Mùa cưới, mùa đi đám cưới thời 4.0 vui bao nhiêu:Làm sao để hợp với lối sống văn minh?
Nghiên cứu khảo sát trên 203 người, trong đó 120 người phụ nữ và 83 người nam. Tất cả đều trong độ tuổi từ 20-69 và làm việc trong các tổ chức kinh doanh của Nga.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 6.3.2024
Bạn đọc tuanduong1958@gmail.com nêu: "Số lượng cá nhân dạy thêm tại nhà trong thời gian dài vừa qua có thu nhập khá cao nhưng không nộp thuế thu nhập gây mất bình đẳng với nhiều người nộp thuế. Địa phương nên kiểm tra theo quy định mới là dạy thêm học thêm phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế thu nhập".Phụ huynh leminh cho rằng cần "công bố số đường dây nóng xử lý dạy thêm tại các địa phương, để người dân phản ánh".Tài khoản Lão Bản viết: "Dạy thêm, học thêm đã từ lâu trở thành một trào lưu xã hội và là nguồn thu nhập chính của nhiều giáo viên nên chắc chắn sẽ có nhiều sự biến tướng sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, vì vậy cần tăng cường kiểm tra, giám sát để thông tư có hiệu quả".Phụ huynh Kien Le thẳng thắn: "Tại sao giáo viên để học sinh mất kiến thức phải học thêm ngay từ cấp tiểu học?... Thông tư 29 ra đời dù trễ nhưng thiết nghĩ cũng đã đến lúc cần thiết để các con có được cái gọi là tuổi thơ, hạnh phúc bên gia đình cũng như sự công bằng trong lớp học".Bạn đọc Ha Nguyen tán đồng: "Bậc tiểu học chấm dứt tình trạng dạy thêm là hoàn toàn đúng. Nhiều giáo viên trong lớp và tại các trường ép các cháu học thêm. Hoan nghênh cấm nạn dạy thêm".Người đọc tên Khánh nguyễn trích dẫn lại những ý kiến trong bài viết của Báo Thanh Niên về quản lý như thế nào sau ngày 14.2.2025 khi Thông tư 29 dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực: "Nhiều giáo viên đặt vấn đề xin thuê phòng ở trung tâm để mở lớp dạy thêm, hoặc tìm hiểu xem họ có thể kết hợp với trung tâm để hợp thức hóa lớp dạy thêm của mình hay không... Một chủ trung tâm chuyên luyện thi đánh giá năng lực ở TP.HCM cho biết: "Nhiều thầy cô còn tìm tới trung tâm để đặt vấn đề nhằm lấy trung tâm làm vỏ bọc để duy trì việc dạy thêm của mình"... Một số thầy cô trường công có thể tìm chiêu để lách Thông tư 29, như từ dạy tại nhà đầu quân về trung tâm. Khi đó giáo viên có thể tuồn đề thi vào trung tâm và gợi ý học sinh đăng ký học với giáo viên khác nhưng vẫn được biết trước đề. Thậm chí, sau này các thầy cô có thể tìm cách tự mở trung tâm để thực hiện điều này bài bản hơn. Còn nhiều kẽ hở mà Thông tư chưa thể đề cập hết. Rất mong các cơ quan quản lý tiếp tục bổ sung và duy trì nghiêm lâu dài chứ đừng kiểu 'bắt cóc bỏ đĩa'".Phụ huynh Thành Phạm chia sẻ: "Hình như các cô, thầy đã từng có dạy thêm để thu tiền học sinh thì có băn khoăn về việc cấm dạy thêm học thêm chứ như tôi là một phụ huynh thì việc Bộ GD-ĐT cấm việc dạy thêm học thêm có thu tiền của học sinh mình dạy chính khóa là hoàn toàn đúng. Các cô, thầy muốn dạy ở đâu là quyền của các thầy, cô. Còn các trung tâm tổ chức dạy ở đây có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế thì ai cũng có quyền lao động để kiếm tiền mà".Người đọc với tài khoản là Ba Lê cho rằng việc quản lý kiểm tra dạy thêm học thêm là chưa đủ. Bên cạnh đó cơ quan chức năng phải kiểm tra việc liên doanh liên kết của các cơ sở giáo dục với các trung tâm dạy các môn như tiếng Anh bản ngữ, kỹ năng sống, bởi "tôi thấy không có tác dụng gì, chỉ làm gánh nặng cho phụ huynh thôi".Ở góc nhìn khác về dạy thêm học thêm, tài khoản Ngọc Thành Sử chia sẻ: "Cấm dạy thêm, thầy cô khó một, phụ huynh khó mười. Nhà quản lý cắt ngọn mà không trị gốc, chương trình nặng nề, thay đổi liên tục, thực tế nếu không có thầy cô kèm thêm thì phụ huynh rất khó để hướng dẫn các em thêm ở nhà, vì xưa cha mẹ học khác, giờ còn học khác. Cần xem xét thấu đáo nhu cầu thực tế của người dân về việc dạy thêm, học thêm...".Còn bạn đọc Dang Bao tâm tư: "Mỗi năm mỗi đổi sách giáo khoa đổi chương trình dạy học riết giáo viên và học sinh giống như lạc vào mê cung. Nếu như lương giáo viên cao thì không ai cần dạy thêm cả và chương trình học của học sinh thay đổi liên tục khiến các cháu không bắt kịp. Chính vì vậy mà phải học thêm...".
Du lịch vẫn chờ đột phá visa
Tàu hộ tống đa nhiệm Provence, một chiến hạm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân Pháp được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khuôn khổ chiến dịch CLEMENCEAU 25.Trong buổi họp báo trên tàu vào trưa 6.3, chỉ huy tàu, đại tá hải quân Lionel Siegfried cho biết: "Tàu FREMM Provence có thể xem là một đại diện của chương trình hiện đại hóa của hải quân Pháp. Đây là tàu thứ hai được đóng trong số tám tàu hộ tống tối tân của chúng tôi. FREMM Provence chính thức hoạt động từ năm 2015, có khả năng thực hiện một cách độc lập mọi nhiệm vụ được hải quân Pháp giao phó, nhờ vào các trang thiết bị cả về chiến đấu lẫn an ninh, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm".Tàu hộ tống đa nhiệm Provence có lượng giãn nước 6.000 tấn, chiều dài 142 m, rộng 20 m, với thủy thủ đoàn 160 người. Tàu được trang bị trực thăng NH90, hệ thống radar 3 chiều có khả năng phát hiện các mục tiêu là máy bay, cũng như các tàu mặt nước; các thiết bị cảm biến, định vị thủy âm; hệ thống tác chiến phòng không, tác chiến hải đối hải và tác chiến chống ngầm... FREMM Provence hoạt động với sự kết hợp của cả động cơ điện và động cơ tua bin khí. Khi cần di chuyển để đảm bảo tính bí mật thì tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ. Khi tàu cần tăng tốc thì có thể đạt đến 27 hải lý/giờ với động cơ tua bin khí. Thiết kế của FREMM Provence giúp tàu có thể thích nghi với mọi khu vực gặp khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, hệ thống trinh sát và cảm biến của tàu giúp cho hải quân Pháp có thể tự chủ trong việc đánh giá tình hình.Theo đại tá Siegfried, nhiều chương trình trao đổi với lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam đã được thực hiện trong chuyến thăm lần này, liên quan đến các lĩnh vực an ninh hàng hải, cứu hộ trên biển… Các thủy thủ của FREMM Provence cũng đã tham gia giao hữu bóng chuyền với sĩ quan và thủy thủ Vùng 2 Hải quân. Về mặt dân sự, tàu Provence có mở cửa cho một số đoàn lên thăm tàu, và thủy thủ đoàn cũng có dịp tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của TP.HCM. "TP.HCM là nơi mà lịch sử và văn hóa giao thoa với nét hiện đại. Thành phố đông dân nhưng rất yên bình và an ninh tốt, người dân thì đặc biệt hiếu khách. Đây là một nơi hoàn hảo để tàu Provence cập bến", đại tá Siegfried nhận xét.Trao đổi với các báo đài trong buổi họp báo, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết: "Pháp có những vùng lãnh thổ, với dân cư và nhiều cơ sở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tàu chiến của chúng tôi thường xuyên hoạt động ở khu vực này và ít nhất một lần mỗi năm cập bến ở cảng của Việt Nam. Các chuyến cập cảng vừa thuộc về hoạt động của các chiến hạm, nhưng cũng mang ý nghĩ chính trị quan trọng, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước".Theo Đại sứ Brochet, chuyến cập bến lần này của Provence không như những lần ghé thăm trước đây của các tàu chiến Pháp. Đây là một trong những chiến hạm hiện đại bậc nhất từ trước đến nay của hải quân Pháp từng ghé thăm Việt Nam. FREMM Provence cũng là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Pháp nói riêng và của châu Âu nói chung, theo Đại sứ Pháp.Kế đến, FREMM Provence thuộc nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay của Pháp, được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương từ nhiều tuần nay và đang có hải trình qua Biển Đông. Việc triển khai của nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay này mang tính biểu tượng về mặt quân sự và nhất là về mặt địa chính trị, nhằm tái khẳng định cam kết của Pháp cũng như Việt Nam trong việc tôn trọng những nguyên tắc mang tính phổ quát của luật pháp quốc tế: tự do hàng hải, tự do hàng không, tôn trọng Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về luật biển 1982.Bên cạnh đó, chuyến cập cảng của FREMM Provence diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Paris hồi tháng 10.2024 của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai nước cam kết tăng cường hợp tác vì hòa bình và an ninh khu vực, và hợp tác để đạt được các mục đích này trong khuôn khổ Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS), một diễn đàn quy tụ lực lượng hải quân của các nước ven bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân.Chuyến cập cảng thăm xã giao của tàu hộ tống đa nhiệm Provence lần này là minh chứng cho mối quan hệ song phương, và là sự tiếp nối cho nhiều chuyến thăm thường xuyên của các tàu thuộc biên chế hải quân quốc gia Pháp tại Việt Nam, như đã diễn ra vào các năm 2023 và 2024 với các tuần dương hạm Prairial và Vendémiaire.
Tòa án cho biết điều này tạo ra một "mạng lưới quan hệ họ hàng khổng lồ, với hàng trăm anh chị em cùng cha khác mẹ" và hậu quả là những đứa trẻ có thể phải chịu những hậu quả tiêu cực về tâm lý xã hội.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Dân cư Việt Nam
Phẫu thuật da là một lĩnh vực còn khá mới mẻ và đang đối mặt với không ít thách thức. Nắm bắt được những hạn chế này, bác sĩ Diệp Yến Nhi đã không ngừng học hỏi và nghiên cứu chuyên sâu hơn.Chính sự nỗ lực và những đóng góp không ngừng nghỉ đã giúp bác sĩ Yến Nhi trở thành khách mời đặc biệt của "Chuyện từ Seoul". Trong buổi phỏng vấn, bác sĩ Yến Nhi kể lại hành trình theo đuổi đam mê đầy cảm hứng từ khi tốt nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đến giai đoạn tu nghiệp tại Đại học Yonsei, Hàn Quốc và quá trình đạt học bổng theo học chương trình Fellowship. Cô còn là diễn giả tại nhiều hội nghị quốc tế như Hội nghị Da liễu - Phẫu thuật da châu Á (ADLAS) 2024... Với mong muốn cải thiện những nhược điểm của ngành da và phẫu thuật tạo hình ở Việt Nam, bác sĩ luôn cố gắng để mang những công nghệ hiện đại nhất về phục vụ bệnh nhân trong nước.Dưới sự dẫn dắt của bác sĩ Diệp Yến Nhi và đồng sáng lập bác sĩ Diệp Yến Linh, phòng khám Yen Clinic đã trở nên uy tín trong ngành thẩm mỹ và da liễu tại Việt Nam. Không chỉ sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, phòng khám còn đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chính nhờ vậy, Yen Clinic luôn nhận được sự tin dùng của bệnh nhân từ những cam kết mang đến giá trị thực tế và các giải pháp cá nhân hóa.Sự xuất hiện trên KBS World không chỉ là một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của bác sĩ Diệp Yến Nhi mà còn là niềm tự hào đối với Yen Clinic. Đây là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng y học tại Việt Nam, đồng thời truyền cảm hứng cho cộng đồng chuyên môn và các thế hệ trẻ trong nước.