạm lấn làn, vượt không đúng cách mà theo các chủ tài khoản đó "tắc đường thì chịu thôi". "Mình tranh thủ lái xe chở vợ và con về quê sớm hơn so với tết mọi năm, để tránh cảnh tắc đường nhưng mà càng tránh thì cảnh tắc đường càng kéo dài. Mỗi đoạn tắc đường kéo dài từ 3 đến 5 tiếng, các con nhỏ trên xe mình khá mệt nên mình nghỉ trạm dừng chân khá nhiều. Thời gian kéo dài hơn so với dự kiến, nhưng đảm bảo an toàn cho cả gia đình", anh Thành Vinh (quê ở tỉnh Quảng Bình) chia sẻ.