Ngôi sao bóng đá Vinicius đầu tư vào thể thao điện tử
Gian nan thử thách các nhà đương kim vô địch (ĐKVĐ). Quả thật như vậy, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM (UPES) đã sống sót một cách thần kỳ ở vòng loại nhóm 1, khi thoát qua cánh cửa rất hẹp để giành ngôi đầu bảng vào vòng play-off. Đội bóng của HLV Phạm Thế Vinh chỉ còn không tới 1% cho khả năng đi tiếp, sau khi thất thủ ở trận ra quân trước đội Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM với tỷ số 0-2.Nhưng rồi, định mệnh như buộc họ phải đi tiếp để tiếp tục hành trình bảo vệ ngôi vô địch quý giá đoạt được ở mùa giải lần II - 2024. Trận thua sốc của đội Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM sau đó trước đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn với tỷ số 0-2, đã mở ra hy vọng cho UPES và họ đã nắm lấy cơ hội giành vé đi tiếp một cách ngoạn mục. UPES thắng thuyết phục đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn tỷ số 3-0 ở lượt cuối nhóm đấu. Qua đó, khẳng định tư chất của những nhà ĐKVĐ không hề suy giảm, và đang từng bước được củng cố sau thời gian chuyển giao lực lượng và bắt đầu vào guồng trở lại.Tuy nhiên, vẫn còn một thử thách nữa cho đội quân của HLV Phạm Thế Vinh để chứng minh năng lực thật sự của họ. Lá thăm may rủi đã đưa UPES phải đối mặt với một đối thủ rất mạnh tại vòng play-off đó là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đội toàn thắng ở nhóm 3, trong đó có trận thắng đội ứng viên nặng ký Trường ĐH Văn Lang tỷ số 1-0. Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM càng chơi càng hay, cho thấy họ là đối thủ xứng tầm và rất khó nhằn cho UPES. "Đối thủ rất mạnh, nhưng tôi tin rằng, một khi UPES đã vượt qua gian nan tưởng chừng không thể vượt qua ở vòng loại, thì nay không có lý do gì chúng tôi phải e ngại đối thủ. Tôi tin tưởng, thầy trò UPES sẽ một lần nữa nỗ lực cùng nhau để góp mặt ở VCK", HLV Phạm Thái Vinh chia sẻ.Trận play-off giữa UPES và đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng được đánh giá là "trận chung kết" ở vòng loại bảng E khu vực TP.HCM giải TNSV THACO cup 2025. Hứa hẹn nhiều kịch tính và sự bất ngờ sẽ xảy ra. Như trận play-off của đội tân binh ĐH Kinh tế TP.HCM gây sốc khi loại đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sau loạt sút luân lưu cân não diễn ra ngày 14.1 (hòa 1-1 trong giờ thi đấu chính). Đây là lần thứ 2 tại giải TNSV, đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM mất vé dự VCK sau khi thua đau ở loạt sút luân lưu như ở mùa lần I - 2023.Lái xe máy chạy sai luật, người đàn ông còn phun nước bọt vào ô tô
Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng thủy văn thông tin, đến năm 2030, ngành sẽ nâng tổng số trạm quan trắc tự động trên toàn mạng lưới đạt 95% đối với các trạm khí tượng, đo mực nước, đo mưa, đo gió trên cao và tối thiểu 40% đối với các trạm đo lưu lượng nước. Nghiên cứu áp dụng công nghệ quan trắc từ xa bằng vệ tinh, camera, viễn thám, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quan trắc phục vụ giám sát, dự báo trên diện rộng.
Những tấm lòng vàng 17.8.2022
Theo thông tin mới nhất từ Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, sau khi đưa vào khai thác, nhà ga hành khách T3 sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa của 2 hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air. Nhà ga T1 đang khai thác hiện nay sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa của 4 hãng hàng không Vasco, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Pacific Airlines.Kế hoạch chuyển đổi được chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 từ 24.4 - 27.4 sẽ tổ chức các chuyến bay thử nghiệm thực tế đường bay Tân Sơn Nhất - Vân Đồn - Tân Sơn Nhất, do 2 hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air khai thác. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ cất cánh lúc 4 giờ 1 phút ngày 24.4. Giai đoạn 2 áp dụng từ 28.4 - 4.5, khai thác thêm đường bay trục chính TP.HCM - Hà Nội của Vietnam Airlines và Vietjet Air.Ngày 30.4, nhà ga hành khách T3 sẽ chính thức khai trương và từ 5.5 sẽ khai thác chính thức tất cả các chuyến bay nội địa của hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air. Khi đó, hành khách bay trên tất cả các chuyến bay nội địa của 2 hãng hàng không này sẽ chuyển sang làm thủ tục tại nhà ga T3. Đây là 2 hãng hàng không có số lượng và tần suất khai thác chuyến bay lớn nhất hiện nay, sau khi chuyển sang khai thác tại ga nhà T3 sẽ giảm tải rất lớn cho tình trạng ùn tắc hiện hữu tại nhà ga T1.Hạng mục nhà ga hành khách T3 có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2, công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tàu bay code C và code E. Nhà ga T3 được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 89 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check-in, 26 cửa ra tàu bay. Trong đó 13 cửa bằng ống lồng và 13 cửa bằng xe buýt, có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách đi.Đặc biệt, nhà ga được thiết kế 8 cửa kiểm soát an ninh và 1 khu riêng biệt phục vụ hành khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên.Để kết nối với ga T3, dự án đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, dài 4 km ở bên ngoài với tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỉ đồng cũng đang chạy nước rút về đích. Toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành dịp 30.4 đồng bộ với ngày khai trương nhà ga T3, giúp kết nối đồng bộ giữa các công trình và giảm ùn tắc cho cả khu vực Tân Sơn Nhất.
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.
Ngày nắng nóng đỉnh điểm ở TP.HCM: Cùng xem nhiệt độ nơi nào nóng nhất?
Ưu điểm duy nhất trong trải nghiệm Toyota Veloz Cross nằm ở hệ thống trợ lực vô lăng có phản hồi tốt, giúp người lái cảm nhận được khá chính xác mặt đường. Nhưng đôi khi điều này không đáp ứng sở thích của người chuộng kiểu lái êm ái như các mẫu xe Hàn Quốc.