Vốn ngoại rót vào bất động sản tăng vọt với hơn 3,2 tỉ USD
Theo quyết định số 11 ngày 23.1 của Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí, năm 2025 thanh tra theo kế hoạch gồm có các tòa:Vụ Giám đốc kiểm tra I TAND tối cao.Vụ Giám đốc kiểm tra II TAND tối cao.TAND cấp cao tại Hà Nội.TAND cấp cao tại TP.HCM.TAND TP.Hà Nội và 4 đơn vị TAND cấp huyện TP.Hà Nội.TAND tỉnh và 2 TAND cấp huyện của các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, Đồng Nai và Kiên Giang.Căn cứ tình hình thực tiễn, TAND tối cao sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất tại một số TAND khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý.Theo yêu cầu công tác, Chánh án TAND tối cao chỉ đạo một số TAND tự tiến hành thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả về TAND tối cao (thông qua thanh tra). TAND tối cao sẽ xem xét, đánh giá kết quả thanh tra của tòa cấp dưới và tiến hành thanh tra lại khi xét thấy cần thiết.Đoàn thanh tra lựa chọn một số hoặc tất cả nội dung sau:Thanh tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ.Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ, việc thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị, người giữ chức danh tư pháp trong tòa án theo quy định của pháp luật và các quy định của tòa án.Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đơn vị về các mặt công tác: tổ chức, cán bộ; đầu tư xây dựng cơ bản; tài chính, kế toán; thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân và công tác khác theo quy định của luật Phòng, chống tham nhũng.Thực hiện chủ trương, đường lối, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng gắn thanh tra công vụ với kiểm tra nghiệp vụ.Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; xác định thanh tra, kiểm tra là một trong các biện pháp quan trọng trong quản lý, điều hành của người đứng đầu.Chủ động phát hiện sai phạm của cán bộ, công chức trong đơn vị, nhất là hành vi lợi dụng nhiệm vụ để tham nhũng, tiêu cực phải xử lý nghiêm để làm gương. Đồng thời chủ động rà soát, kiến nghị bổ sung, điều chỉnh các quy định chưa phù hợp đối với cấp có thẩm quyền để tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.Qua thanh tra, kiểm tra, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong tòa án. Từ đó kịp thời có các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.Kế hoạch thanh tra phải bảo đảm tính khả thi, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tòa án, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra…Việc triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra phải có nội dung, đề cương cụ thể, rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.Kết thúc thanh tra phải có báo cáo, kết luận một cách khách quan, toàn diện và công khai kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật. Mục đích để đối tượng thanh tra và các đơn vị có liên quan khắc phục hậu quả, xử lý các sai phạm (nếu có), và có biện pháp chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác.Sư đoàn không quân 372 nâng cao trình độ ném bom mặt nước, đánh chặn
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.
Apple sắp đạt thỏa thuận đưa ChatGPT lên iPhone
Võ Văn Hải, một YouTuber khá lâu năm trong lĩnh vực bán hàng online cho biết: Livetream đòi hỏi phải hoạt ngôn, lanh lẹ, nói chuyện có duyên, có câu chuyện để thu hút người xem, thậm chí là phải đu "trend", tham gia vào các cuộc tranh luận trên mạng xã hội để tạo sự chú ý. Với những người xem kênh ủng hộ, họ mua hàng chỉ vì họ thích chủ kênh chứ không hẳn là vì nhu cầu. Chính vì vậy, một số chủ kênh YouTube ban đầu chỉ là lên mạng phân tích, bình luận các câu chuyện thời sự, nhưng khi có một lượng khán giả ủng hộ thì bắt đầu chuyển sang bán hàng online.
Ngày 10.1, Cơ quan CSĐT Công an H.Bố Trạch (Quảng Bình) tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trương Văn Bắt (37 tuổi, trú xã Tạ An Khương Đông, H.Đầm Dơi, Cà Mau; tạm trú tại P.8, Q.Gò Vấp, TP.HCM) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, Trương Văn Bắt tự xưng có mối quan hệ quen biết với cán bộ thụ lý các vụ án. Từ khoảng tháng 12.2023 đến tháng 4.2024, lợi dụng nhu cầu muốn xin giảm án hoặc xem xét được tại ngoại cho người thân (đang bị tạm giam và thi hành án tại phía nam) của một số bị hại, Bắt đưa thông tin có quan hệ, quen biết với một số người có chức vụ để tạo vỏ bọc tin tưởng rồi yêu cầu chuyển tiền.Đến thời hạn đã hứa hẹn, Bắt tìm lý do trì hoãn, yêu cầu bị hại tiếp tục chuyển tiền để lo “chạy án”. Khi các bị hại đòi lại tiền, Bắt không trả và chặn liên lạc. Tổng số tiền Bắt nhận từ các bị hại là 645 triệu đồng. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định có 4 bị hại tại H.Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Thừa Thiên - Huế: Sau lốc xoáy, bộ đội không để dân phải ‘màn trời chiếu đất’
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.