Những tấm lòng vàng 24.4.2023
Hai năm trước, anh Nguyễn Văn Hòa (trú Q.Cầu Giấy, Hà Nội) từng "tá hỏa" khi nộp hồ sơ làm thủ tục vay tiền mua nhà thì phát hiện mình có khoản nợ xấu tại một công ty tài chính. Trước đó, anh chưa từng làm hồ sơ vay tiền. Ngay lập tức liên hệ công ty tài chính, anh mới phát hiện CMND mình làm mất thời gian trước đã bị kẻ gian lợi dụng để làm hồ sơ vay tiền.Khi xác định rõ đây là trường hợp giả mạo khoản vay, anh Hòa không bị đòi tiền, được hoàn tất hồ sơ để điều chỉnh thông tin dư nợ tín dụng. Dù vậy, anh Hòa cũng gặp không ít phiền hà khi mất nhiều thời gian, công sức làm rõ câu chuyện, đồng thời bị ảnh hưởng tới tiến độ vay tiền tại ngân hàng."Tôi hoàn toàn không biết gì về khoản nợ trên trời rơi xuống đó. Nếu như không vì có nhu cầu vay tiền và kịp thời phát hiện, không biết còn chuyện gì có thể xảy ra. Từ đó tới nay, tôi luôn rất cẩn trọng bảo vệ thông tin cá nhân, đồng thời cũng để tâm hơn tới chuyện kiểm tra lịch sử tín dụng", anh Hòa nói.Vài năm trở lại đây, tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân của người khác để làm giả hồ sơ vay tiền từ các tổ chức tài chính, ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn tinh vi. Dù đã hạn chế hơn nhiều, song vẫn còn trường hợp đối tượng dùng thông tin cá nhân của người khác để đăng ký giả mạo tài khoản ngân hàng nhằm giải ngân các khoản vay rồi chiếm đoạt.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, đánh giá hiện nay việc mua bán thông tin cá nhân diễn ra nhan nhản, dễ dàng. "Khi đã có thông tin cơ bản của khách hàng như họ tên, CCCD, địa chỉ, số tài khoản…, đối tượng lừa đảo sử dụng để tiến hành vay tiền. Ngân hàng có thể vô tình cấp hạn mức tín dụng hoặc cho vay một khoản nào đó. Người bị hại hoàn toàn không biết gì", ông Hiếu nói.Việc bất ngờ nhận được thông báo phải thanh toán khoản vay, hoặc bị nợ xấu trong khi chưa từng vay vốn... được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ gây ra tác hại lớn cho cá nhân, bởi người dân bị ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm. Chiều ngược lại, các công ty tài chính, ngân hàng cũng bị tổn thất nghiêm trọng về tài sản và uy tín thương hiệu. Cả 2 đều là nạn nhân, mất rất nhiều thời gian để xử lý hậu quả."Hậu quả với các cá nhân bị đánh cắp thông tin rồi vay khống tiền rất lớn. Bởi cá nhân có lịch sử tín dụng không tốt thường rất khó có thể vay tiền hoặc phải vay với mức lãi suất rất cao", ông Hiếu nhìn nhận.Để tránh những câu chuyện "tá hỏa", ngỡ ngàng, bỗng dưng thành "con nợ" và phải giải quyết loạt rắc rối đi kèm, giải pháp được cơ quan quản lý nhà nước cũng như giới chuyên gia tài chính khuyến cáo là mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức "phòng bệnh hơn chữa bệnh", chủ động bảo vệ thông tin cá nhân của mình.Bên cạnh đó, chủ động tra cứu, nắm rõ lịch sử tín dụng cũng là giải pháp hiệu quả. Dẫn ví dụ tại Mỹ, ông Hiếu cho biết hiện có 3 công ty thông tin tín dụng tư nhân lớn ở Mỹ bao gồm Equifax, Experian và TransUnion. Họ theo dõi, tạo ra các báo cáo tín dụng gồm lịch sử tín dụng và các thông tin tài chính khác. Họ có khoảng vài chục tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Thông thường, điểm tín dụng dao động từ 400 - 800. Ai có mức điểm cao là người dễ dàng đi vay, còn nếu có điểm tín dụng từ 500 trở xuống thường rất khó vay, thậm chí không vay được."Các ngân hàng chủ động cung cấp thông tin cho 3 đơn vị kể trên nên hệ thống của họ rất chính xác. Luật về tài chính của Mỹ bắt buộc các đơn vị này phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân Mỹ mỗi năm một lần. Đương nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu tra cứu thông tin thường xuyên hơn sẽ phải trả mức phí phù hợp", ông Hiếu nói.Trên thực tế, tại Việt Nam cũng có đơn vị cung cấp dịch vụ tương tự như 3 công ty tại Mỹ là Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB). Việt Nam cũng bắt buộc công ty thông tin tín dụng tư nhân phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân mỗi năm một lần. PCB hiện có ứng dụng "Thông tin tín dụng" để giúp khách hàng lấy báo cáo tín dụng miễn phí mỗi năm một lần, từ lần 2 là 20.000 đồng/báo cáo.Theo tìm hiểu, PCB còn đang cung cấp gói giải pháp "Phòng chống trộm cắp thông tin định danh - ID365", cho phép khách hàng cá nhân tự kiểm tra và theo dõi thông tin tín dụng thường xuyên.Gói giải pháp này gồm cảnh báo phòng chống gian lận thông tin định danh, cảnh báo qua email khách hàng đăng ký và báo cáo tín dụng trả về kèm theo. Với mức chi phí 180.000 đồng/6 tháng, khách hàng có thể nhận về 6 báo cáo tín dụng và cảnh báo qua email bất cứ khi nào thông tin định danh của khách hàng được sử dụng hoặc một khoản vay mới được giải ngân, các thay đổi liên quan đến tình trạng hợp đồng vay…"Nhìn chung, khách hàng có thể có cái nhìn toàn diện về lịch sử tín dụng, bao gồm thông tin định danh, thông tin những khoản vay, lịch sử thanh toán. Điều này giúp ngăn chặn các trường hợp gian lận thông tin để yêu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng, làm tổn hại đến uy tín tín dụng của khách hàng; phát hiện và xử lý kịp thời các thông tin tín dụng không chính xác của khách hàng", đại diện PCB thông tin.Để nâng cao hiểu biết về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, giúp mỗi người dân biết cách bảo vệ mình hơn trong bối cảnh lừa đảo ở lĩnh vực này ngày càng gia tăng, theo ông Hiếu, thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình giáo dục tài chính cá nhân.Trong đó, phải truyền thông rõ để người dân hiểu được tầm quan trọng của việc nắm rõ lịch sử tín dụng, biết cách tra cứu ra sao khi cần thiết. Ví dụ, họ có thể làm việc đó ở đâu, như thế nào, có thể tìm đến đơn vị, doanh nghiệp nào uy tín, đáng tin cậy…Quân đội Mỹ lần đầu mua hải sản để ủng hộ Nhật Bản
Tương tự, những đơn hàng trực tuyến của Trần Ngọc Ánh Trúc (24 tuổi), ngụ tại đường Trần Thị Điệu, P.Phước Long B, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cũng được cô nàng “chốt đơn” lúc nửa đêm. Trúc chia sẻ: “Ban ngày đi làm không có thời gian nên tối đến mình hay lướt các sàn thương mại điện tử để xem quần áo, giày dép… Mục đích chỉ để xem giải trí thôi nhưng lát sau chuyển sang mua hàng luôn”.
Những khu ẩm thực đường phố nổi tiếng trên thế giới
Sự tăng trưởng không đồng đều về tiêu thụ ô tô mới giữa các quốc gia khiến thị trường ô tô Đông Nam Á chưa thể lấy lại đà tăng trưởng. Theo dữ liệu thống kê vừa được chuyên trang Focus2move công bố, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô mới tại Đông Nam Á đạt 3,2 triệu xe, giảm 4,8% so với năm 2023. Với kết quả này, Đông Nam Á vẫn là thị trường tiểu khu vực lớn thứ 5 trên thế giới.Đáng chú ý, trái với sự suy giảm của dòng xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 44,6%. Sự xuất hiện ồ ạt của các mẫu mã ô tô điện đến từ Trung Quốc, cùng sự quan tâm của khách hàng… tạo động lực giúp doanh số bán ô tô điện tăng trưởng. Theo Focus2move, nỗ lực mở rộng thị trường giúp VinFast dẫn đầu doanh số bán ô tô điện với 30% thị phần, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như BYD , MG và Wuling cũng đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số để củng cố vị thế.Trong số các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia tiêu thụ ô tô nhiều nhất. Đã có 790.647 xe ô tô mới bán ra tại xứ vạn đảo trong năm 2024, dù vậy con số này vẫn thấp hơn năm 2023 khoảng 14,1%. Vị trí thứ 2 có sự thay đổi khi Thái Lan không còn giữ được vị thế, thay vào đó, sự vươn lên của Malaysia với 782.023 xe không chỉ giúp quốc gia này chiếm 24,4% thị phần ô tô khu vực Đông Nam Á mà còn tăng 2% so với năm 2023.Thái Lan rơi xuống vị trí thứ 3 khi chỉ bán được 678.010 xe, giảm 16%. Khác với Thái Lan, Indonesia, những thị trường còn lại trong khu vực đều có sự tăng trưởng về doanh số bán ô tô mới. Cụ thể, Philippines tiêu thụ 468.879 xe (tăng 7,7%), kết quả này giúp Philippines xếp vị trí thứ 4. Trong khi đó, những bước tiến trong những tháng cuối năm giúp Việt Nam kết thúc năm 2024 với 379.527 xe (tăng 9,2%).Singapore cũng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng với 43.023 xe bán ra (tăng 42,4%) và Campuchia xếp thứ 7 với 35.465 xe bán ra (tăng 7%). Dù vậy, bước tăng trưởng của các thị trường như Philippines, Việt Nam, Singapore hay Campuchia không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm khá lớn tại Thái Lan, Indonesia - hai thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Focus2move, đây chính là lý do kéo tổng doanh số bán ô tô tại Đông Nam Á sụt giảm so với năm 2023. Hai vị trí cuối bảng lần lượt thuộc về Lào với 22.886 xe ô tô mới bán ra trong năm 2024 (tăng 2,6%) và Myanmar xếp thứ 9 với 4.203 xe (tăng 12,6%).
Chi hội Thẻ Ngân hàng cho biết, thời gian vừa qua, một số ngân hàng bị đối tượng xấu đập phá máy ATM để chiếm đoạt tiền hoặc dùng các thủ đoạn mới, phức tạp để lắp đặt thiết bị skimming ăn cắp dữ liệu thẻ giao dịch tại ATM nhằm làm thẻ giả rút tiền... Không loại trừ các nhóm đối tượng này sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động rút tiền bằng các dữ liệu thẻ đã lấy cắp được trong suốt các khoảng thời gian trước đó.Các đối tượng thường dùng keo dán, băng dính để che camera không cho ghi lại hình ảnh và tiến hành đập phá thân máy hoặc dùng dụng cụ khò cửa trả tiền, két tiền của máy ATM nhằm phá hoại máy ATM và chiếm đoạt tiền ở trong máy. Hay lắp đặt thiết bị skimming ăn cắp dữ liệu thẻ giao dịch tại ATM để làm thẻ giả rút tiền tại chính địa bàn ăn cắp hoặc lân cận. Trường hợp đã ăn cắp được dữ liệu thẻ trước đó, đối tượng sử dụng hàng loạt thẻ đã được làm giả để rút tiền liên tục tại các ATM trên cùng một cung đường di chuyển.Vì vậy, Chi hội Thẻ đề nghị các ngân hàng thực hiện nghiêm túc đảm bảo hoạt động hệ thống ATM thông suốt. Đồng thời thực hiện rà soát hoạt động ATM tuân thủ quy định nội bộ của từng ngân hàng và quy định, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo ATM hoạt động liên tục 24/7. Bố trí cán bộ trực sự cố, thường xuyên cập nhật thông tin ATM qua các công cụ giám sát nội bộ của từng ngân hàng để xử lý sự cố, tiếp quỹ cho máy ATM đảm bảo ATM hoạt động liên tục, thông suốt, đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tăng cường cảnh giác với nguy cơ phá hoại ATM/ATM skimming để chiếm đoạt tiền và ứng xử kịp thời với nhóm đối tượng phá hoại. Bởi mục tiêu nhắm tới của các đối tượng phá hoại là các ATM đặt tại các vị trí vắng người, ít phương tiện qua lại vào đêm tối, không có bảo vệ 24/7.Các ngân hàng cần chủ động thực hiện truyền thông đa kênh đến khách hàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi giao dịch tại ATM để tăng cường nhận thức quản trị rủi ro chủ động của khách hàng. Rà soát hiện trường toàn bộ các ATM thuộc quản lý của ngân hàng, đảm bảo vị trí lắp đặt ATM được trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn an ninh, đặc biệt là camera (bao gồm cả đầu quét và bộ lưu trữ hình ảnh, báo động, báo cháy,...), điều chỉnh góc quay camera giám sát ATM, đảm bảo bao quát được các vị trí bao gồm khu vực đầu đọc thẻ, bàn phím nhập mã PIN làm cơ sở giám sát từ xa của ngân hàng đối với an ninh, an toàn của ATM.Bố trí cán bộ trực, rà soát hình ảnh camera tại ATM đặc biệt đối với địa điểm đặt máy không có lực lượng bảo vệ để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ đối tượng lắp đặt thiết bị đánh cắp dữ liệu, sử dụng thẻ gian lận hoặc các trường hợp nghi ngờ thực hiện phá hoại ATM. Tăng cường rà soát thực địa định kỳ toàn bộ ATM trong đó chú ý khu vực đầu đọc thẻ, bàn phím, thiết bị bảo vệ bàn phím (nếu có), vỏ ốp xung quanh màn hình ATM, camera ATM để kịp thời phát hiện thiết bị lạ được dán, ốp, kết nối bất thường với ATM và/hoặc các mũi khoan nhỏ để lắp đặt thiết bị/camera siêu nhỏ...Khi phát hiện ATM có dấu hiệu bất thường như có vết băng keo, thiết bị che bàn phím bị mất hoặc có dấu hiệu từng bị tháo ra lắp lại... cần kiểm tra chéo, rà soát lại hình ảnh camera tại ATM để xác định dấu hiệu nghi ngờ skimming. Đặc biệt, các đối tượng có hành vi lạ, nghi ngờ thực hiện lắp thiết bị skimming như có thiết bị lạ, giao dịch bằng thẻ có màu sắc, logo, biểu tượng lạ...
Vụ án Trương Mỹ Lan: Mức án cụ thể của 86 bị cáo
Theo nhà nghiên cứu Lý Đợi, họa sĩ Dinh Q. Lê cũng là đồng sáng lập Vietnam Art Foundation (VNFA) tại Los Angeles và Sàn Art (2007) tại TP.HCM. "Mục đích là bắc nhịp cầu cho những người làm văn hóa, sáng tạo ở Việt Nam "mở cửa" ra toàn thế giới. Với hàng trăm nghệ sĩ đương đại quốc tế và Việt Nam, có thể khẳng định sàn Art đã là một cột mốc nghề nghiệp, một ký ức tươi đẹp, là một địa chỉ để thay đổi tư duy", ông Lý Đợi chia sẻ.