Úc đầu tư mạnh vào UAV quân sự thế hệ mới
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên chứng minh tác dụng của protein ở trẻ từ 3 đến 17 tuổi.Giá xăng dầu hôm nay 9.4.2024: Giảm nhẹ
Giá cà phê Brazil kỳ hạn giao tháng 5 tăng đến 166,1 USD/tấn lên 5.986 USD/tấn và kỳ hạn tháng 9 tăng 136,4 USD/tấn.
Chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại 2023: Sức hút đến từ những kỷ lục
Trước luồng dư luận đặt câu hỏi về việc những người đã phẫu thuật thẩm mỹ, giải phẫu khuôn mặt... khi xuất nhập cảnh liệu có gặp khó khăn, đại tá Tuấn cho biết, công tác kiểm soát hộ chiếu giấy tờ từ trước đến nay, các sai sót về khuôn mặt đều được khuyến cáo từ trước và các công dân có sự thay đổi về ảnh khuôn mặt, phải thực hiện thủ tục cấp đổi căn cước công dân và hộ chiếu.Cục phó A08 khuyến cáo các công dân có giải phẫu, thẩm mỹ thay đổi khuôn mặt cần làm thủ tục cấp đổi căn cước, hộ chiếu theo diện mạo mới để tránh gặp khó khăn khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ù tai có nguy cơ gây đột quỵ ở người lớn tuổi, bác sĩ đưa ra lời khuyên; Các nhà khoa học đã tìm ra cách hóa giải nỗi lo 'tóc bạc'; Chạy bộ vừa phải hay hết tốc lực tốt hơn?...Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng với đủ 9 loại a xít amin thiết yếu. Lòng trắng trứng chứa một nửa lượng protein trong trứng nhưng lại không chứa cholesterol như lòng đỏ. Phần lòng trắng này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.Lòng trắng trứng giàu protein, ít calo và không có chất béo, rất phù hợp cho những ai muốn tăng cơ, giảm cân hoặc kiểm soát cholesterol. Ngoài ra, lòng trắng trứng còn rất tốt cho huyết áp.Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Agricultural and Food Chemistry cho thấy trong lòng trắng trứng chứa RVPSL, một loại peptide có tác dụng giảm huyết áp. Peptide là các chuỗi a xít amin và cũng là thành phần cơ bản cấu thành protein. Khi thử nghiệm trên động vật, các nhà khoa học phát hiện huyết áp của chúng giảm đáng kể sau 4 tuần ăn thường xuyên lòng trắng trứng.Lợi ích này cũng xuất hiện trên người. Trong nghiên cứu công bố trên chuyên san International Journal of Science and Research investigated, các nhà khoa học phát hiện lòng trắng giúp giảm huyết áp ở những thai phụ bị tăng huyết áp thai kỳ. Cụ thể, mỗi ngày ăn 2 lòng trắng trứng có thể giúp thai phụ giảm huyết áp tâm thu 6,33 mmHg và huyết áp tâm trương 5,66 mmHg. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 4.3.Giữ mãi tuổi thanh xuân với làn da trắng sáng không nếp nhăn cùng mái tóc đen bóng là niềm ao ước của biết bao người. Giờ đây, giấc mơ này đang trở thành hiện thực.Các nhà khoa học người Đức đã tìm ra phương pháp điều trị có thể ngăn ngừa ngay từ đầu các dấu hiệu lão hóa phổ biến như nếp nhăn và tóc bạc, có thể cách mạng hóa các phương pháp điều trị chống lão hóa.Các nhà nghiên cứu cho biết một số loại hoóc môn có tác dụng "đáng kinh ngạc và bất ngờ" đối với da và tóc, mở ra những hướng điều trị mới tiềm năng.Để hiểu rõ hơn về vai trò của hoóc môn trong việc kiểm soát quá trình lão hóa da, các nhà khoa học từ Đại học Munster (Đức) đã nghiên cứu các hoóc môn mà họ tin là "chìa khóa" trong việc kiểm soát quá trình lão hóa da, bao gồm yếu tố tăng trưởng giống insulin 1, estrogen, retinoid và melatonin.Đặc biệt, melatonin là loại hoóc môn tự nhiên giúp điều hòa giấc ngủ, đã cho thấy triển vọng đặc biệt.Melatonin đặc biệt thú vị như một chất chống lão hóa da tiềm năng vì nó là một phân tử nhỏ được dung nạp tốt, là chất chống oxy hóa, cũng như chất điều hòa quá trình trao đổi chất của ty thể.Hóa ra ngoài tác dụng giúp ngủ ngon, hoóc môn này cũng có thể có các đặc tính chống lão hóa quan trọng. Vì khi melatonin đi vào máu, tác dụng chống oxy hóa của nó giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn hại, về cơ bản là chống lại quá trình lão hóa. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 4.3.Chậm mà chắc - câu nói này hoàn toàn phù hợp để mô tả lợi ích sức khỏe của việc chạy bộ vừa phải và thường xuyên.Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Trao tiền bạn đọc hỗ trợ cho con gái của sản phụ vừa mất
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.