Paulo Dybala từ chối gia hạn với Juventus, ‘gõ cửa’ M.U và Tottenham
Với diễn biến tăng trưởng đều ở cả 3 miền, giá heo hơi bình quân cả nước đã đạt 63.000 đồng/kg.Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến công bố đường bay Hà Nội - Melbourne
Swift mang đến nhiều cảm xúc sau tay lái, phù hợp với người thích vần vô lăng
'Nữ hoàng chạy địa hình' về nhất giải marathon lúc nửa đêm ở TP.HCM
Theo viên chức Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Kawaguchi Masakazu nói với AFP ngày 13.3, Nhật Bản đặt mục tiêu xuất khẩu 350.000 tấn gạo vào năm 2030, gần gấp 8 lần so với khối lượng xuất khẩu năm 2024 là 45.000 tấn - trị giá 12 tỉ yen (81 triệu USD).Ông Masakazu cho biết mục tiêu nêu trên có thể được nội các phê duyệt trong tháng 3. Đây là một phần trong chính sách quốc gia của Nhật Bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo và nỗ lực nâng cao năng lực canh tác gạo.Lượng gạo tiêu thụ tại Nhật Bản đã giảm một nửa trong vòng 60 năm qua, một phần do chế độ ăn uống hiện nay có nhiều nguồn tinh bột khác như bánh mì và mì sợi. Khi nhu cầu giảm, nông dân cũng giảm mạnh canh tác, dẫn đến tình trạng thiếu gạo khi có tình huống phát sinh làm tăng nhu cầu đột ngột. Mục tiêu tăng xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản nhằm duy trì sản lượng ổn định và có thể nhanh chóng hỗ trợ nhu cầu thị trường nội địa.Nguồn cung gạo tại Nhật Bản đang thiếu hụt, đến từ nhiều yếu tố, bao gồm mất mùa do thời tiết nóng, những lần người dân hoang mang trước cảnh báo siêu động đất vào năm ngoái và đã tích trữ gạo. Một số doanh nghiệp cũng được cho là đang giữ hàng tồn để chờ thời điểm thích hợp. Tuần này, chính phủ Nhật Bản đã mở đợt đấu giá kho gạo dự trữ khẩn cấp, điều hiếm xảy ra tại nước này, nhằm hạ giá gạo vốn đã tăng gấp đôi trong năm qua.Theo báo Asahi, hiện lượng gạo xuất khẩu chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng gạo tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu đạt 350.000 tấn thì sẽ tương đương 5% sản lượng hiện nay. Khi nhu cầu sử dụng gạo làm nguồn thực phẩm giảm, chính phủ đang khuyến khích nông dân trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu hoặc cho các mục đích sử dụng khác mà không phải làm lương thực chính.Giá gạo Nhật thường đắt hơn các nước khác do chi phí sản xuất cao. Chính phủ Nhật Bản cũng đang tìm những giải pháp giảm chi phí qua việc mở rộng đất trồng, phát triển sản phẩm và phương pháp canh tác thông minh, cải tiến giống lúa để tăng năng suất.
Bitcoin (BTC) đã giảm 15% một tuần sau khi thiết lập mức cao kỷ lục khoảng 108.365 USD, theo dữ liệu từ Bitstamp. chiều 28.12, mỗi BTC giao dịch quanh mức 94.000 USD. Tuy nhiên, nhiều chỉ số cho thấy một kịch bản tồi tệ hơn vẫn có thể xảy ra, Bitcoin có thể giảm sâu dưới mức 80.000 USD.Trong bài đăng trên X ngày 26.12, nhà phân tích Aksel Kibar dự báo giá Bitcoin có thể dao động trong khoảng từ 60.000 USD đến 90.000 USD. Dựa trên phân tích chu kỳ giá, Kibar cho rằng mức trung bình khoảng 80.000 USD có thể là đích đến tiếp theo của Bitcoin. Một bài phân tích khác về biểu đồ giá cho thấy Bitcoin có thể giảm đến mức thấp nhất là 73.700 USD. Andre Dragosch, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Bitwise châu Âu, dự đoán thị trường có thể chứng kiến "nhiều đau đớn hơn" trong tuần tới khi Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. "Bức tranh vĩ mô cho thấy Fed đang trong tình thế khó khăn vì các điều kiện tài chính tiếp tục thắt chặt dù đã cắt giảm lãi suất ba lần liên tiếp từ tháng 9. Trong khi đó, chỉ số về lạm phát tiêu dùng tiếp tục tăng tốc trở lại", Dragosch nói với CoinDesk.Khi Fed thông báo cắt giảm lãi suất hôm 19.12, Bitcoin đã rơi thẳng đứng từ đỉnh 108.000 USD xuống 100.000 USD rồi tiếp tục giảm còn 95.000 USD trong 48 giờ sau đó. Một tuần sau thông báo của Fed, Bitcoin vẫn chưa lấy lại được ngưỡng kháng cự 100.000 USD. Việc Fed cắt giảm lãi suất có thể khiến đồng USD mạnh hơn, đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ tìm cách thoái vốn khỏi những tài sản có tính rủi ro cao như Bitcoin.Theo ForexX Mindset, thị trường có thể sắp chứng kiến một đợt bán tháo lớn Bitcoin do mối tương quan tiêu cực với chỉ số thống trị của USDT (tiền kỹ thuật số ổn định giá - stablecoin - được neo giá 1:1 vào USD). Các chỉ số cho thấy USDT đang phục hồi đáng kể sau khi chạm mức hỗ trợ. Điều này đồng nghĩa một cuộc tháo chạy đang diễn ra. Các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm đến những lựa chọn an toàn hơn là rút tài sản về USDT. "Chúng ta có thể chứng kiến một đợt tăng giá mạnh của Bitcoin. Nhưng mọi người đừng nhầm tưởng thị trường đang khởi sắc. Đừng tin vào nó. Đó là một cái bẫy. Ngay sau đà tăng đột biến đó, một cú sập khổng lồ sẽ ập đến. Bất kỳ ai không tỉnh táo đều có thể bị xóa sổ khỏi cuộc chơi", ForexX Mindset cảnh báo.Nhà phân tích này cho rằng các cá voi có thể đang cố tình đẩy giá Bitcoin lên cao để thu hút các giao dịch lẻ. Mục đích của họ là bán tháo lượng Bitcoin đang nắm giữ với mức giá cao, đẩy khoản lỗ về cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Dựa trên phân tích đường trung bình động lũy thừa EMA (Exponential Moving Average) 20 tuần, Bitcoin có thể điều chỉnh về mức 81.500 USD. Một đợt giảm giá lớn tiếp theo có thể khiến Bitcoin kiểm tra lại đường EMA 50 tuần với mức giảm sâu hơn là 67.700 USD. Chỉ số này tương ứng với dự đoán giảm giá của Fibonacci 1.0. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng những điều chỉnh này là cần thiết để Bitcoin hướng đến mục tiêu giá lớn hơn là 150.000 USD vào nửa đầu năm 2025. Tuy nhiên, đây là kịch bản lạc quan, thị trường vẫn còn quá nhiều biến động khó lường, do đó người chơi cần cẩn trọng trong giai đoạn nhiều biến động này.
Món súp lạnh - giải nhiệt, đẹp da, giữ dáng mùa nắng nóng
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Năm 2025, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo được Chính phủ quy định là 4,7%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm là quá cao.Bên cạnh đó, hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý chỉ khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó. Thời gian cho vay trong 10-15 năm sẽ tạo "cú huých", khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc các dự án bất động sản hiện hữu, chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà ở thương mại giá vừa túi tiền. Việc này cùng với Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ tái cấu trúc thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Bởi lẽ HoREA cho rằng, đa số người trẻ có chí tiến thủ, còn một khoảng đời dài để làm ăn và trả nợ, thông thường sau khoảng 10-15 năm sẽ có thu nhập tăng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, nên hầu như không có rủi ro cho các ngân hàng thương mại cho vay.Song song đó, HoREA cũng cho rằng cần xem xét bổ sung vào Nghị định 100/2024 quy định công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm cũng là một loại nhà ở xã hội, là nhà ở riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, mà người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư. Quy định này nhằm để cho các chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Điển hình là TP.HCM có khoảng 60.470 người kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn với tổng số phòng trọ 560.000 phòng, đáp ứng chỗ thuê trọ cho 1,4 triệu người nhưng hiện nay, do chưa được hỗ trợ theo chính sách nhà ở xã hội nên các chủ nhà trọ phải nộp thuế khoán bằng 7%/doanh thu, bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế khoán này tương tự như các chủ khách sạn mini thuộc loại hình dịch vụ lưu trú ngắn hạn là không hợp tình hợp lý. Nếu công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn là một loại hình nhà ở xã hội thì các chủ nhà trọ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về thuế như được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở xã hội. Khi đó, chủ nhà trọ chỉ phải nộp thuế khoán/doanh thu là 3,5% và còn được vay tín dụng ưu đãi để xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trọ phục vụ người thuê...