Jay Đào - gương mặt trẻ tiềm năng
Samsung vừa thông báo máy chiếu The Premiere 8K đã nhận được chứng nhận 8K Association (8KA) danh giá. Đây không chỉ là biểu tượng cho chất lượng vượt trội mà còn minh chứng khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất của ngành công nghiệp.Theo ông Son Taeyoung, Phó chủ tịch Ngành hàng Kinh doanh Màn hình hiển thị tại Samsung, chứng nhận này là một cột mốc quan trọng đối với cả công ty và ngành công nghiệp máy chiếu. "Việc Samsung The Premiere 8K là máy chiếu đầu tiên nhận được chứng nhận 8KA chứng tỏ công nghệ máy chiếu đã bước lên một tầm cao mới. Điều này thể hiện rõ cam kết của Samsung trong việc mở rộng hệ sinh thái 8K với những công nghệ tiên tiến", ông chia sẻ.Chứng nhận từ 8KA không đơn thuần là một danh hiệu mà đi kèm với những tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt, bao gồm độ phân giải 7.680 x 4.320, độ sáng, độ tương phản và khả năng hiển thị HDR. Các yếu tố này đảm bảo chất lượng hình ảnh vượt trội và mang lại trải nghiệm sống động cho người dùng. Máy chiếu này cũng hỗ trợ nâng cấp nội dung từ độ phân giải thấp lên 8K và tích hợp âm thanh đồng bộ chất lượng cao để tối ưu hóa trải nghiệm.Tổ chức 8KA gần đây công bố chương trình chứng nhận dành cho các dòng máy chiếu 8K, mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất khác tham gia vào hệ sinh thái 8K. Tuy nhiên, Samsung đã nhanh chóng khẳng định vị thế dẫn đầu khi trở thành hãng đầu tiên đạt chứng nhận danh giá này.Ra mắt tại CES 2024, Samsung The Premiere 8K được định vị là sản phẩm chiến lược cho nhu cầu giải trí tại gia. Điểm nổi bật nhất chính là khả năng kết nối không dây 8K, mang đến trải nghiệm phát trực tuyến mượt mà mà không cần thiết lập phức tạp. Công nghệ chiếu siêu gần UST cho phép hình ảnh sắc nét từ khoảng cách ngắn, giúp loại bỏ nhu cầu lắp đặt phức tạp và mang lại sự linh hoạt trong không gian sử dụng.Với độ sáng 4.500 ISO Lumen, The Premiere 8K đảm bảo hình ảnh rõ nét ngay cả trong môi trường ánh sáng mạnh. Công nghệ Sound-on-Screen tích hợp loa và thuật toán xử lý hiện đại giúp đồng bộ hóa âm thanh với hình ảnh, mang lại trải nghiệm đắm chìm như trong rạp chiếu phim.Chứng nhận 8KA không chỉ là thành tựu lớn của Samsung mà còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp 8K. Những tiêu chuẩn khắt khe này dần trở thành thước đo chất lượng cho các sản phẩm tương lai, mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng và nâng tầm toàn bộ ngành công nghệ trình chiếu.Samsung The Premiere 8K là minh chứng cho những cải tiến không ngừng và cam kết đổi mới của hãng. Sản phẩm không chỉ đáp ứng kỳ vọng của người dùng mà còn định hình tương lai giải trí tại gia, kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ hiện đại và sự tiện lợi trong kỷ nguyên số hóa.Vụ biểu diễn ô tô ở TP.HCM: Tài xế chưa đủ tuổi, xe hết hạn đăng kiểm
Liên quan đến virus viêm phổi tại Trung Quốc, tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 8.1, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, kết quả giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp từ 23.12 - 29.12 của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Trung Quốc ghi nhận tác nhân chủ yếu là virus cúm HMPV."Ngay sau đó, 4.1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đây là bệnh thông thường và đạt đỉnh trong năm. Đây không phải sự kiện y tế bất thường như virus Covid-19", ông Tuyên nói.Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, HMPV lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn như hắt hơi sổ mũi nói chuyện. Khi nhiễm virus có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường như sốt ho, nghẹt mũi, có thể gây biến chứng viêm phổi. Bệnh tăng vào mùa đông khi thời tiết khô lạnh và dễ mắc với trẻ em, người già và người có bệnh nền.Các cơ quan y tế Trung Quốc xác nhận hiện tại hệ thống y tế không bị quá tải, tỷ lệ sử dụng bệnh viện ít hơn cùng kỳ. Nước này cũng không có tuyên bố và đáp ứng khẩn cấp về căn bệnh này. WHO cũng đánh giá đây là dịch bệnh theo mùa."Bộ Y tế khuyến cáo người dân cập nhật thông tin chính thức trên trang của bộ, tránh hoang mang, lo lắng", ông Tuyên nêu.Tại cuộc họp, ông Tuyên đã thông tin liên quan tới việc xử lý 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.Theo Thứ trưởng Tuyên, hai dự án bệnh viện này được triển khai từ năm 2014 theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.Hai dự án được thực hiện theo hình thức gói thầu EPC, vừa cung cấp thi công thiết bị công nghệ. Trong quá trình triển khai thi công gặp một số khó khăn vướng mắc, nên nhà thầu tạm dừng thi công từ 2018 đến nay.Ông Tuyên cho hay, theo chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua Bộ Y tế và các bộ ngành đã tích cực nghiên cứu rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Từ tháng 2.2023 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã tổ chức hơn 20 cuộc họp để giải quyết các vướng mắc khó khăn.Hiện Bộ Y tế đã hoàn thiện được phương án và trình Chính phủ. Từ đầu tháng 11.2024, các nhà thầu bắt đầu thi công trở lại. Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị thi công tiếp tục gỡ vướng cho 2 dự án. Dự kiến, 2 bệnh viện này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Ít người mua, giá nhà đất vẫn tăng
Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới”
Những vụ kiện này không chỉ làm dấy lên nghi vấn về tính minh bạch trong chiến lược tiếp thị của các hãng mà còn cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường TV toàn cầu, nơi các thương hiệu Trung Quốc đang nỗ lực thách thức vị trí dẫn đầu của Samsung, đặc biệt trong công nghệ chấm lượng tử.Theo The Register, Hisense hiện là tâm điểm của một vụ kiện tại Mỹ với cáo buộc quảng bá các dòng TV QLED có sử dụng công nghệ chấm lượng tử, trong khi thực tế sản phẩm không chứa công nghệ này. Đơn kiện cho rằng đây là hành vi quảng cáo gian dối, đánh lừa người tiêu dùng mua TV kém chất lượng với giá cao, giúp Hisense thu lợi bất chính. Trang Display Daily bổ sung rằng người tiêu dùng khó tự xác minh sự hiện diện của công nghệ chấm lượng tử, trong khi các dấu hiệu hóa học đặc trưng của công nghệ này có thể dễ dàng bị phát hiện qua kiểm tra kỹ thuật, dù đơn kiện chưa công bố bằng chứng cụ thể.Cùng lúc, trang công nghệ Digital Trends cũng nhấn mạnh rằng vụ kiện tập trung vào các mẫu TV Hisense được quảng cáo là "Quantum Dot QLED" (màn hình QLED chấm lượng tử), nhưng thực chất chỉ là TV LED thông thường trá hình. Nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc Hisense thay đổi cách tiếp thị để tránh đánh lừa người mua trong tương lai. Hiện tại, Hisense chưa đưa ra bình luận chính thức, nhưng vụ việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hãng, vốn đang cạnh tranh với Samsung và LG trong phân khúc TV cao cấp.Không chỉ Hisense, TCL – một thương hiệu TV Trung Quốc khác – cũng bị lôi vào vòng xoáy chỉ trích. Trang The Korea Herald cho biết TCL đối mặt với cáo buộc tiếp thị lừa dối, dù chi tiết về vụ kiện chưa được công bố đầy đủ. Cụ thể, Hansol Chemical – công ty sản xuất hóa chất và vật liệu có trụ sở tại Hàn Quốc đã cáo buộc TCL dán nhãn sai các TV LCD là "QD TV", trong khi thực tế chúng không chứa bất kỳ vật liệu chấm lượng tử (QD) nào, vốn đóng vai trò cải thiện chất lượng hình ảnh.Các mẫu TV LCD có tích hợp QD, còn được gọi là "QLED TV", thường có giá cao hơn và được coi là TV cao cấp, ngang hàng với TV OLED (công nghệ đi-ốt phát quang hữu cơ). Dựa trên phân tích của mình, Hansol cho biết ba mẫu TV "QD" của TCL gồm C655 65 inch, C655 Pro 75 inch và C755 65 inch được bán tại Hàn Quốc không chứa nguyên tố indi (indium) hay cadmi (cadmium) – những thành phần cốt lõi cần thiết để sản xuất vật liệu QD."Việc dán nhãn 'QD TV' cho các mẫu TV LCD không có vật liệu QD có thể gây tổn hại lớn đến lòng tin của người tiêu dùng đối với toàn bộ thị trường QLED", đại diện Hansol nói.Về phía TCL, theo một số nguồn tin, hãng phủ nhận cáo buộc và khẳng định ba mẫu TV trên đều sử dụng tấm nền (QD films) có chứa cadmi.Sau khi nhận được đơn khiếu nại, FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ) sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc của Hansol. Nếu phát hiện sai phạm, TCL có thể phải chịu yêu cầu khắc phục, nộp phạt hoặc các hình phạt bổ sung khác tùy theo kết quả điều tra.Những cáo buộc diễn ra trong bối cảnh Hisense và TCL đẩy mạnh chiến lược giá rẻ để cạnh tranh với những thương hiệu khác đang dẫn đầu thị trường QLED nhờ công nghệ QD-OLED. Hisense từng được đánh giá cao với dòng U8, U8N nhờ chất lượng hình ảnh tốt trong phân khúc giá thấp, nhưng các vụ bê bối hiện tại có thể làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.
Hành trình gắn kết bằng võ học của game thủ Tân Thiên Long Mobile VNG
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.