Cà Mau: Phạt người đăng thông tin thất thiệt '12 con cá sấu xổng chuồng'
Tình trạng xếp hàng chờ đợi lâu, dây sạc quá ngắn và hành vi không đúng mực của một số tài xế đã dẫn đến căng thẳng tại các trạm sạc. Để tránh xung đột, dưới đây là những quy tắc quan trọng giúp người dùng xe điện có thể chung sống hòa thuận.Nguyên tắc đầu tiên là chỉ dừng đỗ tại các điểm sạc dành cho xe điện khi chúng ta thực sự cần sạc lại. Nhiều tài xế vẫn sử dụng các vị trí này như bãi đỗ xe thông thường, gây khó khăn cho những người cần sạc. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực đông đúc như trung tâm thành phố hay trung tâm mua sắm.Sau khi hoàn tất việc sạc cho xe điện của mình, hãy nhanh chóng giải phóng chỗ đỗ. Trong thực tế trên thế giới, nhiều nhà điều hành trạm sạc đã áp dụng phí cho việc chiếm dụng quá lâu. Chẳng hạn, Tesla tính phí lên đến 1 EUR cho mỗi phút đỗ xe không cần thiết tại các trạm Supercharger nhằm khuyến khích việc luân chuyển của các tài xế.Quản lý thời gian sạc là yếu tố quan trọng thứ ba. Xe điện thường sạc nhanh hơn khi pin còn yếu. Do đó, tài xế nên ưu tiên sạc từ 20% đến 80% để tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện cho người khác sử dụng trạm sạc. Sử dụng các ứng dụng lập kế hoạch tuyến đường cũng là một cách hiệu quả để tìm ra lộ trình tối ưu.Vị trí đỗ xe tại các trạm sạc cũng rất quan trọng, đặc biệt khi mạng lưới trạm sạc mở rộng cho nhiều thương hiệu khác nhau. Một số xe có thể cần chiếm 2 chỗ để tiếp cận trạm sạc, đặc biệt là với các thế hệ Supercharger cũ. Việc này cần được chú ý tại các trạm đông đúc và các lắp đặt mới với cáp dài hơn sẽ giúp giải quyết vấn đề này.Văn hóa xếp hàng là một phần không thể thiếu trong việc sử dụng trạm sạc. Đỗ xe có tổ chức giúp thiết lập thứ tự rõ ràng, tránh căng thẳng và đảm bảo quyền tiếp cận công bằng theo thứ tự. Tài xế cũng nên điều chỉnh mức sạc của mình dựa trên tình hình đông đúc, hãy chọn những trạm ít người hơn nếu có thể. Trong trường hợp không cần phải sạc để di chuyển quá xa, có thể sạc một phần cho xe để nhanh chóng di chuyển và nhường suất sạc cho những xe khác đang xếp hàng đợi đến lượt.
Dat Bike ra mắt dòng xe Quantum DxDragon phiên bản đặc biệt
Ngày 15.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hùng (38 tuổi, quê Thái Nguyên) mức án 14 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo điều 173 bộ luật Hình sự.Theo cáo trạng, khoảng tháng 11.2022, Hùng quen biết và góp vốn hơn 1 tỉ đồng để mua các thửa đất với bà Nông Thị Kim Cúc (Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ thương mại và đầu tư Minh Phúc). Trong quá trình hợp tác đầu tư, Hùng không được chia lợi nhuận như thỏa thuận. Nhiều lần Hùng yêu cầu bà Cúc trả tiền nhưng bà Cúc lẩn tránh.Trưa 2.3.2024, Nguyễn Văn Hùng sử dụng thẻ từ được bà Cúc đưa cho từ trước để vào căn hộ ở Q.12, TP.HCM nhưng không gặp bà Cúc. Sau đó, Hùng đến cửa hàng của bà Cúc, lợi dụng lúc người phụ nữ này không để ý, Hùng tự ý lấy chìa khóa ô tô hiệu Mercedes - Ben GLC300 lái đi, nhằm chiếm đoạt; khi đến địa bàn H.Hàm Tân, Bình Thuận thì bị cảnh sát bắt giữ. Qua định giá, xác định ô tô trên có giá trị hơn 1,5 tỉ đồng.Tại tòa, Nguyễn Văn Hùng thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Bị cáo khai trộm ô tô của bà Cúc là để trừ vào số tiền hơn 1 tỉ đồng trước đó đã góp vốn. HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của người khác, gây mất an toàn xã hội nên cần xử lý nghiêm.
HMD Global ra mắt loạt điện thoại phổ thông Nokia mới
Khi lớn tuổi, một số người sẽ bắt đầu bị khó tiểu hoặc nước tiểu đi ra nhưng bị gián đoạn nhiều lần. Đây là dấu hiệu cho thấy tuyến tiền liệt đang có vấn đề. Tuyến tiền liệt rất có thể đã phát triển lớn hơn và làm chèn ép niệu đạo, ống dẫn nước tiểu và ảnh hưởng đến bàng quang.
Hơn 13 giờ ngày 11.1, Công an H.Bình Chánh (TP.HCM) vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ nổ tại công ty ép keo trên đường An Hạ (xã Phạm Văn Hai).Theo thông tin ban đầu, hơn 9 giờ cùng ngày, người dân nghe một tiếng nổ lớn, sau đó thấy vách tôn của công ty làm keo nằm tại mặt tiền đường An Hạ (xã Phạm Văn Hai, H.Bình Chánh) hư hỏng. Tiếp đó, khói tỏa ra mù mịt bên trong công ty này. Vụ việc nhanh chóng được báo cơ quan chức năng địa phương. Nhiều xe chữa cháy sau đó cũng được điều đến hiện trường. "Tiếng nổ lớn lắm. Nhà tôi cách công ty làm keo một con kênh mà rung chấn như động đất. Khi công an đến, tôi thấy một người nam bị thương được dìu ra ngoài đưa vào bệnh viện. Xe cứu thương lúc sau cũng được điều đến nhưng họ đóng cửa công ty lại nên mình không rõ tình hình bên trong như thế nào. Không biết có thêm người bị thương hay không", một người dân có nhà đối diện công ty làm keo cho biết.Ghi nhận tại hiện trường, hơn 13 giờ cùng ngày, cổng công ty làm keo đóng cửa, bên trong lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành khám nghiệm hiện trường. Bên ngoài công ty này, một xe chữa cháy vẫn đang túc trực tại lối ra vào công ty. Cách đó một đoạn là một xe cứu thương. Nhiều công an, lực lượng an ninh trật tự khác bảo vệ bên ngoài công ty làm keo, giữ an ninh trật tự, điều tiết giao thông qua khu vực.Trao đổi với Báo Thanh Niên, một lãnh đạo UBND xã Phạm Văn Hai (H.Bình Chánh) xác nhận, có xảy ra vụ nổ trên địa bàn. Nơi xảy ra vụ nổ là một cơ sở làm ép keo. Vị này cho biết, hiện Công an H.Bình Chánh cùng các đơn vị liên quan đang điều tra nên sẽ cung cấp thông tin sau.
25 năm Tư vấn mùa thi: Hành trình của sự bền bỉ và đổi mới
Đèn sương mù

Tại Lithuania, NATO tìm cách tháo gỡ bất đồng về lộ trình kết nạp Ukraine
Tiến sĩ giáo dục mầm non nói về thế mạnh khi nam sinh theo nghề nuôi trẻ
Tờ Mint ngày 3.1 đưa tin viên kim cương 7,5 carat trị giá 20.000 USD (khoảng nửa tỉ đồng) mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tặng Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden là món quà đắt tiền nhất mà gia đình Tổng thống Joe Biden nhận được từ các lãnh đạo nước ngoài trong năm 2023.Thông tin được công bố ngày 2.1 trong kê khai kế toán hằng năm của văn phòng lễ tân thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Bên cạnh viên kim cương, Đệ nhất phu nhân Mỹ còn nhận chiếc trâm cài 14.063 USD từ đại sứ Ukraine, vòng tay, trâm cài và album ảnh trị giá 4.510 USD từ vợ chồng lãnh đạo Ai Cập.Tổng thống Biden nhận nhiều quà giá trị, gồm một album ảnh trị giá 7.100 USD của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, tượng chiến binh Mông Cổ 3.495 USD của Thủ tướng Mông Cổ, chiếc bát bạc 3.300 USD của Quốc vương Brunei, chiếc khay bạc 3.160 USD từ Tổng thống Israel và một khung tranh 2.400 USD từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Viên kim cương được để lại Cánh Đông của Nhà Trắng, văn phòng của đệ nhất phu nhân, để trưng bày trong khi các món quà khác được chuyển cho Cục Văn khố quốc gia.Theo luật, toàn bộ quà tặng trị giá hơn 480 USD phải được kê khai. Những món quà đắt tiền thường được trao lại cho Cục Văn khố hoặc được sử dụng để trưng bày. Lãnh đạo và các quan chức được tặng quà có quyền mua lại những món quà này với giá thị trường, dù chuyện này hiếm khi xảy ra, đặc biệt là với những món cao cấp.Cũng theo hồ sơ của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhiều nhân viên Cục Tình báo trung ương (CIA) khai báo đã nhận những món quà giá trị như đồng hồ, nước hoa và trang sức. Tuy vậy, gần như toàn bộ số quà này bị tiêu hủy, ước tính trị giá hơn 132.000 USD.
Manulife chi trả 8.623 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm năm 2023, tăng 25% so với 2022
Năm 2024, được sự quan tâm sâu sắc của Trung ương, Tỉnh ủy, cùng sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh và sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế của tỉnh Long An phục hồi rõ nét. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.Ông Huỳnh Văn Quang Hùng, Giám đốc Sở Công thương Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 của tỉnh ước đạt 11,885 tỉ USD (xuất khẩu 7,247 tỉ USD, tăng 16,77% so với cùng kỳ, đạt 96,63% kế hoạch; nhập khẩu 4,638 tỉ USD, tăng 17,36%, đạt 85,89% so với kế hoạch). Để có kết quả khả quan như vậy, năm qua, Sở Công thương Long An thường xuyên phối hợp các cơ quan thuộc Bộ Công thương, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại nhiều nước và các địa phương biên giới thông tin tình hình thị trường, chính sách pháp luật của các nước; Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tiếp cận và tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã ký kết; Thông tin cơ hội và thách thức trong xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc; Cung cấp thông tin Hội nghị Halal - thị trường xuất khẩu mới giàu tiềm năng; Đào tạo chuyên gia FTA thế hệ mới năm 2024.Đặc biệt, UBND tỉnh Long An đã phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024, với sự tham gia của trên 100 DN đại biểu đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ DN tham gia xúc tiến thương mại, kết nối giao thương phát triển thị trường; Hỗ trợ trên 650 lượt DN tham gia các sự kiện, trong đó khoảng 150 lượt DN tham gia sự kiện có yếu tố nước ngoài.Sở Công thương Long An phối hợp đón đoàn DN Đài Loan tìm hiểu dự án (DA) điện mặt trời và Tập đoàn Obayashi (Nhật Bản) tìm hiểu DA sử dụng các thiết bị sản xuất và lưu trữ hydro bằng điện mặt trời; Tiếp và làm việc với đoàn Thương vụ Việt Nam tại Singapore; Tiếp và làm việc với đoàn Cơ quan thực phẩm Singapore, khảo sát của đoàn chính quyền tỉnh Okayama (Nhật Bản) với các DN Long An; Tham dự chuỗi sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế"; Tổ chức đoàn tham gia xúc tiến thương mại tại Trung Quốc; Tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tại các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Song song đó, Sở Công thương Long An đẩy mạnh xúc tiến thương mại chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, nhất là hỗ trợ DN tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Alibaba, Amazon.Cũng theo ông Quang Hùng, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng của Long An ước đạt 10,95%. Tăng trưởng tập trung ở những ngành công nghiệp chủ đạo như: sản xuất trang phục tăng 47,29%, giấy và sản phẩm từ giấy tăng 24,26%, thiết bị điện tăng 19,68%, kim loại đúc sẵn tăng 18,8%, hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 15,99%… Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 tăng 10,5%, đáng chú ý trong đó sản phẩm thiết bị bán dẫn tăng đến 88,5%.Trong năm 2024, Long An đã khởi công nhiều DA công nghiệp, thương mại có vốn đầu tư lớn, như: Nhà máy nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam, Trung tâm thương mại AEON ở TP.Tân An; Nhà máy hoàn thiện sản phẩm dệt Thái Tuấn…Các chỉ số thu hút đầu tư của Long An tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, năm 2024 tỉnh thành lập mới 2.302 DN với tổng vốn đăng ký 23.233 tỉ đồng (tăng 6,5%). Đến nay, toàn tỉnh có 19.515 DN đăng ký hoạt động với tổng vốn 392.709 tỉ đồng. Hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập mới 6.919 hộ, với số vốn 1.906,6 tỉ đồng; tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh 87.791 hộ. Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 57 DA trong nước với tổng vốn đăng ký mới là 175.313 tỉ đồng (tăng gần 90.137 tỉ đồng so với năm 2023). Đến nay, Long An có 2.250 DA với số vốn đăng ký 474.578,3 tỉ đồng. Về thu hút đầu tư nước ngoài, năm 2024, Long An cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 104 DA, vốn đầu tư cấp mới 507,83 triệu USD. Đến nay, tỉnh có 1.377 DA, tổng vốn đầu tư đăng ký 12,6 tỉ USD, trong đó có 635 DA đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 4,213 tỉ USD.Long An hiện có 44 khu - cụm công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với tổng diện tích 7.100 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 75%; Còn hơn 800 ha đất trong các khu - cụm công nghiệp sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư.Còn hơn 800 ha đất trong các khu - cụm công nghiệp sẵn sàng cung cấp cho nhà đầu tư, giá thuê dao động từ 150 - 275 USD/m²/chu kỳ.Với "đòn bẩy" là phát triển hạ tầng giao thông kết nối các đô thị trung tâm và các khu vực kinh tế trong tỉnh, liên tỉnh, liên vùng, kết hợp các chính sách thu hút đầu tư hiệu quả cao…, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Long An năm 2024 đạt khoảng 8,3%, đứng thứ 3 vùng ĐBSCL. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục duy trì theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,82% GRDP; công nghiệp và xây dựng chiếm 52%; dịch vụ chiếm 26,4%. Tổng thu ngân sách hơn 25.000 tỉ đồng. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 đứng thứ 2/63; Chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI 2023 có sự đột phá khi tăng đến 16 bậc so với năm 2022 và đứng ở vị trí thứ 12 tỉnh, thành trong cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực lớn của lãnh đạo tỉnh Long An trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững, phát triển nền kinh tế xanh.
cầu xổ số quảng ngãi
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư